Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội trang 142 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội trang 142 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 484 21/03/2024


Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

* Yêu cầu

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội trang 142 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Giao thoa và tiếp biến văn hóa - nhìn từ kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên

- Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.

- Trình bày các kết quả nghiên cứu.

- Sử dụng hình minh họa cho kênh chữ

- Thu thập thông tin từ nhiều nguồn

- Phân tích, đánh giá thông tin

- Khẳng định quan điểm của người viết

Câu 1 (trang 146 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Đề tài của báo cáo nghiên cứu ở trên là gì? Tác giả đã tiếp cận đề tài từ góc độ nào?

Trả lời:

- Đề tài: Nghiên cứu về kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên.

- Góc độ tiếp cận: từ góc độ công năng đến kiểu dáng.

Câu 2 (trang 146 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Để triển khai báo cáo, những luận điểm chính nào đã được tác giả sử dụng?

Trả lời:

- Công năng của kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên

- Nguồn gốc tên gọi

- Hình dáng con rồng của kiến trúc rồng thành bậc điện Kính Thiên

- Nguồn gốc và công dụng của Long bệ thạch. Ứng dụng của nó vào Việt Nam.

Câu 3 (trang 146 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ nguồn nào? Bạn có nhận xét gì về độ chính xác, tin cậy, khách quan của các thông tin?

Trả lời:

- Các thông tin tác giả cung cấp trong bài viết đến từ các nguồn:

+ Luận án tiến sĩ: Các nguồn sử liệu về quy mô và cấu trúc Hoàng thành Thăng Long thời Lý – Trần – Lê.

+ Tạp chí văn hóa học: Từ góc nhìn tứ linh khám phá tâm thức văn hóa rồng của người Việt và người Hán.

+ Sách: Hoàng thành Thăng Long.

- Những thông tin này có độ chính xác cao, có tính tin cậy và khách quan.

Câu 4 (trang 146 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tài liệu tham khảo có những thông tin gì và được sắp xếp theo trật tự nào?

Trả lời:

- Tài liệu tham khảo chứa những thông tin: Tác giả, năm công bố, tên tác phẩm, tên tạp chí, luận án hoặc tên sách, lần xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập, số, các số trang.

- Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự: ABC họ tên tác giả của tài liệu.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

Lựa chọn đề tài

- Đề tài của báo cáo kết quả nghiên cứu có thể là một vấn đề xã hội như một sự kiện văn hóa – lịch sử, một vấn đề khoa học – nghệ thuật, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,…

Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin

- Các từ điển bách khoa, các tài liệu tham khảo chuyên môn, các bản ghi chép bài phỏng vấn, diễn văn, báo và tạp chí,…

- Sau khi thu thập được những thông tin đáng tin cậy, bạn cần lưu trữ chúng một cách hệ thống, khoa học. Có một số cách phổ biến để lưu trữ thông tin như: tóm tắt, trích dẫn. Tóm tắt là nắm bắt các nội dung cốt lõi của tài liệu và diễn đạt chúng một cách ngắn gọn dựa vào các từ khóa. Trích dẫn là ghi chép nguyên văn các thông tin và sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu những phần trích dẫn (trích dẫn trực tiếp) hoặc diễn giải lại các thông tin bằng ngôn ngữ của mình (trích dẫn gián tiếp).

2. Xây dựng đề cương

Sau khi đã có được những thông tin bao quát về vấn đề, bạn có thể tìm thấy một cách triển khai vấn đề riêng của mình. Hãy tham khảo phần hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu đã được học ở sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một, tr. 117 - 118 để phác thảo đề cương chi tiết cho đề tài của bạn.

3. Viết

- Khi viết báo cáo nghiên cứu, bạn cần tuân thủ các quy định về hình thức trình bày của một báo cáo nghiên cứu (tham khảo phần hướng dẫn viết báo cáo nghiên cứu trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10, tập một, tr. 118).

- Lưu ý, bài viết cần thể hiện rõ các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu; có trích dẫn, cước chú, tài liệu tham khảo và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

Bài viết tham khảo

Môi trường ô nhiễm, suy thoái – Vấn đề cấp bách hiện nay đối với toàn thế giới

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể, hữu cơ, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước không khí và cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự rối loạn bất ổn định ở khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hệ quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác, bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên, nhưng qua quá trình đó, con người xã hội dần dần có sự đối lập, hủy hoại môi trường sống tự nhiên của mình. Hiện nay, trái đất ngôi nhà chung của chúng ta hiện nay với gần 8 tỷ người đang sinh sống, đang phải oằn mình gánh chịu những hậu quả nặng nề gắn với thực trạng hành tinh xanh đang kêu cứu, do tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gay gắt. Có thể khái quát một số xu hướng nổi bật của trạng thái này như sau:

- Tình trạng “lá phổi xanh” của trái đất ngày càng loang lổ do nạn phá rừng gia tăng tại nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây, tại Braxin, phá rừng tiếp tục là vấn nạn nhức nhối, năm 2020, quốc gia Nam Mỹ này chứng kiến hoạt động tàn phá rừng Amazon tăng mạnh trở lại, lên mức cao nhất trong 12 năm qua. Theo Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Braxin (INPE) hơn 11.000 km2 của nước này đã bị phá hủy trong vòng 12 tháng. Được ví như “lá phổi xanh” của trái đất và là nguồn sống cho công cuộc chống biến đổi khí hậu hiện nay, Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với gần 7,6 triệu km2, trong đó 60% nằm trong lãnh thổ Braxin. Bên cạnh nạn phá rừng gia tăng, tình trạng cháy rừng cũng ngày càng tồi tệ tại khu vực này cũng như nhiều nước trên thế giới như tại Úc, Mỹ và nhiều quốc gia khác. Cháy rừng đã tàn phá cây rừng và thảm thực vật, như tại Úc năm ngoái đã phát thải ra 369 triệu tấn cacbon dioxit (CO2).

- Tình trạng nóng lên của trái đất. Theo tổ chức Khí tượng thế giới, nhiệt độ trung bình của trái đất trong giai đoạn 2020 – 2024 sẽ tăng trên 1,5 độ C so với trung bình thời kỳ tiền công nghiệp, bởi lượng CO2 và khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày càng gia tăng. Nhiệt độ trái đất gia tăng đã tạo ra các đợt nắng nóng gay gắt tại nhiều quốc gia như tại Ấn Độ, thủ đô Niu Deli trải qua mùa nóng tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua, miền Trung của Việt Nam cũng trải qua tình trạng nắng nóng này.

- Báo động tốc độ băng tan, nhiệt độ tăng cao cũng khiến cho băng tan nhanh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, do biến đổi khí hậu, môi trường bị tàn phá nên lượng băng tan trải từ khối lượng khổng lồ tại Greenland đang ở mức cao nhất trong hơn 10.000 năm qua. Theo dự báo, nếu lượng khí thải nhà kính không được kiểm soát, khối băng lớn thứ hai thế giới và dài hàng km ở Bắc Cực này sẽ tiếp tục mất đi hàng ngàn tỷ tấn, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 10 cm. Tình trạng băng tan với tốc độ chóng mặt cũng xảy ra tại Nam Cực, nơi có dải băng lớn nhất hành tinh. Khảo sát gần đây tại vùng băng giá này cho thấy, vùng đất băng giá này đang bị bào mòn với tốc độ gấp 6 lần so với 40 năm trước.

Tình trạng nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng tỷ người trên trái đất, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, đến quy hoạch đô thị, cuộc sống của người dân.

- Tình trạng suy thoái về môi trường sinh thái gắn liền với hiện tượng suy thoái tầng Ozon. Tầng Ozon là lớp khí O3 rất dày bao bọc trái đất như một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. Thực tế cho thấy, tầng Ozon bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trái đất.

- Suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm không khí, nguồn nước sạch, đặc biệt do ảnh hưởng của phát triển các ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp gây ô nhiễm.

Do vậy, vấn đề bảo vệ môi trường không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà còn là vấn đề cấp bách của toàn nhân loại. Mặc dù vấn đề này đã được cảnh tỉnh từ lâu như từ ngày 5/6/1972 tại Stockhom Thụy Điển, các nhà khoa học và đại diện chính phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới đầu tiên với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế với khẩu hiệu “Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta”, sau đó thế giới coi ngày 5/6 hàng năm là ngày Môi trường thế giới. Sau đó, tháng 6/1992 tại Braxin, Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường thế giới với sự tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức quốc tế, một lần nữa, khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng, kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực và có trách nhiệm nghĩa vụ bảo vệ môi trường. Sau đó, nhiều hội nghị về bảo vệ môi trường quốc tế được diễn ra, song tình trạng ô nhiễm suy thoái môi trường không được cải thiện đáng kể là bao. Vấn đề ô nhiễm môi trường tiếp tục là vấn đề nan giải, nóng bỏng hiện nay đối với nhiều quốc gia.

Tại Mỹ, tân tổng thống Joe Biden quyết định đưa nước Mỹ, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ hai thế giới trở lại với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu; đồng thời thiết lập chức danh Đặc phái viên của tổng thống về vấn đề khí hậu do Cựu ngoại trưởng John Kerry đảm nhiệm.

Thực tiễn phát triển của thế giới cho thấy, phát triển bền vững là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, nội dung của phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa của ba vấn đề, về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Yếu tố bền vững được thể hiện trong từng nội dung trên và sự kết hợp giữa các mặt kinh tế - xã hội - môi trường.

Năm 2015, hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc về phát triển bền vững đã thông qua văn kiện “Chuyển đổi thế giới của chúng ta: Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững” với 17 mục tiêu tổng quát và 169 mục tiêu cụ thể về phát triển bền vững (SDGs), trong đó vấn đề tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu tiếp tục là các mục tiêu ưu tiên. Trên góc độ này, quan niệm về phát triển xanh đang được thống nhất về nhận thức và trở thành ngày càng phổ biến. Mặc dù Liên hợp quốc chưa có định nghĩa về phát triển xanh, tuy nhiên theo các chuyên gia và nhiều nước quan niệm cho rằng: “Phát triển xanh” là hình thức phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và không gây hại đến môi trường sinh thái. Có thể nói ngắn gọn: “Phát triển xanh” chính là sản xuất xanh và tiêu dùng xanh, sản xuất và tiêu dùng thân thiện với môi trường cũng như đem lại hiệu suất, hiệu quả cao. Chỉ tiêu tổng hợp nhất là GDP xanh được dùng để phản ánh sự phát triển xanh. Cho đến nay, quan điểm chung cho rằng: “Kinh tế xanh” hay “tăng trưởng xanh” là hình thức phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tiêu hao ít tài nguyên và không gây hại đối với môi trường sinh thái, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế tri thức. Như vậy, phát triển xanh là phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, kinh tế tri thức với nền tảng dân trí giáo dục cao.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Tự rà soát lại bài nghiên cứu của mình theo các tiêu chí sau:

- Bố cục phù hợp với một báo cáo nghiên cứu, gồm các phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo.

- Các thông tin tham khảo có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy.

- Các luận điểm, bằng chứng rõ ràng, chặt chẽ.

- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả; không mắc lỗi dùng từ, đặt câu (ngữ pháp).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Sống, hay không sống - đó là vấn đề

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)

Củng cố, mở rộng trang 151

Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng

1 484 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: