Soạn bài Tác gia Nguyễn Du trang 6 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tác gia Nguyễn Du trang 6 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 96 lượt xem


Soạn bài Tác gia Nguyễn Du

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 6 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lẩy Kiều hoặc vịnh Kiều.

Trả lời:

- Hình thức đố Kiều:

+ Hỏi:

Nàng Kiều lưu lạc gian truân

Với người tình, đã mấy lần chia tay?

+ Đáp:

Dùng dằng một bước một xa

Chia tay Kim Trọng châu sa đẫm ngày

Chén đưa nhớ buổi hôm nay

Chia tay chàng Thúc hẹn ngày năm sau

Đành rằng chờ đó ít lâu

Chia tay Từ hải, lòng đau nhớ nhà

Chiếc thân bèo nổi, sóng sa

Ba lần li biệt xót xa, tội tình!

- Hình thức lẩy Kiều: Câu lẩy trong diễn văn của Bill Clinton, tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam được lấy trong câu số 1795 - 1796 trong truyện Kiều:

Sen tàn cúc lại nở hoa,

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

- Hình thức vịnh Kiều:

+ Thúy Kiều hồi thứ 19 (Tản Đà, Khối tình con I - 1916)

Tiếng sấm ân tình bốn mặt ran

Tướng quân chi tiếc cánh huê tàn!

Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng,

Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan.

Tổng đốc có thương người bạc phận,

Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan.

Chơ chơ nấm đất bờ sông nọ,

Hồn có nghe xa mấy giọng đàn?

* Đọc văn bản

1. Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du.

Truyền thống gia đình,

dòng họ

Bối cảnh thời đại

+ Gia đình đại quý tộc có nhiều đời làm quan; có truyền thống văn chương.

+ Nguyễn Du sinh trưởng và sống trong êm đềm, nhưng sớm mồ côi cha mẹ, gia đình li tán.

=> Hoàn cảnh gia đình tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

+ Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, xã hội rối ren, đời sống nhân dân loạn lạc, lầm than.

+ Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu lả khởi nghĩa Tây Sơn.

=> Cuộc đời Nguyễn Du gắn với lịch sử biến động dữ dội, trải qua nhiều thăng trầm, bế tắc.

2. Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du.

- Năm 1783, Nguyễn Du đỗ tú tài, nhưng không tiếp tục đi thi.

- Năm 1802, ông ra làm quan phục vụ triều đình nhà Nguyễn.

- Năm 1813, ông đảm nhận sứ mệnh dẫn đầu sứ bộ đi Trung Quốc.

- Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử Nguyễn Du làm Chánh sứ nhưng chưa kịp đi thì ông lâm bệnh và qua đời.

3. Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ.

Tập thơ

Đặc điểm

Thanh Hiên thi tập (78 bài thơ)

Nam trung tạp ngâm (40 bài thơ)

Bắc hành tạp lục (132 bài thơ)

HCST

Trước năm 1802, thời gian bi thương nhất của Nguyễn Du khi gia đình li tán, phải sống tha phương, lưu lạc giữa bối cảnh lịch sử rối ren.

Giai đoạn năm 1805 – 1812, thời kì Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn.

Trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

Nội dung

Nguyễn Du ghi lại tâm sự của một con người nhiều hùng chí nhưng gặp cảnh ngộ éo le nên phải ôm trong lòng mối u uất, chán nản. Ông cũng thể hiện sự đồng cảm với những bất hạnh của nhân dân trong một thời đổ vỡ, xáo trộn.

Bày tỏ nỗi chán nản, thất vọng về chốn quan trường và niềm khao khát được từ quan, về sống ẩn dật nơi quê nhà. Ông cũng bày tỏ nỗi xót xa cho phận người trong cảnh loạn li.

Niềm cảm thương trước số phận con người, đặc biệt là những kiếp tài hoa. Nguyễn Du từ cõi lòng đầy thất vọng của bản thân để trăn trở về hiện thực của cõi nhân sinh con người trong thời đại, một giai đoạn đất nước.

Nghệ thuật

Thơ chữ Hán, sử dụng các điển cố, điển tích; giọng điệu xót xa, u uẩn.

Giọng điệu bi thảm, buồn thương. Cảm hứng trữ tình và hiện thực. Cảm hứng trữ tình chiếm ưu thế và tạo âm hưởng chủ đạo cho tập thơ.

Thơ chữ Hán, cặp thơ đối.

4. Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

- Vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của nghệ sĩ lớn, vừa khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc; đòng thời phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động trong tư tưởng nghệ thuật của tác giả.

5. Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

Truyện Kiều được Nguyễn Du tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (kể về cuộc đời 15 năm lưu lạc, chìm nổi của Thúy Kiều) và sáng tạo theo hình thức thơ riêng mang tính dân tộc – Truyện thơ Nôm và thể lục bát (3254 câu).

=> Biểu hiện rõ ràng của hiện tượng giao lưu văn hóa và sáng tạo văn học.

6. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.

- Cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người cả về nhan sắc và phẩm hạnh, đặc biệt là người phụ nữ.

- Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

+ Lên án xã hội bất công, chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.

+ Cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người.

- Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:

+ Khắc họa nhân vật sống động, lấy thiên nhiên là thước đó cho vẻ đẹp.

+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của con người.

+ Đồng cảm sâu sắc với khát vọng chính đáng của con người.

- Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh.

7. Khát vọng tình yêu và khát vọng sống tự do.

Nguyễn Du đồng cảm với những khát vọng chính đáng vượt ra ngoài khuôn phép phản nhân văn của tư tưởng phong kiến của con người – được yêu và sống tự do.

8. Mô hình cốt truyện của Truyện Kiều.

Cốt truyện của Truyện Kiều được xây dựng theo mô hình chung của truyện thơ Nôm, đó là 3 phần Gặp gỡ - Chia li - Đoàn tụ.

9. Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

- Gần như giữ nguyên hệ thống nhân vật trong Kim Vân Kiều truyện nhưng tính cách của nhân vật được thay đổi để phù hợp với chủ đề mới, bản sắc văn hóa và tâm hồn dân tộc.

- Ông đã cá thể hóa ngoại hình của nhiều nhân vật, sử dụng thành công chi tiết bề ngoài để khắc họa tính cách.

- Nhiều nhân vật có giọng điệu và vốn ngôn ngữ riêng, phản ánh nguồn góc, lai lịch, tính cách và diễn biến tâm trạng. Có những đoạn đối thoại có thể bộc lộ sâu sắc nội tâm nhân vật.

10. Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.

Thế giới nội tâm nhân vật được thể hiện bằng nhiều phương tiện: cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại, lời nửa trực tiếp, “ngôn ngữ” thiên nhiên.

11. Ngôn ngữ và thể thơ lục bát.

- Khẳng định vị trí vững chắc và đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tiếng Việt trong lịch sử văn học dân tộc, sử dụng sáng tạo yếu tố vay mượn để làm giàu có tiếng mẹ đẻ.

- Giúp hoàn thiện thể thơ lục bát truyền thống.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Khái quát những thông tin chính về tiểu sử Nguyễn Du; những đặc điểm nội dung, nghệ thuật trong sáng tác chữ Hán, chữ Nôm của Nguyễn Du cùng những đóng góp to lớn của ông trong nền văn hóa, văn học dân tộc.

Soạn bài Tác gia Nguyễn Du trang 6 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Lập niên biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

Trả lời:

NIÊN BIỂU NGUYỄN DU

Thời gian

Sự kiện cuộc đời

1765

Sinh ra tại làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

1775 - 1778

Cha mẹ lần lượt qua đời. Nguyễn Du được người anh cùng cha khác mẹ Nguyễn Khản nuôi nấng.

1783

Thi đỗ tú tài, được nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.

1789 - 1796

Phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc.

1796 - 1802

Trở về ở ẩn ở quê nội Hà Tĩnh

1802 - 1809

Ra làm quan cho nhà Nguyễn, giữ nhiều chức vụ

1813

Đảm nhận sứ mệnh đi sứ ở Trung Quốc.

1820

Được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi đã bệnh nặng và qua đời.

1965

Được công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

=> Nhận xét: Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm gắn với xã hội lịch sử thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức uyên bác, am hiểu văn hóa, văn học dân tộc và vốn sống phong phú, tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc, trái tim mang nặng thương cảm với đời.

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?

Trả lời:

- HCST: Khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc.

- Nội dung chính: Niềm thương cảm với cõi nhân sinh (số phận con người, thân phận kiếp tài hoa; thực trạng bất công của xã hội đương thời,...).

Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Trả lời:

- Phản chiếu, lưu giữ chân dung con người và quá trình vận động tư tưởng của Nguyễn Du.

- Phản ánh hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc.

Câu 4 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều (khoảng 1 – 1,5 trang).

Trả lời:

Soạn bài Tác gia Nguyễn Du trang 6 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 5 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?

Trả lời:

- Tôn vinh vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của con người, đặc biệt là phụ nữ.

- Khẳng định những khát vọng táo bạo, chính đáng, trái ngược với tư tưởng phong kiến.

- Tố cáo, lên án xã hội.

Câu 6 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?

Trả lời:

- Tiếp thu cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết như:

Sự kiện Kim - Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh

Sự kiện báo ân báo oán

Kim Vân Kiều truyện

Kim Trọng nhác thấy Thuý Kiều, Thuý Vân đã "bị sắc đẹp quyến rũ ... thần hồn phiêu bạt” và "âm thầm phát thệ": "Mình mà không lấy được hai nàng làm vợ thì suốt đời sẽ chẳng lấy ai".

Thúy Kiều tuy n tình Thúc Sinh, tha chết cho Hoạn Thư nhưng vẫn lột áo quần, treo lên đánh một trăm roi "khắp mình không còn chỗ nào lành lặn ... chỉ thấy còn chút hơi thoi thóp ... an dưỡng nửa năm mới khỏi".

Truyện Kiều

Kim Trọng sau khoảnh khắc ban đầu "Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai", thì trái tim đã dành riêng cho Thuý Kiều: "Người quốc sắc kẻ thiên tài/ Tình trong như đã mặt ngoài còn e".

Thúy Kiều tha bng cho người đàn bà đã từng hành hạ, nhục mạ nàng: "Đã lòng tri quá thì nên/ Truyền quân lệnh dưới trướng tiền tha ngay".

- Cốt truyện tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: Gặp gỡ - Chia ly - Đoàn tụ:

+ Cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ, đính ước, thề nguyện của Kim Trọng, Thúy Kiều.

+ Đoạn kết vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ), vừa phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).

- Về xây dựng nhân vật, các nhân vật đã được lí tưởng hóa. Nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao (lấy vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, nhân vật có tài năng kiệt xuất).

Câu 7 (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

Trả lời:

- Nội dung:

+ Thơ văn Nguyễn Du có giá trị hiện thực sâu sắc, phản ánh chân thực cuộc đời của ông và xã hội đen tối, bất công.

+ Tác phẩm giàu tính nhân đạo, luôn hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.

- Nghệ thuật:

+ Về thể loại: Nguyễn Du đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực; tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.

+ Về ngôn ngữ: Đóng góp to lớn, làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.

=> Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 13 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều.

Đoạn văn tham khảo

Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cho thấy tầm nhìn vượt thời gian khi thể hiện tư tưởng nhân đạo là tiếng nói đồng cảm với những ước mơ về tự do, công bằng của con người bị áp bức trong chế độ cũ. Từ Hải là một hình tượng sử thi, một anh hùng xuất chúng có tài năng đích thực và sức mạnh phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”. Người anh hùng ấy có lý tưởng sống khác hẳn với bọn “cá chậu, chim lồng”. Ở Từ Hải, đó chính là một chí khí ngang tàng đội trời đạp đất ở đời. Thái độ Từ Hải về nhiều mặt đều mang ý nghĩa phản kháng mạnh mẽ chế độ phong kiến. Nó biểu hiện sự quật khởi của một thời đại khi hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng lên dữ dội thì cũng là lúc ý chí chống đối lại tôn ti trật tự khắc nghiệt kia nảy nở trong đầu óc những người bị áp bức. Không những thế, Từ Hải không nhìn Kiều bằng con mắt khinh bỉ mà chàng thấu hiểu tâm tư đau đớn của Kiều. Từ Hải biết rõ giá trị phẩm chất cao đẹp của Kiều và luôn xem Kiều là người tri kỷ của mình. Ngoài ra, Từ Hải còn là một con người rất tự tin, thẳng thắn. Lí tưởng tự do và công lí ấy đã phản ánh phần nào nguyện vọng và tinh thần đấu tranh của con người bị áp bức trong thế kỉ được mệnh danh là thế kỉ nông dân khởi nghĩa này. Hình tượng Từ Hải là một thành công kiệt xuất của Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng nhân vật là một biểu hiện sâu sắc về tinh thần nhân đạo. Vẻ đẹp nhân vật toát ra từ hình tượng mà tựa như ánh sao băng lướt qua màn đêm giông bão tăm tối của cuộc đời nàng Kiều. Tuy có ngắn ngủi thật nhưng vẫn ngời sáng hy vọng và niềm tin.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Trao duyên

Độc Tiểu Thanh kí

Thực hành tiếng Việt trang 20

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

Giới thiệu về một tác phẩm văn học

1 96 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: