Soạn bài Dương phụ hành trang 107 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Dương phụ hành trang 107 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 517 21/03/2024


Soạn bài Dương phụ hành

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Theo bạn, khi đi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy?

Trả lời:

Khi đi đến một xứ sở khác người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc bất ngờ, lạ lẫm và thích thú trước nền văn hóa khác.

Câu hỏi 2 (trang 107 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.

Trả lời:

Ở phương Tây, chó là giống loài thân thiết và được yêu thương, chăm sóc, là những người bạn trung thành của mỗi người, mỗi gia đình. Ngược lại, ở Việt Nam, chó vẫn là giống loài cung cấp nguồn thức ăn cho con người. Vậy nhưng những năm gần đây, người Việt đã nhận thức rõ ràng và đang dần hạn chế, từ bỏ thói quen này.

* Đọc văn bản

1. Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây.

- Áo trắng phau

- tựa vai chồng

- kéo áo, rì rầm nói chuyện

- tay cầm cốc sữa

- uốn éo.

2. Hình dung về nhân vật trữ tình

Nhân vật trữ tình là một người được tiếp thu, thấm nhuần phong cách phương Đông, vì vậy, ông dường như bất ngờ về hành động âu yếm, có chút lả lơi ở chốn đông người của người thiếu phụ bởi đây là cảnh cực kỳ hiếm thấy ở phương Đông.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thế hiện cái nhìn tinh tế, phóng khoáng của một vị quan phương Đông, vốn là nơi rất cổ hủ, khe khắt, đối với cảnh tình tự, âu yếm của một đôi vợ chồng trẻ Tây dương.

Soạn bài Dương phụ hành trang 107 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

Trả lời:

Bản dịch thơ

Bản nguyên tác

Giống nhau

- Đều là thể thơ tự do

- Đều truyền tải thông điệp về sự khác nhau về văn hóa phương Đông và phương Tây của một con người xa xứ.

Khác nhau

Ngữ điệu mang tính nhạc điệu hơn, chưa truyền tải được hết ý nghĩa so với bản nguyên tác.

Ngữ điệu thơ mang tính chất của một câu chuyện kể, từ ngữ đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ còn gây khó hiểu.

Câu 2 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.

Trả lời:

- Thời gian, không gian: đêm trăng trên biển, con tàu có người thiếu phụ phương Tây và con thuyền của "người Nam trong cảnh biệt li".

- Các yếu tố tự sự trong bài thơ: người thiếu phụ tựa vai chổng trong đêm trăng; thấy thuyền Nam có ánh đèn, kéo áo nói với chồng; cốc sữa (trong bản phiên âm là chữ "hồ", có thể là sữa hoặc một đồ uống khác) cầm trên tay một cách hững hờ; gió lạnh không chịu nổi, nghiêng mình đòi chổng đỡ dậy, ...

Câu 3 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

Trả lời:

- Những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây:

+ Trang phục (trắng như tuyết); màu sắc khác lạ so với trang phục của người phụ nữ phương Đông, nổi bật trong đêm trăng, gợi nét đẹp thanh khiết.

+ Tư thế (tựa vai chồng), cử chỉ, hành động (kéo áo, nói “rì rầm” với chồng, cầm cốc sữa một cách hững hờ, vươn mình đòi chồng đỡ dậy) toát lên vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung, duyên dáng, sang trọng; đồng thời cho thấy cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc của người thiếu phụ yêu chồng và được chồng yêu thương.

- Đặc điểm nổi bật của hình tượng người thiếu phụ phương Tây:

+ Vẻ ngoài sang trọng, trẻ trung, duyên dáng: màu áo trắng thanh khiết nổi bật trên nền khung cảnh đêm trăng; cử chỉ, điệu bộ rất tự nhiên, chủ động và yêu kiều.

+ Nếp sinh hoạt biểu thị cuộc sống sung túc và đầm ấm, hạnh phúc: cầm cốc sữa một cách hững hờ; thể hiện tình yêu chồng và hạnh phúc của người phụ nữ được chổng yêu thương, chiều chuộng bằng những cử chỉ, điệu bộ thân mật, nũng nịu.

Câu 4 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.

Trả lời:

- Là một nhà Nho, tác giả tất nhiên “quen” với mẫu hình "lí tưởng” của người phụ nữ theo chuẩn mực Nho giáo: cử chỉ, phong thái đoan trang, cách thể hiện tình cảm kín đáo, ý nhị; luôn giữ vị thế “nâng khăn sửa túi” và cư xử lễ phép, khiêm nhường trong mối quan hệ với người chồng. Từ điểm nhìn đó, nhà Nho Cao Bá Quát không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước hình ảnh người thiếu phụ phương Tây nhưng không chút kì thị hay khắt khe, bảo thủ mà cho thấy cái nhìn khách quan, tinh thần cởi mở, tôn trọng.

- Là một nhà thơ, một nghệ sĩ, tác giả thể hiện tư tưởng nhân văn độc đáo, sâu sắc và tình cảm thiết tha gắn bó với gia đình, quê hương, xứ sở. Tư tưởng, tình cảm ấy toát lên từ cách cảm nhận và tái hiện hình tượng người thiếu phụ phương Tây (mới lạ, thậm chí xa lạ mà vẫn đẹp đẽ, đáng yêu); từ nỗi niềm tâm sự được gửi gắm trong câu thơ kết.

Câu 5 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này?

Trả lời:

- Tâm trạng nhân vật trữ tình: đồng cảm và trân trọng hạnh phúc của vợ chồng người thiếu phụ phương Tây; bày tỏ nỗi nhớ thương và niềm khao khát hạnh phúc gia đình.

- Mạch cảm xúc của bài thơ không đóng lại ở câu kết. Trái lại, lời "trách" của "người Nam đang trong cảnh biệt li” khiến mạch cảm xúc ấy được tiếp nối, mở rộng hơn. Nhân vật trữ tình trực tiếp "xuất hiện" để bày tỏ cảm xúc, thái độ trước "những điều trông thấy" và gửi gắm nỗi niềm tâm sự. Cảnh biệt li của "người Nam” càng làm nổi bật thêm cảnh vợ chồng "người ta” sum vầy, quấn quýt, yêu thương, chiều chuộng nhau. Cái hồn nhiên, vô tình của người thiếu phụ đang yêu và được yêu càng khơi thêm mối sầu li biệt, nỗi nhớ thương da diết, khát vọng đoàn tụ trong lòng Cao Bá Quát.

Câu 6 (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về tư tưởng, tâm hồn tác giả?

Trả lời:

Tác giả là người đa sầu, đa cảm và những suy nghĩ tiến bộ của nhà thơ. Tác giả thể tâm hồn phóng khoáng, thấu hiểu và mong muốn có một gia đình ấm no, hạnh phúc, tác giả cũng được khai sáng hơn sau chuyến đi này, mở ra một góc nhìn thoáng hơn, tiến bộ hơn.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 109 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều kiện bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.

Đoạn văn tham khảo

Giá trị lớn nhất của bài thơ “Dương phụ hành” nằm ở cảm quan hiện thực mới mẻ và cùng lòng nhân đạo sâu sắc của nhà thơ. Nhà thơ đã đặc biệt chú ý đến một thiếu phụ phương Tây, miêu tả kĩ lưỡng từ trang phục đến cử chỉ, trạng thái của người phụ nữ. Từ đó, tác giả làm nổi bật vẻ chân thực, sinh động của cuộc sống hiện thực. Khung cảnh ấm êm của đôi vợ chồng phương Tây đã làm nảy sinh trong tâm hồn nhà thơ những nỗi khắc khoải, suy tư khi sống nơi đất khách quê người. Nỗi lòng của “khách biệt li” chính là niềm đau xót của Cao Bát Quát trước cảnh thời thế loạn lạc, tài năng không được trọng dụng, con đường công danh gặp nhiều trắc trở. Ông còn trăn trở khôn nguôi bởi đời sống nhân dân lầm than cơ cực, xã hội phong kiến lạc hậu, triều đình bảo thủ. “Dương phụ hành” đã cho thấy tư tưởng tiến bộ, ủng hộ quyền tự do và hạnh phúc của con người cùng tấm lòng niềm yêu nước, thương dân của nhà thơ Cao Bá Quát.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Lời tiễn dặn

Thuyền và biển

Thực hành tiếng Việt trang 112

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

1 517 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: