Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trang 112 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trang 112 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 848 21/03/2024


Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

* Yêu cầu

Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trang 112 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Về bức tranh Mưa thu. Pu-skin (Puskin) của họa sĩ V. E. Páp-cốp (V. E. Popkov)

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Nêu một số thông tin cần thiết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Triển khai phân tích, bình luận về những điểm đặc sắc của tác phẩm.

- Miêu tả đặc điểm tác phẩm kèm những phân tích, đánh giá.

- Gợi ý về một cách “đọc” đối với nét độc đáo của tác phẩm.

- Bày tỏ sự đồng cảm đối với tác giả, tác phẩm.

- Kết luận và gợi mở những suy nghĩ mới về nghệ thuật.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 115 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Những đặc điểm nào cho thấy bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật?

Trả lời:

Bài viết là một văn bản nghị luận chứ không phải văn bản thông tin về một tác phẩm nghệ thuật vì tác giả đã đưa ra quan điểm riêng, góc nhìn riêng về tác phẩm. Những thông tin khách quan về tác phẩm được sử dụng như là phương tiện, giúp người viết triển khai một cách hợp lí những phân tích, nhận xét, đánh giá về giá trị của đối tượng được đề cập đến.

Câu 2 (trang 115 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu tính đặc thù của những bằng chứng được sử dụng trong bài viết.

Trả lời:

Tính đặc thù đó gắn với sự “miêu tả” của người viết về các phương diện khách quan của tác phẩm (bố cục, màu sắc, hình khối, đường nét,...) khác với việc trích dẫn các câu văn, câu thơ khi ta viết một bài nghị luận văn học.

Câu 3 (trang 115 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được những điều kiện gì?

Trả lời:

Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, người viết phải đảm bảo được:

- Có hiểu biết cơ bản về loại hình nghệ thuật mà tác phẩm đó thuộc về.

- Có hứng thú với tác phẩm trên cơ sở từng xem, nghe, thưởng lãm theo điều kiện thực tế cho phép.

- Có một quan điểm đánh giá rõ ràng về tác phẩm với việc triển khai những lí lẽ xác đáng.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài (nên chọn viết về một tác phẩm thuộc các loại hình sáng tác: điện ảnh, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật,…).

- Nên chọn những tác phẩm bạn có đủ thông tin (qua tra cứu, tìm hiểu), đã có sự tiếp xúc trực tiếp (đã xem, đã nhìn, đã nghe,…), chú ý với các tác phẩm có liên hệ với những văn bản văn học đã đọc, đã học.

2. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Để tìm ý, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:

- Bộ phim của ai, tên là gì, được hoàn thành trong bối cảnh và thời điểm nào, đạo diễn, tên tác giả cùng kịch bản, ê-kíp làm phim, diễn viên chính, phụ,...

- Bộ phim được giới chuyên môn và công chúng nghệ thuật đánh giá, đón nhận như thế nào?

- Nội dung đề cập đến vấn đề gì, cần tóm tắt được cốt truyện theo kịch bản.

- Có thể nói về thành công và hạn chế nào của tác phẩm, về các mặt nội dung và nghệ thuật thể hiện.

- Bộ phim đã ghi dấu ấn gì trong đời sống?

Lập dàn ý

Mở bài:

- Nêu được các thông tin cơ bản về tác phẩm.

Thân bài:

- Nhìn nhận khái quát về tác phẩm.

- Phân tích từng khía cạnh nổi bật của tác phẩm với lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, đầy đủ.

- Nêu những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có thể thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác phẩm.

Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm.

Dàn ý cho đề bài: Viết một văn bản nghị luận về bộ phim “Chuyện tình cây táo gai” năm 2010.

a. Mở bài

- Giới thiệu về bộ phim “Chuyện tình cây táo gai” 2010 của đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

b. Thân bài

- Nội dung khái quát: Mối tính trong sáng mà bi thương, tái hiện hiện thực lịch sử trong những năm diễn ra Cách mạng văn hóa của Trung Quốc.

- Những khía cạnh nổi bật

+ Bối cảnh lịch sử.

+ Đạo diễn và dàn diễn viên bảo chứng phòng vé.

+ Phần hình ảnh hấp dẫn được xây dựng vô cùng tinh tế và sáng tạo. Xây dựng hình ảnh đối lập giữa các khung hình.

- Những điều mà người xem, người nghe cần chuẩn bị để có thể thưởng thức trọn vẹn, nhiều hứng thú đối với tác phẩm.

c. Kết bài

- Đánh giá chung về tác phẩm.

3. Viết

Dựa vào dàn ý đã lập để viết. Cần triển khai các luận điểm thành các đoạn văn đảm bảo được yêu cầu về mạch lạc và liên kết. Chú ý dùng giọng văn có tính biểu cảm, thể hiện được niềm hứng thú và xúc động của người viết đối với tác phẩm.

Bài viết tham khảo

Trung Quốc là một đất nước phát triển về mảng điện ảnh. Những bộ phim nổi tiếng của những đạo diễn lớn mang đậm chất thơ và phong vị Trung Quốc. "Chuyện tình cây táo gai" của Trương Nghệ Mưu là một tác phẩm như thế. Ông đã kể cho chúng ta một câu chuyện tình yêu trong sáng và hết sức sâu sắc.

Bộ phim lấy bối cảnh đất nước Trung Quốc những năm diễn ra Cách mạng văn hóa. Tịnh Thu là một cô bé 16 tuổi, có bố phải đi học tập cải tạo. Mẹ cô đang làm giáo viên cũng phải xuống làm một lao công. Cô theo mọi người về nông thôn sinh sống theo định hướng thời đó của Nhà nước. Kiến Tân là một chàng trai 24 tuổi, xuất thân từ một gia đình có địa vị, bố là cán bộ cấp cao, bản thân anh cũng là chàng trai kĩ sư địa chất có tương lai rộng mở. Hai nhân vật này đại diện cho hai giai cấp khác biệt lúc đó, thế nhưng giữa họ lại nảy nở tình yêu. Bằng tài kể chuyện của mình, đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã kể lại chuyện tình trong sáng, sâu sắc, mãnh liệt bị gia đình, xã hội ngăn cấm.

Hai diễn viên chính trong tác phẩm này là Châu Đông Vũ trong vai Tịnh Thu và Đậu Kiêu trong vai Kiến Tân đã thể hiện hết sức tròn trịa. Nhất là Châu Đông Vũ, khuôn mặt nhỏ nhắn, hiền lành đã giúp cô dễ dàng hóa thân vào nhân vật. Lối diễn nhẹ nhàng đầy chất thơ đã dẫn dắt người xem đi qua từng cung bậc cảm xúc của Tịnh Thu. Từ một cô gái mới lớn với những rung động thầm kín đến những khi ghen tuông, trút giận lên chiếc chậu mới mua. Đặc sắc nhất là cảnh Tịnh Thu ngồi ngắm nhìn dòng sông, tuy nhân vật không có biểu hiện gì nhưng ánh nhìn của cô thể hiện rất rõ nội tâm giằng xé, băn khoăn. Những cảnh khóc của nhân vật cũng chạm tới trái tim của người xem, gây cho ta những cảm xúc bâng khuâng, khó nói thành lời.

Một điểm khá ấn tượng trong bộ phim đó là sự đối lập giữa khung cảnh. Hai nhân vật chính thường gặp gỡ nhau ở bờ sông hay cánh đồng hoa. Góc máy lúc này lấy trọn thiên nhiên rộng lớn và sáng trong, như tình yêu đơn thuần, đẹp đẽ của hai người. Thế nhưng, khi quay cảnh gia đình Tịnh Thu, không gian bỗng trở nên u tối, chật hẹp như đại diện cho số phận của đôi uyên ương không thể đến với nhau vì những rào cản xã hội. Sự đối lập này càng làm rõ được thông điệp và ý nghĩa của bộ phim.

Khi mới ra mắt, "Chuyện tình cây táo gai" đã trở thành hiện tượng bởi những thước phim rất thơ mộng và diễn xuất ăn ý của hai diễn viên chính. Tác phẩm này cũng đã xuất sắc giành được hai giải thưởng trong liên hoan phim Quốc tế là Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho phim Châu Á hay nhất và Giải thưởng Điện ảnh Châu Á cho Diễn viên mới xuất sắc nhất.

"Chuyện tình cây táo gai" là một tác phẩm nghệ thuật tái hiện hiện thực xã hội và cũng chứa đầy chất thơ. Nếu có thời gian, bạn hãy xem bộ phim này một lần để thấy được những giá trị mà nó mang lại.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Gạch bỏ những từ, những câu văn trùng lặp, thiếu thông tin hoặc thông tin chung chung.

- Kiểm tra sự liền mạch giữa các ý, các đoạn. Bổ sung các phương tiện liên kết hợp lí nếu thấy cần thiết.

- Đính chính các thông tin chưa chính xác (nếu có).

- Sửa lại các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu (nếu có).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

Củng cố, mở rộng trang 119

Thực hành đọc: “Làm việc” cùng là “làm người”!

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học (trang 122)

II. Luyện tập và vận dụng (trang 124)

1 848 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: