Soạn bài Một thời đại trong thi ca trang 85 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Một thời đại trong thi ca trang 85 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 77 lượt xem


Soạn bài Một thời đại trong thi ca

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 85 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ. Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.

Trả lời:

Chương trình Táo quân là một món ăn tinh thần truyền thống đặc sắc của mọi gia đình trong mỗi tối 30 Tết quây quần bên chiếc ti vi. Thế hệ ông bà, cha mẹ và tuổi thơ của em đã gắn liền môtip các táo vào trầu điểm lại những sự kiện văn hóa, xã hội nóng hổi của một năm, với những gương mặt diễn viên hài quen thuộc như NSND Quốc Khánh (đóng Ngọc Hoàng), NSND Xuân Bắc (đóng Nam Tào), NSND Công Lý (đóng Bắc Đẩu),... Vì vậy, những năm gần đây, chương trình có nhiều thay đổi, dàn diễn viên cũ cũng thay đổi khiến phong cách và motip chương trình khác xưa rất nhiều. Em và gia đình dần phải chấp nhận sự thật và cảm thấy băn khoăn và nhớ chương trình cũ.

Câu hỏi 2 (trang 85 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.

Trả lời:

- Bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Vội vàng (Xuân Diệu)

Qua Đèo Ngang

Vội vàng

Giống nhau

Cả hai bài thơ đều thể hiện tâm tư, tình cảm, suy ngẫm của nhà thơ về cuộc đời

Khác nhau

Thể thơ

Thất ngôn bát cú Đường luật

Tự do

Nhịp điệu

4/3

3/5, 2/1/2

Nội dung

Qua con mắt của một người tha hương, bài thơ là bức tranh thiên nhiên và con người nơi Đèo Ngang vắng vẻ, hiu quạnh cùng đượm buồn với nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả.

Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt, nhưng đằng sau đó là một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống.

Nghệ thuật

- Tả cảnh hữu tình, lấy cảnh vật để tả tâm trạng con người

- Nghệ thuật đảo ngữ, sử dụng từ láy

- Câu đặc biệt, câu cảm thán

- Câu hỏi tu từ

- Ẩn dụ, động từ mạnh

* Đọc văn bản

1. Chú ý vấn đề được nêu để bàn luận.

Vấn đề bàn luận: “Đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.”

2. Cái khó khi phân biệt rạch ròi thơ mới – thơ cũ là gì?

- Ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra.

- Cả thơ mới và thơ cũ đều có cái hay, cái dở.

3. Tiêu chí nào được nêu để phân biệt thơ mới – thơ cũ?

Tiêu chí: dựa vào đại thể.

4. Chú ý cách lập luận của tác giả.

Luận điểm

Lí lẽ

Cái tôi và cái ta trong thơ mới và thơ cũ.

Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nó giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.

=> Đặt vấn đề rõ, gọn. Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.

5. Tình trạng “cái tôi” khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.

- Chữ tôi xuất hiện lần đầu một cách thật bỡ ngỡ, mang theo quan niệm mới lạ chưa từng có: quan niệm cá nhân. Bao con mắt ác cảm, lạnh nhạt, cái nhìn khó chịu vì:

+ Họ đang quen với cái ta chung, quen nhìn mình trong cái ta chung. Cái tôi xuất hiện quá lạ lẫm, tách mình ra khỏi cái ta để tự khẳng định mình.

6. Những biểu hiện khác nhau của “cái tôi” trong Thơ mới.

- Ngày một ngày hai nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá.

- Tâm hồn của thi nhân chỉ vừa thu xong khuôn khổ chữ “tôi”.

- Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.

- Làm cho thơ Việt Nam buồn và xôn xao, cùng lòng tự tôn, ta mất luân cả cái bình yên thời trước.

7. Ý nghĩa của “cái tôi” Thơ mới.

Cái tôi đến bất ngờ, thổi làn gió mới cho thơ ca Việt Nam buổi đầu cách tân và khẳng định dấu ấn dân tộc. “Cái tôi” trong Thơ mới xuất hiện gắn liền với từng lớp thị dân, gắn với nền văn minh công nghiệp, đó vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền văn hoá mới. Các nhà Thơ mới đều có ý thức khẳng định mình như một thực thể duy nhất không lặp lại.

8. Chú ý cách sử dụng biện pháp tu từ trong lời văn nghị luận.

Sử dụng biện pháp điệp ngữ, so sánh đối chiếu ở cấp độ phù hợp, mang lại hiệu quả.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản nêu rõ nội dung cốt yếu của tinh thần Thơ mới: Lần đầu tiên chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên sự bế tắc trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ. Đoạn trích là phần cuối của bài tiểu luận với lập luận chặt chẽ, tác giả đã thể hiện rõ đặc trưng tinh thần của thơ mới là cái tôi cá nhân.

Soạn bài Một thời đại trong thi ca trang 85 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.

Trả lời:

- Luận điểm:

+ Thực trạng khó phân biệt rạch ròi thơ cũ - thơ mới.

+ Tiêu chí phân biệt: "bài hay sánh với bài hay" và " nhìn vào đại thể".

+ Nhận diện sự khác biệt: "Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi".

+ Tình trạng "cái tôi" (ý thức cá nhân) khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.

+ Những biểu hiện khác nhau của "cái tôi" trong phong trào Thơ mới.

+ Ý nghĩa của "cái tôi" trong Thơ mới đối với thơ ca và xã hội đương thời.

- Các luận điểm này liên kết chặt chẽ với nhau, được trình bày tuần tự theo mạch suy luận: Bắt đầu từ thực trạng → Đưa ra tiêu chí phân biệt → Nhận diện điểm khác biệt ("cái tôi") → Phân tích tình trạng “cái tôi" trước Thơ mới → Làm rõ những biểu hiện của" cái tôi" trong Thơ mới → Chỉ ra ý nghĩa của "cái tôi" trong Thơ mới.

Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Mục đích: “hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn”. Đây sẽ là điểm tựa để tác giả thuyết phục người đọc đồng thuận với những luận giải về “tinh thần thơ mới”, về một thời đại mới trong thơ ca Việt Nam.

Câu 3 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1)

: Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”).

Trả lời:

Hoài Thanh đã diễn giải về “cái tôi” một cách tinh tế và độc đáo bằng cách gia tăng những biện pháp tu từ giàu tính biểu cảm như:

- Dùng "chữ tôi" để diễn đạt khái niệm ý thức cá nhân, đối sánh với "chữ ta" thể hiện ý thức cộng đồng (gia đình, đoàn thể, quốc gia).

- Dùng biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ: "nó thực bỡ ngỡ", "nó như lạc loài", "bao nhiêu con mắt nhìn nó khó chịu", "nó đến một mình", "nó được vô số người quen", "nó đáng thương"... để diễn tả tình trạng của ý thức cá nhân khi mới xuất hiện trong văn học Việt Nam.

- Sử dụng hàng loạt từ ngữ thể hiện cảm xúc để biểu đạt về những hướng tìm tòi và những biểu hiện khác nhau của ý thức cá nhân trong Thơ mới: "Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi... Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

=> Đoạn văn vừa có nhịp điệu vừa có hình tượng độc giả đồng cảm, đồng hành để khám phá “cái tôi” của nhà thơ mới tiêu biểu.”

Câu 4 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận được Hoài Thanh thể hiện qua văn bản.

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng bằng chứng là các trích dẫn từ các tác giả nổi tiếng của thơ mới và thơ cũ:

- Trích dẫn thơ Xuân Diệu và các "nhà thơ cũ" (Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương) để so sánh, minh hoạ cho tình trạng khó rạch rồi giữa thơ mới - thơ cũ.

- Dùng chú thích để đưa dẫn chứng minh hoạ cho tình trạng thiếu vắng "cái tôi" trong thơ cũ (đoạn nói về Cao Bá Nhạ), để làm rõ sự khác biệt cảm xúc giữa thơ mới và thơ cũ (đoạn về Nguyễn Công Trứ).

=> Những dẫn chứng được chọn lọc và trình bày hợp lí đã góp phần tăng thêm sức thuyết phục của các lập luận diễn giải trong bài.

Câu 5 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.

Trả lời:

Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, lặp cấu trúc cú pháp “chưa bao giờ như bây giờ” để nhấn mạnh trạng thái đặc biệt trong cảm xúc, tâm thế, khái vọng của các nhà Thơ mới, những người đã làm nên “một thời đại trong thi ca”. Từ đó, tác giả đặt niềm tin, khích lệ các nhà thơ trong phong trào Thơ mới.

Câu 6 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.

Trả lời:

- Về phong trào Thơ mới:

+ Đã làm nên một thời đại mới trong quá trình phát triển thơ Việt Nam mà điểm quan trọng nhất là sự thể hiện ý thức cá nhân.

+ Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã thể hiện "cái tôi” rất phong phú, đa dạng.

+ "Cái tôi" Thơ mới "buồn" và "xôn xao".

- Về lối viết phê bình văn học của Hoài Thanh:

+ Hệ thống ý rành mạch, logic cho thấy tư duy khoa học và hiện đại.

+ Đưa dẫn chứng hợp lí, giàu sức thuyết phục.

+ Lời văn "được viết bằng tâm hồn thi sĩ" (Thiếu Mai), giàu hình ảnh, nhịp điệu, có giọng điệu, phối thanh bằng trắc nhịp nhàng, ... làm cho "phê bình cũng là văn chương”.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hoài Thanh cho rằng: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt”. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bạn về ý kiến này.

Đoạn văn tham khảo

Sự xuất hiện của Thơ mới có thể coi là một bước tiến lớn trong văn học, Hoài Thanh cũng khẳng định: Các nhà thơ của phong trào Thơ mới đã "dần tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt." Nếu như các nhà thơ cũ luôn chỉ nhìn vào những cái bao quát, thì các nhà Thơ mới thể hiện một khía cạnh mới mẻ đó là cái cá tính, sự táo bạo của bản thân thể hiện qua những bài thơ có phần phóng túng, lời thơ bay nhảy. Họ đã chứng tỏ cho chúng ta thấy, tiếng Việt cũng đẹp, cũng hay nếu nó được sử dụng đúng cách, đó là tiếng nói của quê hương, dân tộc bởi vậy nó phải thể hiện tâm tư, nguyện vọng của những người sống trong dân tộc đó. Chính vì sự nhận thức đó, các nhà Thơ mới thực sự đã kéo thơ ca đến gần với những giá trị to lớn hơn, đó là tình yêu quê hương, đất nước ẩn sau sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tôi có một ước mơ

Thực hành tiếng Việt trang 89

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

Củng cố, mở rộng trang 97

1 77 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: