Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 963 12/03/2022
Tải về


Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản (ngắn nhất)

Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản ngắn gọn

I. Thế nào là đoạn văn?

Câu hỏi (trang 34,35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

1. Văn bản gồm 2 ý chính:

+ Khái quát về tác giả Ngô Tất Tố

+ Tổng kết về giá trị nổi bật của tác phẩm tắt đèn

2. Dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn:

   Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.

3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp cấu thành văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định. Hình thức được mở đầu bằng việc lùi đầu dòng, kết thúc chấm và ngắt đoạn. Nội dung của đoạn văn phù hợp, hoàn chỉnh trọn vẹn ý. Những thành phần, đơn vị khác trong đoạn văn không phải lúc nào cũng có sự hoàn chỉnh về nội dung.

II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

Câu hỏi (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Từ ngữ chủ đề: Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, Tác phẩm chính của ông.

b. Câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Ta biết đó là câu chủ đề của đoạn vì nó nêu khái quát nội dung của đoạn, ngắn gọn và đứng ở cuối đoạn.

c. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ thường lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung đoạn văn

Câu hỏi (trang 35 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

a. Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, chỉ có từ ngữ chủ đề được trình bày song hành với nhau. Đoạn thứ hai câu chủ đề ở đầu đoạn, đoạn văn được trình bày bằng hình thức diễn dịch.

b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở cuối đoạn “Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”. Nội dung đoạn văn được trình bày theo trình tự quy nạp.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Trong văn bản Ai nhầm được chia thành hai ý và mỗi ý thể hiện bằng một đoạn văn:

Đoạn 1: Thầy đồ chép lại bài văn tế ông thân sinh để tế người khác.

Đoạn 2: Gia đình có người chết đã trách thầy đồ tế nhầm nhưng thầy đồ cãi liều là “chết nhầm”.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

a. Diễn dịch (câu chủ đề ở vị trí đầu đoạn: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương).
b. Song hành (không có câu chủ đề, chỉ có các từ ngữ duy trì chủ đề: mưa ngớt, mưa tạnh, trời).
c. Song hành (không có câu chủ đề, chỉ có các từ ngữ duy trì chủ đề: Nguyên Hồng, ông).

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Với câu chủ đề "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta", ta có đoạn văn:

- Viết theo cách diễn dịch:

Lịch sử với nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh. 

Viết theo cách quy nạp:

Trải qua hơn 4000 năm dựng và giữ nước, cha ông ta đã kiên cường chiến đấu với nhiều kẻ thù có âm mưu cướp nước. Những cuộc chiến đấu đó là sự chung sức chung lòng của toàn thể dân tộc. Từ những trận chiến đấu vô cùng cam go, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông. Rồi đó còn là chiến thắng thực dân Pháp sau gần 100 năm độ hộ, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Sau những mất mát và đau thương do chiến tranh chống Pháp, nhân dân miền Bắc đã ra sức thi đua sản xuất để góp người góp của, cùng nhân dân miền Nam chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Để ngày 30/4/1975, hàng triệu con tim lại vỡ òa trong ngày vui đại thắng của lịch sử dân tộc. Đất nước hòa bình, sạch bóng quân thù, nhân dân hai miền Nam Bắc thống nhất một nhà, cùng nhau xây dựng tổ quốc hòa bình và phát triển phồn vinh. Như vậy, lịch sử với nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại, đã chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Có thể chọn ý c “Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.” để viết đoạn văn:

Thất bại nào cũng sẽ cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta gặp phải những thất bại: một bài kiểm tra chưa đạt điểm 10, một kì thi không giành được giải thưởng, một món ăn bạn nấu không ngon… Tất cả những điều đó khiến chúng ta buồn lòng, chán nản và muốn buông xuôi. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã, thay vì buồn bã, bạn hãy dành thời gian để tĩnh tâm và suy nghĩ về nguyên nhân của thất bại đó. Có thể bạn đã làm sai hoặc chưa thật sự cố gắng, cũng có thể do một nguyên nhân khách quan nào khác. Việc phân tích những nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, để lần sau không phạm phải sai lầm.

Đoạn văn trên được viết theo cách diễn dịch, câu chủ đề đứng ở đầu đoạn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Viết bài làm văn số 1 – văn tự sự

Soạn bài Lão Hạc

Soạn bài Từ tượng hình, từ tượng thanh

Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

1 963 12/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: