Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54 Tập 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 553 21/03/2024


Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 54

1. Cấu tứ trong thơ

Khái niệm

- Là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng.

- Cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ, cách triển khai bài thơ, sao cho toàn bộ nhận thức, cảm xúc, cảm giác của nhà thơ về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó có thể được bộc lộ chân thực, tự nhiên, sinh động và trọn vẹn nhất.

Tứ thơ

- Là sản phẩm của hoạt động cấu tứ trong thơ.

- Tứ đưa bài thơ thoát khỏi sơ đồ ý khô khan, trừu tượng để hiện diện như một cơ thể sống. Nhờ có tứ, tổ chức của bài thơ trở nên chặt chẽ, mọi yếu tố cấu tạo đều liên hệ mật thiết với nhau và đều hướng về một ý tưởng – hình ảnh trung tâm.

- Mỗi bài thơ thường có một cách cấu tứ và một cái tứ riêng. Chú ý tìm hiểu vấn đề này là điều có ý nghĩa quan trọng trong việc đọc hiểu thơ, nhìn ra những phát hiện độc đáo của nhà thơ về con người, cuộc sống và đánh giá đúng phẩm chất nghệ thuật của bài thơ.

2. Yếu tố tượng trưng trong thơ

Khái niệm

- Tượng trưng trước hết được dùng để chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù. Ở đó, người nghệ sĩ thường sử dụng các hình ảnh, sự vật có thể tri giác được hay các câu chuyện cụ thể để diễn tả hoặc gợi lên cảm nhận sâu xa về những vấn đề có ý nghĩa bao trùm và mang tính bản chất.

- Thuật ngữ này thường xuất hiện trong các kết hợp từ: hình ảnh, hình ảnh tượng trưng; yếu tố tượng trưng; tính chất tượng trưng; chủ nghĩa tượng trưng,…

Đặc điểm

Trước một hình ảnh, hình tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa và gợi lên những cảm nhận đa chiều, người ta có căn cứ để nói đến sự hiện diện của yếu tố tượng trưng. Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính chất tượng trưng của bài thơ.

- Ở những bài thơ có yếu tố tượng trưng, các tác giả rất chú ý tô đậm tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc,…

- Việc phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp điệu nhằm khơi dậy những cảm giác bất định, mơ hồ cũng hết sức được quan tâm.

3. Ngôn ngữ văn học

Khái niệm

- Là ngôn ngữ biểu đạt đặc thù của sáng tác văn học.

- Được hình thành và phát triển phong phú nhờ lao động tinh thần đặc biệt và đầy cảm hứng của nhà văn.

- Ngôn ngữ văn học thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của người viết.

Tính hình tượng và tính thẩm mĩ

Tính hình tượng và tính thẩm mĩ là hai tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học, chi phối các tính chất khác như tính chính xác, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm, tính cá thể hóa,…

Tính đa nghĩa

Là một trong những tính chất rất nổi bật của ngôn từ trong tác phẩm văn học. Ở đây, từ ngữ không chỉ có nghĩa đen, nghĩa gốc, nghĩa bản đầy mà còn có nghĩa mới, nghĩa phát sinh, do chúng thường được đặt trong những cấu trúc hay ngữ cảnh đặc biệt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Củng cố, mở rộng trang 48

Thực hành đọc: Cải ơi

Nhớ đồng

Tràng giang

Con đường mùa đông

1 553 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: