Soạn bài Luyện tập và vận dụng trang 157 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Luyện tập và vận dụng trang 157 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 206 21/03/2024


Soạn bài Luyện tập và vận dụng

1. Đọc

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

Câu 1 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn hiểu như thế nào về nhan đề của bài thơ? Nhan đề ấy có ý nghĩa định hướng việc đọc tác phẩm như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa nhan đề Huyền diệu: Đây là nhan đề thật độc đáo và mới mẻ, gợi hứng thú cho người đọc muốn khám phá sự bí ẩn và kì diệu của tác phẩm.

Câu 2 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Việc chọn câu thơ của Bô-đơ-le làm đề từ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Ý nghĩa lời đề từ: Dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”.

=> Việc chọn câu thơ đó cho thấy tác giả muốn nói đến sự hòa hợp giữa hương thơm, màu sắc và âm thanh, đó chính là sự tương giao và là sự tương ứng giữa các giác quan với nhau, từ đó gợi ra một vẻ đẹp mới, một hình ảnh lạ cho thơ.

Câu 3 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nêu ấn tượng bao trùm về bài thơ và lí giải nguyên nhân đưa đến ấn tượng ấy.

Trả lời:

- Ấn tượng bao trùm toàn bài thơ: sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố hương thơm, màu sắc và âm thanh:

+ Về hương thơm, có hơi say của men rượu, hương hoa thơm ngát.

+ Về màu sắc, có màu của hoa cỏ, của lá rơi.

+ Về âm thanh, có khúc nhạc thơm, khúc nhạc hường, hơi thở, tiếng gió, suối, chim, khóc người, tiếng đập của trái tim…

=> Tất cả tạo nên một bức tranh trữ tình hài hòa, nơi mà mùi hương, màu sắc và âm thanh hòa hợp một cách lạ thường.

- Nguyên nhân tạo nên ấn tượng: Dưới lăng kính của ông hoàng thơ tình, cảnh sắc, hương trời đều nên thơ nên họa đến kì lạ. Từ những sự vật rất nhỏ, tưởng chừng như chẳng ai quan tâm, để ý, ông đã ghép chúng lại với nhau và tạo nên một sự hữu ý đầy nghệ thuật. Hóa ra chúng lại hợp đến vậy khi đứng cạnh nhau như một phép màu huyền diệu.

Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Những tri thức Ngữ Văn nào đã học cần được vận dụng để việc đọc và thưởng thức bài thơ đạt hiệu quả?

Trả lời:

Khái niệm về thơ trữ tình hiện đại; về cấu tứ của một bài thơ trữ tình; yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình; ngôn ngữ văn học.

Câu 5 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Chỉ ra những kết hợp từ ngữ mà bạn cho là có tính chất khác thường trong bài thơ.

Trả lời:

- khúc nhạc thơm

- say người

- hương thấm tận xương tủy

- ngừng thở để cảm nhận hương hoa

- giọng suối, lời chim

- uống thơ tan trong khúc nhạc

- ngừng hơi nghe tiếng trái tim

- lá run sau trận gió im lìm

-…

Câu 6 (trang 157 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về vẻ đẹp của bài thơ theo cảm nhận của bạn.

Trả lời:

Huyền Diệu là một bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu được lấy cảm hứng từ câu thơ của Bô-đơ-le được viết bằng tiếng Pháp với nội dung “Hương thơm, màu sắc, âm thanh tương ứng với nhau”. Cũng do đó mà cả bài thơ như dẫn dắt người đọc vào thế giới của những âm thanh nhẹ nhàng, những màu sắc tinh tế với hương thơm ngào ngạt. Đến khúc nhạc trong bức tranh ấy cũng thơm, những khúc nhạc du dương ẩn hiện cả hoa và phảng phất hương thơm. Những âm thanh bên tai không chỉ là tiếng nhạc mà còn lẫn lộn các loại tiếng khác như “giọng suối, lời chim, tiếng khóc người”. Có thể nói hồn thơ Xuân Diệu là một cái gì đó rất riêng và thơ mộng, với một tâm hồn luôn khát khao hòa nhập với cuộc đời. Bài thơ đã thể hiện được niềm khát khao và mong ước hòa tan vào cuộc sống của tác giả, góp phần đưa Xuân Diệu vào một vị trí vững chắc trong hàng ngũ nhà thơ, nhà văn Việt Nam.

2. Viết

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1.

Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Hãy chọn phân tích một truyện mà bạn cho là có điểm nhìn độc đáo.

Đề 2.

Giới thiệu và phân tích một bài thơ mà bạn cho là có cấu tứ độc đáo.

Đề 3.

Trình bày ý kiến của bạn về một vấn đề xã hội đang được nhiều người quan tâm và khiến bạn thực sự thấy trăn trở.

Đề 4.

Lập đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề bạn muốn tìm hiểu và có điều kiện thu thập tài liệu.

Bài viết tham khảo

Đề 1

Để tạo nên thành công của một tác phẩm truyện, việc tác giả chọn được điểm nhìn độc đáo về đối tượng miêu tả, thể hiện giữ vai trò rất quan trọng. Đúng vậy, điểm nhìn giúp người đọc có những cảm nhận rõ hơn về câu truyện, có thể là bao quát, chi tiết và cũng có thể là gần gũi, chân thực. Trong kho tàng văn học Việt Nam, tác phẩm “ Chiếc lược ngà” là một trong số những truyện có điểm nhìn vô cùng độc đáo khiến câu truyện để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

“Chiếc lược ngà" là một tác phẩm truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, câu chuyện nói về chiến tranh, lên án chiến tranh phi nghĩa nhưng những phân cảnh thuốc súng pháo đạn lại không phải nội dung của câu chuyện mà đó là tình cha con cảm động của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu là một người chiến sĩ từ chiến trường trở về thăm nhà sau một thời gian dài vắng bóng. Ông hào hứng mong muốn gặp lại bé Thu-đứa con gái mà ông đã không được thấy mặt từ khi nó còn rất nhỏ. Nhưng mọi chuyện không như mong muốn khi mà bé Thu không chịu nhận ba mình chỉ vì ông có vết theo trên mặt do chiến tranh gây ra. Suốt ba ngày nghỉ ông luôn cố gắng kết nối mối quan hệ giữa hai cha con nhưng càng gần gũi bé Thu lại càng đẩy ông ra xa, thậm chí còn nói trống không, lạnh nhạt và bướng bỉnh với ba mình. Đỉnh điểm, trong bữa ăn, khi ông Sáu gắp cho con cái trứng cá, bé Thu đã hất văng ra, khiến ông Sáu giận dữ và đánh con. Cho đến khi được nghe bà kể về vết thẹo trên mặt ba mình bé Thu mới biết mình sai. Khi ông Sáu tạm biệt gia đình để quay lại chiến trường, bé Thu đã chạy ra gọi “Ba", nhờ khoảnh khắc ngắn ngủi ấy mà tình cha con lại được hàn gắn. Sau này ông Sáu hi sinh, lúc hấp hối ông đã nhờ anh Ba gửi cho bé Thu chiếc lược ngà mà ông làm tặng bé. Chiếc lược đến được tay bé Thu khi cô đã trở thành một cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm.

Truyện được viết theo ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là anh Ba- bạn thân của ông Sáu. Bởi điểm nhìn không phải từ tác giả cũng không phải từ nhân vật chính mà là từ một nhân vật phụ chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối nên tác phẩm được xây dựng vô cùng gần gũi lại có nét chân thực và chi tiết. Tình cảm cha con giữa ông Sáu cũng được miêu tả vô cùng cảm động và nghẹn ngào từ những phút giây gặp gỡ đến khoảnh khắc chia ly.

T góc quan sát của anh Ba, chúng ta có th cảm nhn rõ hình tượng nhân vt ông Sáu và c bé Thu qua nhng chi tiết giọng nói, biểu cảm, thái độ. Cốt truyện được xây dựng với những tình tiết bất ngờ nhưng lại vô cùng hợp lý. Qua giọng kể lôi cuốn đan xen những cảm xúc, suy nghĩ của anh Ba càng khiến câu chuyện được xác thực và hấp dẫn.

Thông qua góc nhìn của nhân vật, tác giả đã thành công xây dựng một câu chuyện vô cùng xuất sắc. Tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu cũng được miêu tả rất cảm động Bằng những câu từ địa phương vô cùng gần gũi, giản dị và cách thể hiện tâm lý nhân vật khéo léo, nhà văn đã khiến người đọc có những xúc động, những ấn tượng khó quên với tác phẩm " Chiếc lược ngà".

Đề 2

Theo Macel Proust “người nghệ sĩ độc đáo” là người có khả năng “tạo lập lại thế giới”. Với các nhà văn, nhà thơ, tạo lập thế giới thành công là khi họ biến những câu văn, vần thơ của mình thành hình ảnh sống động trước mắt người đọc, thành công xây dựng hình ảnh con người, cảnh vật, cấu tứ cho tác phẩm. Cấu tứ sẽ giúp từng tác giả khẳng định chất riêng của mình, vì nó góp phần định hình phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện về quan niệm nghệ thuật về con người, về cuộc đời của nhà văn.

Với bài thơ Hương thầm, ta có thể thấy cấu tứ của bài thơ ở dạng ẩn dụ.Trong bài thơ thì “hương thầm” chính là mùi thơm của hoa bưởi. Phan Thị Thanh Nhàn đã lấy cái mùi thơm này làm ẩn dụ, làm biểu tượng cho mối tình thầm lặng nhưng nồng nàn sâu sắc rất giàu thi vị của một đôi trai gái thời chống Mỹ. Trong bài thơ, cái tứ “hương thầm” như kết thành một chuỗi và đan xen với lời kể chuyện trong suốt tuyến. Ngay từ đầu, cái “ngan ngát hương đưa” dường như cũng đã nhiễm một chút tình ý rồi:

Cửa sổ hai nhà cuối phố
Không hiểu vì sao không khép bao giờ
Đôi bạn ngày xưa học cùng một lớp
Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa

Rồi đến ngày người con trai ra trận. Người con gái thấy mình không thể vắng mặt và đã gửi lòng mình vào một chùm hoa bưởi:

Dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay
Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm
Bên ấy có người ngày mai ra trận.

Không vắng mặt, nhưng tình yêu thì vẫn ủ kín không bộc lộ:

Nào ai đã một lần dám nói
Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối
Anh không dám xin
Cô gái chẳng dám trao
Chỉ mùi hương đầm ấm thanh tao
Không dấu được
Cứ bay dịu nhẹ.

Nhưng hình như càng dấu diếm nhau thì họ lại càng nhận ra nhau đến tận cùng hơi thở:

Rồi theo cùng hơi thở của anh
Hương thơm ấy
thấm sâu vào lồng ngực
Anh lên đường
hương sẽ theo đi khắp

Thế là lời thì chưa ngỏ, nhưng tình thì đã trao và đã nhận:

Họ chia tay, vẫn chẳng nói điều chi
Mà hương thầm theo mãi bước người đi.

Hương thầm nhưng chính là tình thầm. Tình thầm nhưng lại vô cùng ngào ngạt, lan tỏa và thấm sâu…Tứ thơ Hương thầm vừa độc đáo, vừa kỳ diệu, giàu thi vị đến lạ lùng là như thế. Thơ là sự thăng hoa của cuộc sống, của tình đời, tình người có lẽ là như vậy đây chăng, để rồi hơn nửa thế kỷ trôi qua, hương hoa bưởi ngày xưa trong bài thơ “Hương thầm” của Phan Thị Thanh Nhàn vẫn còn phảng phất, ngan ngát mãi không thôi.

Chiến tranh chỉ còn là dĩ vãng, nỗi đau chiến tranh đã tạm nguôi ngoai. Thế nhưng khát vọng tình yêu, khát vọng hòa bình vẫn ngát hương lan tỏa, nồng nàn suốt bao năm tháng thăng trầm của lịch sử. Để đến hôn nay, “Hương thầm” của tác giả Phan Thị Thanh Nhàn vẫn chiếm một vị trí không hề thay đổi trong trái tim độc giả, hương thơm hoa bưởi lại trở thành một điểm nhấn đầy yêu thương, khiến người ta khắc khoải.

Đề 3

Bác Hồ đã từng dạy:

“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Lịch sử có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục của bất kỳ quốc gia nào, không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc học và thi lịch sử luôn trong tình trạng báo động, là vấn đề mà ngành Giáo dục đặc biệt quan tâm.

Mới đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT 2014 với 4 môn thi (2 bắt buộc và 2 tự chọn). Thí sinh thi 2 môn bắt buộc là Toán, Văn và 2 môn tự chọn trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử và Ngoại ngữ. Qua khảo sát ở một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho chúng ta kết quả rất đáng quan ngại. Cụ thể: Trường THPT Lương Thế Vinh (0% chọn lịch sử); Trường THPT Cầu Giấy (1.7%); Trường THPT Hồ Tùng Mậu (chỉ có 1 em chọn lịch sử)… Và đây cũng là bức tranh chung u ám của nhiều trường trên toàn quốc.

Trong hệ thống giáo dục của bất cứ quốc gia nào, lịch sử luôn là môn học bắt buộc và có vai trò quan trọng hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Học lịch sử là để học tinh thần yêu nước. Tuy nhiên, với vai trò vô cùng quan trọng như vậy tại sao học sinh ngày nay lại có thể “thờ ơ, lạnh nhạt” với môn học này, có thể xem xét ở một số góc độ sau.

Trong các trường trung học thì việc học sinh không “thiết tha” với các môn học xã hội đã diễn ra từ lâu. Nguyên nhân mà các môn học này rơi vào tình trạng này năm ngay ở bản chất của nó. Khoa học xã hội phát triển từ lâu đời, thành quả của nó không thể hiện hữu ngay lập tức mà nó cần quá trình dài để phát triển và chứng minh. Người ta không nhận thức được vai trò và ý nghĩa của các môn học này, do đó thường không chọn lựa nó trong chương trình học.

Dễ thấy một điều rằng học và thi các môn tự nhiên khả năng được điểm cao hơn các môn xã hội nói chung, lịch sử nói riêng. Ngoài ra thì các môn xã hội khi thi đại học ít có cơ hôi chọn trường, chọn ngành hơn. Do đó sẽ ít học sinh chọn môn học này. Việc định hướng giá trị trong xã hội (vật chất hay tinh thần) ảnh hưởng đến sự lựa chọn môn học của học sinh. Cùng với nó là sự lên ngôi của các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nghệ ở bậc đại học trong những năm qua góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Ngày càng ít học sinh có năng lực đam mê hoặc có mong muốn theo học môn lịch sử. Nội dung lịch sử hiện nay còn khô khan, khó tiếp thu. Nội dung của lịch sử thiếu sự cập nhật và thiếu thực tiễn khiến người học có tâm lý chán nản. Người học ngại học, không dám học, thường kết quả kiểm tra kém. Cần phải khẳng định rằng học lịch sử không để thỏa mãn kiến thức. Học môn học này cần tiếp nối các vấn đề, lối tư duy của lịch sử để phục vụ trong thời đại hiện nay.

Các bộ môn xã hội hiện nay vẫn thường giảng dạy với phương pháp cũ: “thầy đọc trò ghi, học thuộc lòng” khiến người học không hứng thú học. Cốt yếu là cái tinh thần của sự kiện lịch sử thì chưa truyền thụ được cho học sinh. Điều nghịch lý là bắt học sinh nhớ từng ngày tháng, thuộc lòng; mà đôi khi học sinh lại không cần biết sự kiện đó có ý nghĩa ra sao, tại sao lại xuất hiện? Dạy lịch sử không phải để nhớ sự kiện, biết sự kiện quan trọng là “tư duy lịch sử”. Ví như trong một hoàn cảnh lịch sử đó thì có ý nghĩa gì, dẫn đến sự kiện gì tiếp theo. Điều quan trọng hơn nữa là học lịch sử giải quyết các vấn đề trong tương lại (các bài học của lịch sử). Trong nhiều năm nay, môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ, là môn thi của những người không học được khối A, B, D và là môn của những người học “thuộc lòng”. Trong chương trình học thì số tiết cũng ít hơn các môn học khác, dẫn đến tâm lý dạy và học đối phó, học nhồi nhét trước kỳ thi. Chúng ta xem xét một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, không ở đâu xa như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…Đó là những nền giáo dục biết coi trọng môn lịch sử thể hiện qua việc sản xuất và xuất khẩu được nhiều bộ phim lịch sử của nước mình. Có được điều đó xuất phát từ việc nhà nước, xã hội và nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục lịch sử dân tộc. Một quốc gia hùng mạnh không chỉ ở nền kinh tế phát triển, quân sự tiến tiến mà nó còn ở truyền thống của dân tộc đó (bề dày lịch sử). Đất nước ta đã có 4000 năm lịch sử, với một quá khứ hào hùng. Từ chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa, đến Điện Biên Phủ (Chống Pháp), rồi chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (Chống Mỹ)... Với một bề dày lịch sử như vậy, việc giáo dục những truyền thống, giá trị đẹp của dân tộc Việt đến thế hệ mai sau là nhiệm vụ rất quan trọng.

Có rất nhiều ý kiến nhằm đưa lịch sử vào trong lòng các thế hệ trẻ hiện nay: Đổi mới phương pháp dạy và học, thay đổi chương trình học, nâng cao nhận thức xã hội về lịch sử… Tuy nhiên, việc thực hiện và hiệu quả của nó vẫn là dấu hỏi lớn. Đây vẫn là bài toán khó cho ngành giáo dục hiên nay, cần có sự chung tay giúp sức của toàn xã hội. Không phải một sớm một chiều mà có lấy lại sự hứng thú của người học đối với môn lịch sử. Chúng ta vẫn phải chờ đợi lời giải đáp của ngành giáo dục của Việt Nam.

Đề 4

Đề cương tìm hiểu Nghệ thuật Phục Hưng:

1. Đặt vấn đề

Nghệ thuật phục hưng đó là một phong cách nghệ thuật bao gồm hội họa, điêu khắc và kiến ​​trúc xuất hiện ở châu Âu vào khoảng năm 1400; cụ thể là ở Ý. Nghệ thuật là một trong những số mũ chính của Phục hưng Châu Âu. Trong giai đoạn này, ông bắt đầu nhận ra những nghệ sĩ vẫn còn nổi tiếng, như Botticelli, Giotto và van der Weyden.

2. Giải quyết vấn đề

a. Sự cải tiến của hội họa

Trong thế kỷ mười lăm, một số họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan đã phát triển những cải tiến cho cách tạo ra tranh sơn dầu. Trong thời kỳ Phục hưng, các nghệ sĩ Ý đã sử dụng các kỹ thuật mới của Hà Lan để cải thiện các bức tranh của họ.

Hiện tượng này có ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian của các tác phẩm nghệ thuật, ngoài ra đã mang lại những thay đổi đáng kể cho bức tranh trên toàn thế giới.

Ngoài ra, thời Phục hưng phần lớn là do sự hiện diện của các nhân vật người Ý xuất sắc. Nhiều người trong số này được coi là giỏi nhất mọi thời đại về tầm ảnh hưởng, như Piero della Francesca và Donatello.

Sự hiện diện của những nghệ sĩ này làm cho chất lượng nghệ thuật nói chung được cải thiện đáng kinh ngạc, bởi vì ngay cả các họa sĩ ít nổi tiếng cũng được truyền cảm hứng từ sự xuất hiện của các kỹ thuật mới để cải thiện sáng tạo của riêng họ.

b. Sự tái hiện của các văn bản cổ điển

Một trong những ảnh hưởng chính của văn học Phục hưng là sự xuất hiện lại của các văn bản thời trung cổ đã bị mất trong Thời đại đen tối của nhân loại.

Những người văn học nghiên cứu các văn bản này đã sử dụng ảnh hưởng của họ để cải thiện các tác phẩm của họ và mang lại một liên lạc cũ cho phong trào, mà vào thời đó là đương đại.

c. Kiến trúc

Ý tưởng của các kiến trúc sư thời Phục hưng đã đi ngược lại với ý tưởng của người Gothic về việc tạo ra các cấu trúc với mức độ phức tạp cao trong thiết kế và chiều cao tuyệt vời của họ. Thay vào đó, họ bám vào các ý tưởng cổ điển về việc tạo ra các cấu trúc sạch sẽ đơn giản nhất có thể. Điều này dẫn đến việc tạo ra kiến trúc tròn.

d. Điêu khắc

Giống như hội họa, điêu khắc thời Phục hưng thường được định nghĩa bởi các đặc điểm giống như các tác phẩm điêu khắc trước thời Trung cổ… Các tính năng của mỗi người được truyền cảm hứng rõ ràng từ điêu khắc cổ điển và mục đích là tìm ra một mức độ chân thực cao hơn trong mỗi tác phẩm thông qua một chạm khắc theo tỷ lệ giải phẫu.

3. Kết luận

Các tác phẩm của thời Phục hưng tập trung vào niềm tin nhân văn rằng những hành động đúng đắn là chìa khóa của hạnh phúc, những ảnh hưởng tôn giáo mà khái niệm này có thể bị bỏ qua một bên…

3. Nói và nghe

Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:

Nội dung 1.

Giới thiệu một tác phẩm truyện nổi tiếng đang được giới trẻ quan tâm tìm đọc.

Nội dung 2.

Có những tác phẩm nghệ thuật nào từng để lại ấn tượng sâu sắc với bạn? Hãy nói về tác phẩm ấy.

Nội dung 3.

Thảo luận về cách thực hành “lối sống xanh”.

Bài nói tham khảo

Nội dung 1

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay em sẽ giới thiệu về một tác phẩm truyện dù đã ra mắt từ lâu nhưng vẫn luôn được mọi thế hệ người đọc quan tâm, đó là tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hector Malot.

Nhắc đến văn hào nổi tiếng Hector Malot, chắc chắn là người đọc sẽ nhớ ngay đến tác phẩm kinh điển có tên Không gia đình. Cuốn sách này đã gây xúc động và ấn tượng cho hàng triệu độc giả qua bao nhiêu thế hệ.

Đến nay, tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và cũng đạt được nhiều thành công vang dội. Vậy đâu là lý do khiến tác phẩm Không gia đình có sức hút mãnh liệt đến thế.

Tác giả cuốn sách kinh điển này là nhà văn Hector Malot nổi tiếng người Pháp (1830 - 1907), ông là tác giả của hàng loạt các tiểu thuyết nổi tiếng vào thời kỳ đó và được nhiều thế hệ độc giả ở khắp nơi yêu mến.

Sự nghiệp văn chương của ông bao gồm hơn 70 tác phẩm, trong đó cuốn sách Những người tình (Les Amants) ra mắt năm 1859 chính là tác phẩm đầu tiên của nhà văn Hector Malot và đã tạo nên cơn sốt lúc bấy giờ.

Ngoài ra, ông còn có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng gây dấu ấn trong lòng người đọc, có thể kể đến như Romain Kalbris (1869), Trong gia đình (En Famille, 1893) và tất nhiên không thể bỏ qua tác phẩm Không gia đình được tác giả ra mắt vào năm 1878, mặc dù cuốn sách này ban đầu được sáng tác dành riêng cho các độc giả nhí nhưng chính người lớn lại phát cuồng về tác phẩm này.

Nội dung của tác phẩm Không gia đình nói về số phận đặc biệt của một đứa trẻ không cha không mẹ có tên Remi, ngay từ nhỏ cậu bé này đã được đem về trong một gia đình có tên Barberin. Tuy nhiên, chưa được bao lâu vì hoàn cảnh nên gia đình nên họ đã bán cậu cho người đàn ông có tên Vitalis, ông là chủ của một đoàn xiếc rong.

Kể từ đó, Remi đã gắn liền tuổi thơ của mình với đoàn xiếc này, tại đây cậu làm bạn với những con vật có trong gánh xiếc như chó, khỉ và cùng ông Vitalis rong ruổi khắp nước Pháp để mưu sinh. Nhờ vào sự bảo ban dạy dỗ đúng đắn của ông Vitalis, Remi đã được học hỏi và trở thành một cậu bé bản lĩnh và tự tin đối mặt với mọi khó khăn trên cuộc đời.

Trong hành trình mưu sinh và phiêu bạt cùng với gánh xiếc, cậu bé đã gặp phải nhiều nguy hiểm và tiếp xúc với đủ hạng người tốt - xấu của xã hội, thế nhưng nhờ vào những đức tính cao đẹp mà ông Vitalis đã truyền đạt cho Remi đã giúp cậu tỉnh táo và tiếp tục lao động nghiêm túc cùng với gánh xiếc rong này.

So với lứa tuổi còn quá nhỏ này, Remi đã phải đối mặt và rơi vào nhiều tình cảnh éo le khiến độc giả không thể kìm nén cảm xúc với em. Có thể kể ra những tình tiết như cậu suýt bị chết đói và chết rét, thậm chí là đã bị oan ức phải vào tù.

Thế nhưng, sau tất cả Remi vẫn giữ được cho mình một đức tính tốt, giữ đúng phẩm chất làm người và không bao giờ chịu đầu hàng số phận. Kể cả khi ông Vitalis qua đời và gánh xiếc chỉ còn lại đúng một chú chó, thế nhưng cậu vẫn không bỏ cuộc và tiếp tục cống hiến và lao động hết mình, khiến người đọc cảm thấy nể phục với một cậu bé có tuổi đời còn quá trẻ này.

Ở phần cuối của tác phẩm, sau khi bị bỏ tù ở nước Anh, Remi cuối cùng cũng đã được tìm thấy được hạnh phúc của đời mình khi tìm lại được người mẹ thất lạc của mình sau bao nhiêu năm xa cách. Đó thật sự là một cái kết có hậu cho Remi khiến độc giả cũng phải vui mừng và xúc động theo với nhân vật này.

Có thể nói rằng, trong tác phẩm Không gia đình này, người đọc đã được cuốn hút vào hành trình mưu sinh của cậu bé Remi với nhiều tình cảnh trớ trêu mà một cậu bé còn quá nhỏ phải gánh chịu và vượt qua.

Đã có lúc tưởng chừng như cái chết đang cận kề, thế nhưng Remi vẫn không hề tỏ ra bi quan hay tiêu cực, mà thay vào đó cậu bé đã học hỏi và trau dồi thêm những kinh nghiệm sống quý giá mà một đứa trẻ ngây thơ khác khó có được. Để tạo ra được một Remi bản lĩnh và đầy nghị lực này, chúng ta không thể quên công ơn dạy bảo của ông Vitalis, chính ông cụ đã là người ra sức chỉ bảo và truyền đạt cho cậu những phẩm chất tốt đẹp từ chính bản thân ông.

Từ đó, cùng với gánh xiếc của mình và Remi, tất cả đã cùng nhau trải qua những năm tháng lao động nghiêm túc và hăng say với nghề xiếc đó. Kể cả đến khi ông đã nhắm mắt xua tay, thế nhưng những đức tính mà Remi đã học hỏi được từ ông vẫn không hề suy giảm, thậm chí là còn mãnh liệt và phi thường hơn.

Nói không ngoa khi gánh xiếc này chính là một gia đình của cậu bé Remi, nơi đây cậu vẫn nhận được tình thương và sự bảo bọc từ ông Vitalis cho đến những con thú trong rạp xiếc, tất cả như là một gia đình thật sự.

Nhờ đó, đã giúp cho Remi có thêm động lực để sống tốt và vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống dù chỉ một cậu bé non nớt.

Tác giả Hector Malot đã rất thành công trong việc tạo ra những tình tiết gây xúc động mạnh cho người xem cũng như các phân đoạn kịch tính nhằm tạo nên sức hấp dẫn hơn cho tác phẩm kinh điển này.

Trong suốt hành trình của Remi đã đi qua, cậu bé đã gặp phải rất nhiều chông gai và thử thách, thế nhưng những điều này không làm cậu gục ngã mà còn khơi dậy thêm lòng dũng cảm và tình yêu gia đình mãnh liệt trong người cậu bé. Thế mới thấy, tình cảm gia đình đáng quý đến nhường nào.

Ngay từ đầu, vốn dĩ tác phẩm Không gia đình được tác giả viết dành riêng cho thiếu nhi, thế nhưng những bài học và thông điệp cho tác phẩm này lại khiến những người trưởng thành phải suy ngẫm ít nhiều.

Nội dung cuốn sách không chỉ gói gọn dành cho thiếu nhi, mà ở đó, người lớn cũng có thể cảm nhận rõ nét về ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm gia đình, bạn bè, niềm hy vọng và nghị lực vượt qua mọi khó khăn của người lao động bình thường.

Phần trình bày giới thiệu về tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Hector Malot của em đến đây là kết thúc, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

Nội dung 2

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay em sẽ trình bày về một bài hát mà em vô cùng yêu thích, một bài hát hào hùng khiến em yêu quê hương, đất nước nhiều hơn, đó là bài hát Đất nước trọn niềm vui của nhạc sĩ Hoàng Hà.

Cứ mỗi dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng lại vang lên những giai điệu trầm hùng của những bài ca bất hủ đã truyền lửa đến trái tim người nghe nhiều thế hệ. Mỗi khúc ca mang một câu chuyện gắn liền với lịch sử, để qua những giai điệu đó, thế hệ sau này hiểu rõ hơn giá trị của một chiến thắng đã làm nên một Việt Nam của thời đại mới. Trong đó, có “Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà.

Bài hát “Đất nước trọn niềm vui” được nhạc sĩ Hoàng Hà sáng tác vào đêm 26/4/1975 tại nhà riêng ở Hà Nội. Nhạc sĩ Hoàng Hà từng kể, từ giữa tháng 4/1975, không khí Hà Nội rất sôi động. Tình hình chiến sự được người dân theo dõi từng giờ, từng phút. Nhiều hôm, ông không về nhà mà ở lại cơ quan - Đài Tiếng nói Việt Nam để tiếp cận với tin tức nhanh hơn, đầy đủ hơn. Không khí Hà Nội trong thời điểm lịch sử vào những ngày đó hừng hực một quyết tâm, một niềm tin tất thắng.

Khi nghe tin quân ta đang thẳng tiến về Sài Gòn, nhạc sĩ đã dâng trào cảm xúc để viết nên những giai điệu đầy cảm xúc, thể hiện niềm hạnh phúc vô biên về một ngày vui của dân tộc đang đến rất gần: “Hội toàn thắng náo nức đất nước/ Ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang/ Ta muốn reo vang hát ca muôn đời Việt Nam/ Tổ quốc anh hùng”.

Ca khúc “Đất nước trọn niềm vui” được Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên thể hiện trên Đài Tiếng nói Việt Nam đúng sáng 30/4. Dù được sáng tác trong một thời gian ngắn, dù nhạc sĩ không có mặt ở Sài Gòn vào thời khắc lịch sử để chứng kiến cảnh: “Ta đi trong muôn ánh sao vàng, rừng cờ tung bay! Rộn ràng bao mê say những bước chân dồn về đây”, nhưng bằng sự trải nghiệm niềm hân hoan của một người nghệ sĩ mong ngóng ngày chiến thắng và hân hoan với ngày khải hoàn của dân tộc, lời ca, tiếng hát của ca khúc như là tiếng lòng của những người con nước Việt trong thời khắc quan trọng của lịch sử.

Sức sống mãnh liệt của ca khúc không phải dĩ nhiên mà có. Nó được đúc kết trong chính giá trị mà ca khúc tạo ra, xuyên qua năm tháng, vượt qua thời gian để chạm đến trái tim của bao thế hệ người nghe.

Về giá trị lịch sử, ca khúc đã khẳng định giá trị đích thực của nó trên nhiều khía cạnh, mà có thể nhìn nhận rõ nhất ở hai giá trị tiêu biểu là lịch sử - tư tưởng và nghệ thuật (nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật âm nhạc).

Dù đã trải qua bao nhiêu năm kể từ khi ca khúc ra đời, tác giả của bài hát đã trở thành người thiên cổ, nhưng âm hưởng của bài hát vẫn vẹn nguyên giá trị thời sự và niềm hân hoan như thủa ban đầu của nó.

Trên đây là phần trình bày về bài hát Đất nước trọn niềm vui, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.

Nội dung 3

Trong cuốn sách “Sống xanh”, tác giả Jen Chillingsworth đã viết “Ăn sạch – Uống lành – Sống bền vững”. Quả thực, cung cách sống của con người có mối quan hệ mật thiết với môi trường xung quanh. Đứng trước thực trạng Trái Đất hiện nay, nhiều người lựa chọn lối sống xanh để bảo vệ tương lai của chính mình và thế giới xung quanh.

Định nghĩa một cách đơn giản, sống xanh chính là lối sống thân thiện với môi trường, hòa hợp với tự nhiên. Trong xã hội hiện đại xô bồ, sống xanh được coi là lối sống tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta.

Từ xưa đến nay, con người luôn sống dựa vào tự nhiên. Cả một nền văn minh tân tiến của chúng ta được xây dựng trên cái nền thô sơ của Trái Đất. Mẹ Thiên Nhiên đã ban tặng cho con người vô vàn tài nguyên quý giá để phát triển đời sống, bồi đắp văn hóa. Loài người làm sao có thể tồn tại đến ngày nay nếu thiếu đi đất, nước, ánh sáng, gió hay những cánh rừng? Thế nhưng, Mẹ đang bị chính con người bức tử. Dân số đông đúc dẫn đến lượng rác thải quá nhiều, tham vọng tiền bạc khiến con người không ngừng vắt kiệt tự nhiên. Càng phụ thuộc vào công nghệ hiện đại, con người càng xa rời thiên nhiên. Những tòa nhà cao ốc, những con đường tắc nghẽn vì xe cộ hay những làn khói nhà máy đen kịt đang bao trùm Trái Đất. Hiện trạng này đã rung lên hồi chuông báo động. Hơn bao giờ hết, con người cần thay đổi cách sống và sống xanh là lối sống hữu ích, được nhiều người lựa chọn.

Lối sống xanh được thể hiện cụ thể trong việc sử dụng những đồ dùng có khả năng tái chế hoặc thân thiện với môi trường, khai thác vừa phải tài nguyên, ăn uống lành mạnh,… Mục tiêu của cách sống này là đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của con người nhưng không làm suy kiệt thiên nhiên. Có lẽ, điều này không còn là một xu hướng mà nên trở thành trách nhiệm của mỗi công dân toàn cầu.

Nhờ hình thành lối sống xanh mà cuộc sống của con người đã cải thiện rõ rệt. Ô nhiễm môi trường, khí thải nhà kính được giảm thiểu. Thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện di chuyển,… không rơi vào tình trạng lãng phí. Sức khỏe con người vì thế cũng được bảo đảm. Đời sống bận rộn khiến chúng ta làm quen với đồ hộp ăn liền hay các loại cốc, bát, đũa dùng một lần. Những thứ ấy có vẻ tiện lợi nhưng về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta. Quay về với những đồ đạc có xuất xứ lành tính sẽ giúp nâng cao sức khỏe thể chất con người. Bảo vệ tự nhiên đồng nghĩa với bảo vệ sức khỏe của chính mình và các sinh vật khác. Không chỉ vậy, nhiều người phải thừa nhận rằng lối sống xanh có tác động tích cực đến tinh thần của họ. Dành thời gian cho cây cối hơn là máy tính, chăm sóc động vật, sống tối giản giúp tâm trí con người thoải mái. Duy trì sống xanh còn đem đến môi trường sống lành mạnh cho các thế hệ sau. Vì tương lai của con em mình, ta cần thực hiện trách nhiệm gìn giữ môi trường ngay hôm nay. Sống xanh – sống lành.

Nếu không thực hiện lối sống này, chẳng mấy chốc thế giới của chúng ta sẽ là bãi phế thải khổng lồ. Con người và biết bao loài sinh vật khác sẽ tuyệt chủng vì sức nóng và ô nhiễm. Tiền bạc hay công nghệ của laptop, tivi không thể cứu được ta. Điều đáng buồn là hiện nay sống xanh vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Ở bất kì đâu, từ các thành phố lớn đến những khu ổ chuột, con người vẫn đang từng ngày phá hoại tự nhiên.

Hiện thực hóa việc sống xanh không hề khó. Ta có thể áp dụng nó ngay trong sinh hoạt hằng ngày như tiết kiện điện, lựa chọn những đồ dùng dễ tái chế và dễ phân hủy, hạn chế dùng các chất tẩy rửa làm từ hóa chất. Trong ăn uống, ta có thể sử dụng thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng tự nhiên. Ngoài ra, chúng ta cần phải điều chỉnh thói quen trong nấu nướng và ăn uống, hạn chế việc lãng phí thức ăn. Tiết kiệm điện, nước, lựa chọn thời trang bền vững thay vì chạy theo phong trào “Shoppee hall” sẽ tiết kiệm nguồn tài nguyên cho Trái Đất.

Tóm lại, có rất nhiều cách để giúp chúng ta sống xanh và sống lành. Hãy lựa chọn cho mình phương pháp sống xanh phù hợp để nâng cao chất lượng đời sống và bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)

Củng cố, mở rộng trang 151

Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học

1 206 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: