Soạn bài Cô bé bán diêm | Ngắn nhất Soạn văn 8

Soạn bài Cô bé bán diêm lớp 8 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 Tập 1 từ đó soạn văn lớp 8 một cách dễ dàng.

1 854 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cô bé bán diêm (ngắn nhất)

Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn:

Phần Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- 3 phần của văn bản

+ Phần 1 (Từ đầu đến “đờ ra”): Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

+ Phần 2 (Tiếp theo đến “về chầu thượng đế”): Các lần quẹt diêm và mộng tưởng của cô bé bán diêm

+ Phần 3 (Còn lại): Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm

- Phần thứ hai là phần quan trọng nhất, dựa vào số lần cô bé quẹt diêm, ta có thể chia phần này thành các đoạn nhỏ:

+ Lần quẹt diêm thứ nhất: “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”…

+ Lần quẹt diêm thứ hai: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”.

+ Lần quẹt diêm thứ ba: “một cây thông Nô-en” 

+ Lần quẹt diêm thứ tư: cô bé sung sướng thấy bà đang mỉm cười.

+ Lần quẹt diêm thứ năm: hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.

Soạn bài Cô bé bán diêm | Ngắn nhất Soạn văn 8 (ảnh 1)

Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Gia cảnh: Cô bé bán diêm nghèo, mồ côi mẹ, bà nội đã qua đời, em sống với người bố khó tính luôn mắng nhiếc, đánh đập.

- Thời gian: Đêm giao thừa.

- Không gian: Mọi nhà sáng đèn, ngỗng quay, ngoài đường tối tăm, lạnh lẽo.

- Những hình ảnh tương phản được sử dụng khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé:

+ Ngôi nhà đẹp đẽ trước kia em sống >< xó tối tăm trên gác sát mái nhà.

+ Mọi nhà rực ánh đèn, mùi ngỗng quay >< em bé đói rét, dò dẫm trong đêm tối.

Câu 3 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

- Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí. Vì trời rất rét, em lại vừa quẹt diêm, nên trước hết em mộng tưởng đến lò sưởi ; tiếp đó em mới mộng tưởng đến bàn ăn, vì em đang đói, mà sau các bức tường kia, mọi nhà đang đón giao thừa ; vì là đón giao thừa, nên ngay sau đó "cây thông Nô-en" hiện ra ; đến đây tất nhiên em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà em còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.

- Các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en gắn với thực tế. Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa... thuần tuý chỉ là mộng tưởng. Hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời cũng thuần tuý chỉ là mộng tưởng.

Câu 4 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

   Em bé bán diêm đã chiến thắng cái đói, cái rét, vượt qua những buồn đau, bất hạnh, cơ cực, đến với sự giải thoát trong nỗi thương cảm sâu sắc của nhà văn. Đây cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Tuy nhiên, đằng sau đó, người đọc vẫn thấy thương cảm, xót xa bởi thực tế, em bé đã chết trong cô độc, trong sự thờ ơ của mọi người xung quanh. Qua đó, tác giả đã gửi gắm một thông điệp quan trọng: hãy yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Trợ từ, thán từ

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Soạn bài Đánh nhau với cối xay gió

Soạn bài Tình thái từ

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

1 854 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: