Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên trang 66 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Với soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên trang 66 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Nữ phóng viên đầu tiên
* Trước khi đọc
Câu hỏi 1 (trang 66 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy chia sẻ những điều bạn đã biết về đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Đời sống của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến và những năm đầu thế kỉ XX khổ cực, bất hạnh, chịu nhiều thiệt thòi và không có quyền lên tiếng trong mọi việc.
* Đọc văn bản
1. Nhận xét cách mở đầu văn bản của tác giả.
Cách mở đầu văn bản là một câu hỏi gợi mở cho người đọc, gây sự tò mò thích thú cho độc giả.
2. Tóm tắt các hoạt động chính của nhân vật.
3. Chú ý các trích dẫn trực tiếp.
- “Vì có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn là thơ nên chúng tôi hoãn lại việc đăng lên báo ... và phê bình luôn có thể.”
- “Từ hai tháng trước, hôm 26 Juillet 1993, ...một cuộc diễn thuyết được đông người nghe như thế.”
- “Muốn cho tình tứ không vì khuôn khổ mà bị đẹt mất ... lối thơ xưa nên gọi là Thơ mới.”
...
4. Hình ảnh được sử dụng có thể gợi ấn tượng gì cho người đọc?
Buổi diễn thuyết thu hút đươc đông đảo người tham gia cho thấy quy mô lớn và sự ủng hộ nhiệt thành của quần chúng với Manh Manh nữ sĩ.
5. Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng gì? Những tư tưởng đó có ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
Lời nói và hành động của nhân vật thể hiện tư tưởng dân chủ về những quan niệm mới nam nữ bình đẳng.
- Những tư tưởng đó đã thay đổi cả một hệ thống tư tưởng nam quyền trước đây, tạo ra một phong trào phụ nữ mới hết sức sôi nổi, mở ra một giai đoạn mới, thời đại mới cho quá trình hiện đại hóa đất nước.
6. Ngoại hình nhân vật được khắc họa như thế nào, nhằm mục đích gì?
Ngoại hình nhân vật được khắc họa là người thấp lùn, dáng vẻ núc ních, mặt má miếng bầu, môi nhọn như mỏ chim,... đôi mắt sáng ngời, thông minh, ăn nói mau lẹ, gọn gàng, duyên dáng.
=> Nhằm mục đích khắc họa cái vẻ xấu bên ngoài và cái đẹp về phong thái của bà.
7. Những thông tin này gợi cho bạn những suy nghĩ gì?
Những công lao đóng góp của bà đang dần bị lãng quên.
* Sau khi đọc
Nội dung chính: Văn bản “Nữ phóng viên đầu tiên” viết về nữ sĩ Manh Manh. Bà là một trong những người con yêu nước, mang tư tưởng lớn. Qua văn bản, chúng ta có những cái nhìn chân thật, hiểu hơn và biết ơn về những đóng góp của bà đối với xã hội, với đất nước.
Câu 1 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Văn bản được triển khai theo trình tự nào? Đánh giá hiệu quả của việc triển khai văn bản theo trình tự đó.
Trả lời:
- Văn bản được triển khai theo trình tự thời gian từ thời niên thiếu của nhân vật cho đến khi cuối đời của nhân vật.
- Việc triển khai văn bản theo trình tự đó sẽ bao quát được cuộc đời của nhân vật một cách tuần tự và rõ ràng nhất; làm nổi bật diễn biến một phong trào xã hội và số phận một nhân vật.
Câu 2 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phong trào xã hội nào đã được nói đến trong văn bản? Theo bạn, cách tác giả viết về phong trào ấy có điểm gì đặc biệt?
Trả lời:
- Phong trào xã hội đã được nói đến trong văn bản là phong trào nữ quyền.
- Cách tác giả viết về phong trào ấy giúp tái hiện lịch sử thời đại chân thực, cụ thể, sống động, giàu cảm xúc.
=> Cho thấy sự gắn bó mật thiết của cá nhân và lịch sử.
Câu 3 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy nhận xét về cách giới thiệu chân dung nhân vật trong văn bản. Theo bạn, chân dung ấy có được tái hiện một cách khách quan hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Nhân vật được tái hiện trên nhiều bình diện (tiểu sử, dung mạo, các hoạt động đời sống xã hội, cá nhân), với các tư cách khác nhau: một người phụ nữ, một thi sĩ, một nhà báo, một nhà hoạt động xã hội. Tác giả không chỉ trần thuật lại những sự kiện, hoạt động của nhân vật mà còn trích dẫn trực tiếp lời nói của bà, lời nhận xét, đánh giá của người đương thời về nhân vật.
=> Làm nổi bật quan điểm, đặc biệt là tính cách cá nhân nhân vật, đồng thời giúp tái hiện lại lời ăn tiếng nói cũng như không khí tranh luận, đối thoại rất sôi nổi của đời sống xã hội Việt Nam thời kì này.
Câu 4 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bạn hình dung như thế nào về không khí thời đại được tái hiện trong văn bản?
Trả lời:
- Không khí thời đại được tái hiện qua các phong trào, các cuộc biểu tình đòi quyền lợi cho người phụ nữ. Đó là lúc đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam trong buổi giao thời, trong đó có sự xung đột, giao tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa những định kiến về người phụ nữ và những nỗ lực của các cá nhân, tổ chức đấu tranh để khẳng định tự do, bình đẳng của người phụ nữ. Văn bản cũng mô tả cục diện sôi nổi của báo chí thời kì đầu, không khí đối thoại, tranh luận diễn ra rất sôi nổi, không gian cộng đồng và những thay đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ của công chúng.
Câu 5 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về phong trào Thơ mới?
Trả lời:
Những thông tin về phong trào Thơ mới:
- Có thể chia Thơ mới thành hai thời kỳ trước và sau năm 1939.
+ Thời kỳ thứ nhất bao gồm các tác giả nổi bật như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên, Thái Can... và các tác giả xuất hiện sau năm 1935 như Xuân Diệu, Huy Cận, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Bích Khê, Nguyễn Bính, Anh Thơ....
+ Thời kỳ thứ hai là giai đoạn thơ mới bắt đầu theo khuynh hướng triết luận với những bế tắc, sa đọa. Đại diện của thời kỳ này là Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Huy Cận….
- Mỗi tác giả Thơ mới không bị gò bó trong cách làm thơ và thường chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau.
- Văn bản đã cho thấy quá trình hình thành của phong trào Thơ mớ, giúp ta nhận ra những đóng góp của nữ nhà báo với sự phát triển của phong trào này.
Câu 6 (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bài viết gợi cho bạn suy nghĩ gì về vị thế của phụ nữ trong các cuộc vận động xã hội?
Trả lời:
Văn bản đã tái hiện vị thế lưỡng nan của phụ nữ xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Một mặt, họ rất nỗ lực để khẳng định cá tính, sự tự do, bình đẳng của mình, mặt khác, họ vẫn rất đơn độc và bị coi là dị biệt, thiểu số. Có thể nhận ra điều này ở sự đối lập giữa một bên là các thông tin miêu tả hoạt động tích cực của nhân vật trên mặt trận xã hội và một bên là những thông tin ít ỏi nhưng đắt giá về đời sống riêng tư với rất nhiều trở ngại của nhân vật, những bình luận nhiều định kiến về nhan sắc của phụ nữ từ điểm nhìn của đàn ông.).
Kết nối đọc – viết
Bài tập (trang 70 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Vị thế của phụ nữ ngày hôm nay đã thay đổi như thế nào so với vị thế của phụ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XX? Dựa vào kiến thức thực tế và những thông tin đã đọc được trong văn bản Nữ phóng viên đầu tiên, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) trình bày hiểu biết của bạn về vấn đề này.
Đoạn văn tham khảo
Michelle Obama đã từng nói: "Không có giới hạn nào cho phụ nữ. Chúng ta có thể làm được tất cả mọi thứ và trở thành bất kỳ ai ta mong ước". Trong một xã hội đang tiến đến bình đẳng giới, nhận thức về vai trò và vị thế của người phụ nữ đã thay đổi đáng kể. Họ không còn bị gò ép trong nhà bếp và công việc nội trợ vốn trầm lặng như một vòng lặp. Trong thời đại hiện đại, người phụ nữ không ngừng nâng cao tri thức và kỹ năng, và nhiều người đã đạt được vị trí cao trong xã hội và góp phần tích cực vào sự phát triển của cộng đồng. Người phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong gia đình mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc gánh vác những trách nhiệm này cũng mang đến áp lực nặng nề cho phụ nữ. Hình ảnh của người phụ nữ, đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam, ngày càng tỏa sáng và tự hào trong lòng toàn dân. Họ mang trong mình những giá trị truyền thống như "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" cùng vẻ đẹp hiện đại như sự tự chủ, tự tin, bản lĩnh và tri thức. Trong những năm qua, vị trí và vai trò của người phụ nữ đã được khẳng định trong mọi lĩnh vực, từ việc chăm sóc gia đình và con cái cho đến xây dựng sự nghiệp và đấu tranh để xây dựng một đất nước giàu đẹp. Phụ nữ đã chứng minh rằng họ là một phần tất yếu, một nửa quan trọng của thế giới.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương
Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức