Soạn bài Vợ nhặt trang 12 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Vợ nhặt trang 12 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 1,151 21/03/2024


Soạn bài Vợ nhặt

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 12 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn biết gì về nạn đói năm Ất Dậu (1945) xảy ra ở Việt Nam?

Trả lời:

- Nạn đói năm Ất Dậu (1945) diễn ra lại miền Bắc Việt Nam từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 tại miền Bắc Việt Nam, khiến cho từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.

- Nguyên nhân do thực dân Pháp bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay khiến nguồn lương thực cạn kiệt.

Câu hỏi 2 (trang 12 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Theo bạn, có phải lúc nào nghịch cảnh trong đời sống (như nạn đói, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh,…) cũng chỉ đẩy con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng hay không? Vì sao?

Theo em, không phải lúc nào nghịch cảnh cũng dồn con người vào tình thế bi quan, tuyệt vọng vì đôi khi, chính nghịch cảnh lại là động lực thúc đẩy con người nỗ lực vươn lên thoát khỏi tăm tối và chạm tới hạnh phúc tốt đẹp.

* Đọc văn bản

1. Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh và cảm giác nào?

Hình ảnh

Cảm giác

+ Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, nằm ngổn ngang khắp lều chợ.

+ Người chết như ngả rạ.

+ Sáng nào cũng thấy ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường.

+ Hai bên dãy phố úp súp tối om, người đói đi lại dật dờ như những bóng ma.

+ Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người.

+ Tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết.

2. Tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” được bộc lộ qua nhưng biểu hiện bên ngoài (ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ,…) nào?

Tâm trạng của Tràng

Tâm trạng của thị

+ Mặt có vẻ phớn phở khác thường.

+ Tủm tỉm cười một mình, hai mắt sáng lên lấp lánh

+ Khi trẻ con chạy ra đón xem, Tràng nghiêm nét mặt, ra hiệu lắc đầu không bằng lòng

+ Bật cười khi bị trêu.

+ Cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách che khuất đi nửa mặt

+ Rón rén, e thẹn

+ Cảm thấy khó chịu khi bị trêu: nhíu đôi lông mày, đưa tay lên xóc xóc tà áo.

3. Người dân trong xóm nghĩ và bàn luận gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?

- Ban đầu, họ thấy lạ lẫm và bàn tán, nửa tin nửa ngờ.

+ Họ tò mò không biết người phụ nữ là ai: “Ai đây nhỉ?... Hay là người dưới quê bà cụ Tứ mới lên?”

+ Họ dự đoán: “Hay là vợ anh cu Tràng? Ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để.

- Về sau, họ vui mừng, “những khuôn mặt hốc hác u tối bỗng rạng rỡ hẳn lên”, nhưng họ chỉ có thể thở dài, ái ngại “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?

4. Những chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng và người “vợ nhặt” khi về đến nhà?

Tràng

Người “vợ nhặt”

- Xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên, thu dọn những niêu bát, xống áo vứt bừa bộn cả lên giường, dưới đất.

- Nhìn thị cười, mời ngồi đon đả.

- Loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân nhìn trộm vào nhà.

- Nghĩ bụng khi thấy thị buồn

- Tủm tỉm cười một mình.

- Không ngờ rằng mình đã có vợ.

- Đảo mắt nhìn xung quanh, cái ngực gầy lép nhô lên, nén một tiếng thở dài.

- Nhếch mép cười nhạt nhẽo.

- Ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần.

5. Chú ý ngôn ngữ và cách ứng xử của người phụ nữ trước khi theo Tràng về nhà.

Lần đầu tiên

- Cong cớn “Có khối cơm trắng mấy giò đấy! Này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?”

- Vùng đứng dậy, cười tít, lại đẩy xe cho Tràng “Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ”

Lần thứ hai

- Sưng sỉa trước mặt Tràng: “Điêu người thế mà điêu!”, “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt”.

- Cong cơn trước mặt hắn: “Có cho ăn gì thì ăn, chả ăn giầu”

- Khi được mời ăn, thị đon đả “Ăn thật nhá, sợ gì”

- Sà xuống ăn thật, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền, ăn xong lấy đũa quệt ngang miệng “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”.

=> Thái độ và ngôn ngữ của thị thể hiện sự chao chát, chua ngoa, đanh đá, ghê gớm. Chính hoàn cảnh, cái đói, cái nghèo đã khiến thị mất đi sự dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

6. Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lạ thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

Tràng là người hiền lành, tốt bụng, có phần ngờ nghệch nhưng dũng cảm, chấp nhận hoàn cảnh, khát khao hạnh phúc, thương yêu, đồng cảm với người cùng cảnh ngộ.

Tràng nghiêm túc, chu đáo khi đưa người vợ nhặt về, cho thấy đây không phải quyết định bồng bột, không suy nghĩ.

7. Chú ý hình thức lời văn được tác giả sử dụng để thể hiện tâm trạng bà cụ Tứ trong tình huống này.

- Quái, sao có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ? Người đàn bà nào đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?

=> Lời độc thoại nội tâm thể hiện sự nghi hoặc, hoài nghi của bà cụ Tứ.

8. Tình cảm bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua giọng điệu và những từ ngữ nào?

- Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được.

- Các con phải duyên phải kiếp với nhau u cũng mừng lòng.

- Nhà ta thì nghèo con ạ … về sau.

- Con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

- Bà lão nhìn người đàn bà lòng đầy thương xót.

- Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá.

=> Bà cụ Tứ thương xót, cảm thông hoàn cảnh và chấp nhận nàng dâu mới.

9. Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?

Điểm nhìn của nhân vật Tràng.

10. Chú ý những chi tiết miêu tả sự thay đổi của nhân vật bà cụ Tứ và người “vợ nhặt” trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi Tràng nhặt được vợ.

- Bà cụ Tứ:

+ Nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên.

+ Thu dọn, quét tước nhà cửa.

- Người “vợ nhặt:

+ Thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn.

11. Chú ý vai trò của chi tiết nồi chè khoán.

Chi tiết nồi chè khoán có ý nghĩa quan trọng:

- Đó là nồi cháo cám trong bữa ăn đón nàng dâu mới. Từ đây cho thấy hoàn cảnh éo le, thảm hại của người dân nghèo trong nạn đói.

- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

- Thể hiện tấm lòng đôn hậu, tinh tế của người mẹ thương con.

- Là chi tiết bộc lộ nhiều cảm xúc, tính cách của các nhân vật.

12. Tại sao bà cụ Tứ ngoảnh vội ra ngoài, “không dám để con dâu nhìn thấy mình khóc”?

Bà cụ Tứ không muốn để các con nhìn ra nỗi lo sợ của bà về tương lai mù mịt lúc bấy giờ. Bà thương xót các con, đau đớn trước hiện thực tăm tối của cái nghèo, cái đói.

13. Tràng có tâm trạng như thế nào khi nghe câu chuyện mà người “vợ nhặt” kể?

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi, nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật và có dự cảm tươi sáng về cuộc sống sau này..

14. Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?

Hình ảnh lá cờ đỏ biểu tượng cho sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản miêu tả tình cảnh khốn khổ của người dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, từ đó thể hiện được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ: ngay trên bờ vực của chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.

Soạn bài Vợ nhặt trang 12 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Nhan đề có sự kết hợp bất thường về từ ngữ, giữa danh từ "vợ" và động từ "nhặt". Kết hợp từ này làm cho độc gi có sự tò mò bởi đối tượng ca hành động "nhặt" thường là các đ vật. Việc nhặt được một cái gì đó có thể là một chuyện ngẫu nhiên, may rủi. Việc một người "nhặt" được "vợ" giúp người đọc phỏng đoán một tình huống khôi hài, lại vừa có thể liên hệ đến thân phận bé mọn, re rúng của người phụ nữ, nhất là khi biết được bối cảnh của câu chuyện - nạn đói.

=> Nhan đề này giúp dự đoán được tình huống truyện và nhân vật chính của truyện cũng như những sắc thái tâm lí mà truyện có thể gợi ra.

Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định tình huống truyện và nêu ý nghĩa của nó.

Trả lời:

- Tình huống trong truyện Vợ nhặt: Tràng là một thanh niên có gia cảnh nghèo khó trong xóm ngụ cư, tính cách có phần còn ngờ nghệch, khờ khạo. Giữa lúc nạn đói hoành hành, Tràng đã chấp nhận một người phụ nữ tứ cố vô thân, mỗi ngày phải chống chọi với nguy cơ chết đói, theo mình về nhà làm vợ.

- Ý nghĩa:

+ Tình huống truyện bất ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngoài mọi tính toán từ trước của cả hai nhân vật.

+ Tình huống éo le, bởi trong nạn đói, chuyện dựng vợ gả chổng trở thành chuyện xa vời đối với những người dân nghèo, những người phải chật vật xoay xở để có thế sống sót qua mỗi ngày.

+ Tình huống mang giá trị nhân đạo khi nó cho ta thấy được vẻ đẹp của tình người và tính người trong những hoàn cảnh bi đát, cũng như sức mạnh của tình yêu thương, sự bao dung và tinh thần lạc quan của những con người sống dưới đáy xã hội.

Câu 3 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Câu chuyện trong Vợ nhặt được kể theo trình tự nào và có thể chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Trình tự:

Soạn bài Vợ nhặt trang 12 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Có thể chia truyện thành 4 phần:

+ Đoạn 1 (Từ đầu đến hết phần tóm tắt đoạn tỉnh lược thứ hai): Sự hiện diện bất ngờ của người "vợ nhặt" trong con mắt dân xóm ngụ cư.

+ Đoạn 2 (Tiếp theo đến "đấy xe bò về ... "): Nhân vật Tràng nhớ lại cơ duyên gặp người "vợ nhặt".

+ Đoạn 3 (Tiếp theo đến hết phần tóm tắt đoạn tỉnh lược thứ ba): Cuộc "chạm mặt" giữa nhân vật bà cụ Tứ với nàng dâu mới.

+ Đoạn 4 (Còn lại): Buổi sáng sau đêm tân hôn ở gia đình Tràng.

Câu 4 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Theo trình tự của câu chuyện, các nhân vật đã có những thay đổi như thế nào từ diện mạo, tâm trạng đến cách ứng xử?

Trả lời:

Người vợ nhặt

+ Trước khi về nhà Tràng làm vợ: Vẻ ngoài cong cớn, chua ngoa, chao chát. Cái đói khiến thị bất chấp thể diện, ý tứ, miễn là có cái ăn để không bị chết đói.

+ Khi về nhà Tràng: Trở thành một người khác hẳn (trở về đúng bản chất con người thị), một người phụ nữ của gia đình, đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó, biết đồng cảm, có ý thức chia sẻ, cảm thông và thậm chí là người thắp lên hi vọng vào tương lai cho Tràng.

Bà cụ Tứ

+ Khi nghe Tràng thưa chuyện lấy vợ: Bà vừa thương vừa lo cho các con. Bà cố gắng dằn nỗi lo lắng để đón nhận người con dâu mới với tất cả sự cảm thông, bao dung.

+ Buổi sáng hôm sau: Bà cũng như thành một người khác với diện mạo tươi tắn hơn, phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Đặc biệt bà luôn nói những chuyện vui để đem đến cho các con sự lạc quan, hi vọng. Dù hoàn cảnh khốn khó, người mẹ vẫn yêu thương và trở thành điểm tựa cho các con.

Tràng

+ Trước khi lấy vợ: Là người thanh niên nghèo, tốt tính, nhưng có phần khờ khạo, ít nghĩ sâu xa. Việc quyết định để người đàn bà mới quen theo mình về nhà là một quyết định tức thời “Chậc, kệ!” hơn là suy nghĩ thấu đáo.

+ Khi lấy vợ: Trở nên chín chắn, có những ý nghĩ trưởng thành, biết sống có trách nhiệm với mọi người, thậm chí mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hành động chung của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tự giải phóng.

=> 3 nhân vật đều có sự biến chuyển toàn diện từ ngoài vào trong, đó là sự thay đổi tích cực về tinh thần lạc quan, niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn, khát vọng được hạnh phúc. => Chủ đề và giá trị hiện thực của văn bản được nổi bật, khẳng định rõ ràng.

Câu 5 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Phân tích những nét đáng chú ý trong cách người kể chuyện quan sát và miêu tả sự thay đổi các nhân vật (thể hiện ở các khía cạnh: điểm nhìn, lời kể và giọng điệu).

Trả lời:

- Truyện ngắn Vợ nhặt được kể từ ngôi thứ ba. Người kể đã quan sát cả ba nhân vật cũng như bối cảnh của câu chuyện. Điểm nhìn của người kể chuyện nổi bật khi miêu tả về nạn đói. Người đọc hình dung được sự khủng khiếp của nạn đói khi cái chết không ch hiện hình qua những xác chết như ng rạ ngoài đường mà vây quanh sự sống từ âm thanh, hình ảnh lẫn cả mùi của nó.

- Người kể chuyện thường nương theo điểm nhìn của các nhân vật, đặc biệt là nhân vật Tràng và bà mẹ. Điểm nhìn bên trong là loại điểm nhìn chủ yếu trong truyện ngắn này, có chức năng làm phát lộ những suy nghĩ bên trong, những thay đổi trong tâm trạng của các nhân vật. Người "vợ nhặt" chủ yếu là nhân vật được quan sát từ bên ngoài qua điểm nhìn của người kể chuyện và Tràng. Chính vì thế, đây là nhân vật làm người đọc bất ngờ, bởi những biểu hiện bên ngoài của nhân vật có sự thay đổi rất đáng kể theo mạch truyện.

- Giọng điệu kể trong truyện thay đổi linh hoạt theo sự thay đổi của điểm nhìn nhưng bao trùm là giọng hóm hnh, hài hước pha lẫn giọng ưu ái, cảm thông.

Câu 6 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm.

Trả lời:

- Chủ đề của tác phẩm: Đề cao sức mạnh của lòng cảm thông giữa con người với con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt; đề cao niềm lạc quan, tin tưởng vào sự sống.

- Truyện ngắn Vợ nhặt có giá trị hiện thực khi nó phơi bày tình trạng của nạn đói. Nhưng hơn hết, truyện giàu giá trị nhân đạo: nó ca ngợi vẻ đẹp của tính người và tình người, nó cho thấy hoàn cảnh không thể làm thui chột nhân cách, sự rộng lượng, sự yêu thương và tinh thần lạc quan của con người.

Câu 7 (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không? Nêu và phân tích quan điểm của bạn về điều này.

Trả lời:

Em đồng ý khi cho rằng truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói vì:

- Chủ đề của truyện đề cao lòng tốt, tiếp thêm niềm tin và hi vọng cho con người.

- Cốt truyện Vợ nhặt có sự đồng nhất với mô-típ phổ biến của truyện cổ dân gian:

+ Nhân vật Tràng gợi đến kiểu nhân vật khờ khạo, hiền lành, tốt bùng, làm việc nghĩa hiệp và nhận được phần thưởng.

+ Nhân vật vợ nhặt mang bóng dáng của kiểu nhân vật mang lốt, bên trong diện mạo xấu xí là tâm hồn đẹp, thiện lương và mang đến hi vọng cho các nhân vật khác.

+ Bà cụ Tứ có vai trò phụ trợ cho cốt truyện.

+ Các chi tiết như “nồi chè khoán”, “tiếng trống thuế” có thể coi là tình huống thử thách.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 22 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về một thông điệp có ý nghĩa với bản thân được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt.

Đoạn văn tham khảo

"Vợ nhặt" của Kim Lân chứa đựng rất nhiều giá trị nhân sinh sâu sắc, trong đó nổi bật là thông điệp về tình yêu thương, khát vọng sống và niềm tin vào tương lai. Người “vợ nhặt”, Tràng và bà cụ Tứ đều là những con người có thân phận rẻ rúng, nghèo khổ. Giữa lúc nạn đói hoành hành, họ vẫn chọn nương tựa vào nhau, trở thành một gia đình để cùng vượt lên số phận. Câu chuyện về những con người ấy đem đến cho ta bài học ý nghĩa rằng tinh thần tương thân tương ái, khát khao sống mãnh liệt cùng sự hy vọng vào tương lai tươi sáng có thể chiến thắng hiện thực nghiệt ngã. Từ đó, niềm tin và tinh yêu ấy ắt sẽ dẫn con người đến bước đấu tranh chống lại những thế lực bạo tàn, vô nhân đạo. Thông điệp mà Kim Lân đưa ra không chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh mà vẫn vẹn nguyên ý nghĩa trong xã hội hiện đại.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Chí Phèo

Thực hành tiếng Việt trang 36

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

Củng cố, mở rộng trang 48

1 1,151 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: