Soạn bài Con đường mùa đông trang 65 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Con đường mùa đông trang 65 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 481 21/03/2024


Soạn bài Con đường mùa đông

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 65 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hãy hình dung những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện. Theo bạn, để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể làm gì?

Trả lời:

- Những trở ngại tinh thần mà một người độc hành trên đường lạnh vắng có thể phải đối diện: cô độc, mất phương hướng, tuyệt vọng, mệt mỏi,...

- Để vượt qua những trở ngại đó, người ta có thể động viên chính mình, tìm lại mục đích ban đầu của chuyến đi, cố gắng trấn an và xua tan ý nghĩ tiêu cực,...

* Đọc văn bản

1. Lưu ý: Mỗi hình ảnh, âm thanh trong bài thơ vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa thể hiện hoạt động không ngừng cố gắng vượt qua trở ngại.

- Hình ảnh: làn sương gợn sóng, ánh trăng, cánh đồng, đường mùa đông, cỗ xe tam mã, không một mái lều, ánh lửa, tuyết trắng và rừng, cột dài.

- Âm thanh: nhạc ngựa, bài ca của người xà ích, kim đồng hồ kêu tích tắc.

2. Giữa ngoại cảnh và những hình ảnh xuất hiện trong tâm tưởng có sự tương phản như thế nào?

- Ngoại cảnh: Đêm đông lạnh lẽo, mênh mông, hiu quạnh, chỉ có tuyết trắng, rừng rậm, cột cây số, hai bên đường.

- Hình ảnh trong tâm tưởng: bếp lửa ấm áp và được ở cạnh người thân yêu.

3. Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với ai? Ở đâu?

Lời than “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ” kết nối tâm tưởng nhân vật trữ tình với cô gái Nga yêu thương ở một không gian nhỏ, hẹp bình yên, ấm áp.

4. Những hình tượng thơ đã xuất hiện trong bài được điểm lại như thế nào?

Những hình tượng thơ đã xuất hiện được điểm lại ở cuối bài thơ theo chiều ngược lại đã xuất hiện.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản thể hiện rõ nét các cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nghĩ về lửa đỏ, mái ấm gia đình hạnh phúc… Niềm khao khát, hy vọng ấy khiến cho nhân vật trữ tình càng tha thiết yêu cuộc sống, yêu cái đẹp và luôn tin tưởng mình có thể vượt lên số phận.

Soạn bài Con đường mùa đông trang 65 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nhan đề bài thơ Con đường mùa đông gợi cho bạn nhưng liên tưởng gì?

Trả lời:

- Nhan đề gợi đến liên tưởng về con đường dài tuyết phủ trắng muốt, tạo nên cảm giác hiu quạnh, lạnh lẽo, vắng vẻ. Từ đây, nhan đề mở ra những khó khăn, trở ngại trong hành trình mùa đông cô đơn, lạnh giá và ý thức vượt qua trở ngại, lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.

=> Nhan đề gợi ý niệm về sự vận động, hành trình cuộc đời sẽ có nhiều thăng trầm, u buồn. Nhưng nỗi buồn và sự vận động có hướng vừa đồng hành với nhau, vừa thể hiện xung đột - con đường duy trì vận động theo một hướng đi có thể mâu thuẫn với nỗi buồn lạnh giá của mùa đông dâng lên trong lòng như một trở ngại.

Câu 2 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Những hình ảnh (“trăng”, “cột sọc chỉ đường”) và âm thanh (“tiếng lục lạc”, “kim đồng hồ kêu tích tắc”) trong bài thơ đã diễn tả mâu thuẫn giữa nỗi buồn với ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình trên con đường mùa đông như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa diễn tả

Hình ảnh

“trăng”

- Xuất hiện ở khổ thơ đầu và xuất hiện lần nữa ở câu thơ cuối.

Trong khổ thơ đầu, khi "trăng" xuyên qua lớp lớp "sương mù", thì lại dội ánh sáng "buồn bã" từ trên cao xuống và toả ra rộng khắp những "khoảng trống u buồn" trên đường trong rừng khuya. Ánh trăng thể hiện nỗi buồn cao độ tràn ngập không gian, dâng lên chất chứa trong lòng người cảm nhận - nhân vật trữ tình. Song những từ ngữ thể hiện sự vận động vượt qua sức cản "xuyên qua", "nhô ra", "dội" lại tô đậm nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại ở trong lòng nhân vật trữ tình.

=> Ý thức về quy luật vận động của cuộc sống: Cuộc sống luôn vận động về phía trước, xua đi nỗi buổn, để hạnh phúc, niềm vui còn đọng lại.

“cột sọc chỉ đường”

Xuất hiện trong khổ thơ 4 nhấn mạnh tâm trạng buồn chán qua những từ ngữ "chỉ", "dài ... sừng sững" ("chỉ ... đơn độc ... "). Hướng chuyển động của những cột cây số là "ngược chiều tôi", thì có thể thấy ý thức của nhân vật trữ tình đồng thời ghi nhận vận động không ngừng cùa cỗ xe, cũng là của "tôi" về phía trước, bỏ lại sau lưng những "cột cây số” đơn độc và buồn tẻ ấy.

Âm thanh

Tiếng “Nhạc ngựa đều đều buồn tẻ”

Nhấn mạnh nỗi buồn, điểm bước vận động không ngừng của cỗ xe.

Tiếng “kim đồng hồ”

Âm thanh đơn điệu tẻ ngắt, song lại chính là tiếng điểm bước vận động không ngừng của thời gian.

Câu 3 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4. Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này có còn chìm trong cảnh vật u buồn nữa không? Vì sao?

Trả lời:

- Những hình ảnh, hoạt động tương phản trong khổ 4:

+ Không một ánh lửa, không một mái lều thẫm đen / Rừng sâu và tuyết bao la

+ Những cột sọc chỉ đường / ngược chiều tôi

- Nhân vật trữ tình xuất hiện ở khổ thơ này với cái “tôi” tâm tưởng không còn chìm đắm trong cảnh vật, u buồn nữa vì nó không ngừng vận động “ngược chiều” với cảnh vật, tiến về phía trước, không ngừng bỏ lại nỗi buồn ở phía sau để thoát khỏi đêm đen cô độc.

Câu 4 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định không gian, thời gian tâm tưởng của nhân vật trữ tình trong hai khổ thơ 5 – 6. Hãy hình dung nhân vật trữ tình được tận hưởng những gì và tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn ra sao.

Trả lời:

- Không gian: bên lò lửa đỏ

- Thời gian: ngày mai, đêm đông

- Nhân vật trữ tình hình dung được tận hưởng hạnh phúc trong tâm tưởng bên hơi ấm của mái ấm, của tình yêu. Nhân vật trữ tình tiếp tục đấu tranh với nỗi buồn là khi tiếng “kim đồng hồ” đơn điệu, “lũ người tẻ ngắt”. Hai khổ 5 - 6 thể hiện ý thức của nhân vật trữ tình về quy luật vận động của cuộc sống - cuộc sống vận động không ngừng qua bước đi của thời gian, theo quy luật “sẽ hoàn tất vòng quay đều đặn của mình:, xua đi xa nỗi buồn, để hạnh phúc còn đọng lại mãi.

Câu 5 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): “xe tam mã”, “bài ca của người xà ích”, “mái lều, ánh lửa”, “Nhi-na” có ý nghĩa tinh thần thế nào đối với hành trình của nhân vật trữ tình trên “con đường mùa đông”?

Trả lời:

Hình ảnh

Ý nghĩa

“xe tam mã”

Biểu tượng cho chuyển động như “bay lên”, vượt qua mọi trở ngại để tìm đến tinh thần dân tộc Nga như hành trang cho mình trên con đường mùa đông.

“bài ca của người xà ích”

Lời ca dân gian vang lên qua tiếng hát của người đánh xe bình dị ở khổ 3 là tiếng vọng "thân thuộc" từ cội nguồn dân tộc nhắc nhủ người lữ hành về quy luật luân chuyển nỗi buổn và niềm vui trong cuộc đời. Qua cảm nhận về lời ca dân gian ấy, người lữ hành tìm đến với hành trang - ý thức cội nguồn, đồng thời ý thức rõ hơn về quy luật vận động của cuộc sống.

“mái lều,

ánh lửa”

Gợi ý niệm về nhà - chốn dừng chân có ánh sáng và hơi ấm hay mái ấm bình yên. Người lữ hành ghi nhận "ánh lửa", "mái lều” không có trong thực tại. Sự xuất hiện của những hình ảnh này trong tâm tưởng người lữ hành nhấn mạnh khát khao tìm kiếm những tín hiệu của mái ấm bình yên. Nỗi khát khao mái ấm được khéo léo nhấn mạnh ấy thể hiện nỗ lực của người lữ hành tạo dựng điểm tựa tinh thần cho mình để quyết tâm vượt qua nghịch cảnh.

“Nhi-na”

Gợi hình ảnh yêu thương đầy trìu mến. Hướng tới Nhi-na - biểu tượng của hạnh phúc tình yêu - ở điểm đến của con đường, ở ngày mai, thực chất, người lữ hành không chỉ xác định tình yêu như một điểm tựa tinh thần, mà còn coi hạnh phúc tình yêu như mục đích hành trình của mình.

Câu 6 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nêu nhận xét về những hình tượng thơ được điểm lại trong khổ thơ cuối. Hãy chia sẻ suy nghĩ của bạn về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời.

Trả lời:

- Nhận xét: Những hình tượng thơ được điểm lại nhưng đã nhắc đến với tâm trạng đối lập khi nhân vật trữ tình tìm được điểm tựa tinh thần - ý thức gắn bó và tinh thần cội nguồn dân tộc. Với ý thức về sứ mệnh, về những điểm tựa tinh thần (tình yêu, sự gắn bó với con người bình dị, ý thức về cội nguồn, ý thức về quy luật vận động của cuộc sống) đồng hành với mình, nhân vật trữ tình tìm lại được cảm giác bình yên, đạt tới xúc cảm hài hoà. Nỗi buổn mặc dù vẫn còn hiện hữu, nhưng không xung đột với vận động về phía trước, không đáng sợ nữa, bởi nhân vật trữ tình, với những điểm tựa tinh thần của mình, đã không còn coi nó là trở ngại.

- Suy nghĩ về cách lấy lại cảm giác bình yên trên những “con đường mùa đông” trong cuộc đời: xác định lại mục tiêu ban đầu, mục đích bước trên “con đường mùa đông”; tìm đến sự động viên tinh thần, điểm tựa tâm hồn (những điều tốt đẹp, gia đình, người thân, hi vọng tương lại,...)

Câu 7 (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về cấu tứ của bài thơ? Hãy liên hệ với một bài thơ khác có kiểu cấu tứ này mà bạn biết.

Trả lời:

- Cấu tứ của bài thơ: Các hình ảnh về con đường mùa đông và những hình ảnh trong tâm tưởng nhà thơ “trăng, lò sưởi, mái lều, ánh lửa…” đều lặp đi lặp lại, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài thơ.

- Bài thơ có kiểu cấu tứ như vậy: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận; Màu tím hoa sim – Hữu Loan...

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 64 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông.

Đoạn văn tham khảo

Đã từng có nhận định cho rằng "Ở Puskin người ta tìm thấy con người Nga hoàn chỉnh nhất, tâm hồn Nga đẹp đẽ nhất". "Con đường mùa đông" - một trong số những bài thơ nổi bật nhất của ông đã nhắc xe tam mã trong hình ảnh thơ "Cỗ xe tam mã băng đi". Xe tam mã là loại xe được coi là một trong số những biểu tượng của nước Nga. Trong không khí lạnh lẽo, ảm đạm của mùa đông, "Cỗ xe tam mã băng đi" như một sự vận động khác biệt phá tan sự đìu hiu của khung cảnh. Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh các cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại chế độ Nga Hoàng đang bị đàn áp dữ dội, nhà thơ Puskin cũng bị liên lụy mà phải lưu đày. Liên hệ với nhau, người đọc cảm nhận được hình ảnh cỗ xe như mang một ý nghĩa đặc biệt. Mùa đông lạnh lẽo như chế độ quân chủ chuyên chế đang bao trùm lấy nước Nga. Những cỗ xe như con người Nga mạnh mẽ, dù phải bước chân trên con đường đầy băng giá, họ vẫn cứ băng đi. Dù có bị đàn áp dữ dội thì con người Nga vẫn cứ mạnh mẽ đứng lên đấu tranh. Đây chính là hình ảnh thơ đầy tính liên tưởng. Qua đó cho độc giả thấy được tâm hồn, nhân cách nước Nga trong con người Puskin.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Nhớ đồng

Tràng giang

Thực hành tiếng Việt trang 65

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật

1 481 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: