Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên trang 80 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên trang 80 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 2,559 21/03/2024


Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

* Yêu cầu

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên trang 80 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Những dãy đảo xa nằm nghe biển hát

- Giới thiệu thông tin khái quát về biển đảo Việt Nam.

- Nêu đặc điểm những hòn đảo ở vùng biển phía Bắc.

- Khái quát đặc điểm vùng đảo miền Trung.

- Điểm xuyết yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Nhận diện nét riêng của các đảo vùng duyên hải Nam Bộ.

- Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Khẳng định giá trị của biển đảo Việt Nam.

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Văn bản đã đề cập đến sự vật, hiện tượng gì? Những thông tin cơ bản nào được trình bày trong văn bản?

Trả lời:

- Văn bản đã đề cập đến biển đảo Việt Nam

- Những thông tin được trình bày như sau:

+ Biển đảo miền Bắc

+ Biển đảo miền Trung

+ Biển đảo miền Nam

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Xác định hệ thống ý của văn bản. Tác giả đã cung cấp thông tin theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

- Giới thiệu khái quát về biển đảo Việt Nam

- Giới thiệu về những hòn đảo ở miền Bắc

- Giới thiệu về những hòn đảo ở miền Trung

- Giới thiệu về những hòn đảo ở miền Nam

- Khẳng định lại giá trị của biển đảo Việt Nam

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tác giả đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận để chuyển tải các thông tin đến người đọc? Nêu tác dụng của yếu tố đó trong văn bản.

Trả lời:

- Tác giả đã lồng ghép yếu tố miêu tả và biểu cảm ở nhiều đoạn. Chẳng hạn, yếu tố biểu cảm thể hiện ngay tên các tiêu mục (chỗ nước trời lẫn sắc miền Bắc; đầu sóng ngọn gió miền Trung; những đảo ngọc miền Nam), ở sự liên tưởng tới câu thơ của Chế Lan Viên, ở những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của du khách khi đến những vùng đảo,... yếu tố miêu tả thể hiện ở những đoạn giới thiệu vị trí địa lí của những hòn đảo trải dài từ Bắc vào Nam. Bên cạnh đó, yếu tố tự sự cũng được sử dụng khi giới thiệu về sự xuất hiện của cư dân đảo.

- Việc lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự giúp cho thông tin được chuyển tải đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, thể hiện tình yêu và niềm tự hào của tác giả về biển đảo Việt Nam.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài thuyết minh.

- Tập hợp thông tin về đề tài đã chọn bằng cách quan sát, thu thập và ghi chép thông tin.

2. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

* Đề bài:

Để tìm ý, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:

- Sự vật, hiện tượng được đề cập đến là gì?

- Có thể cung cấp những thông tin về sự vật, hiện tượng được thuyết minh theo trình tự nào?

- Việc nhận thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?

Lập dàn ý

Mở bài:

- Giới thiệu sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được thuyết minh.

- Nêu thông tin khái quát về sự vật, hiện tượng đó.

Thân bài:

- Chọn lọc, sắp xếp và triển khai các ý đã tìm được theo một trình tự hợp lí, tùy thuộc vào định hướng cung câp thông tin của người viết.

- Cần xác định yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận nào có thể đưa vào vị trí thích hợp để làm tăng hiệu quả biểu đạt và sức hấp dẫn của bài viết.

- Cần dự kiến cả những phương tiện phi ngôn ngữ có thể được sử dụng trong văn bản (hình ảnh, số liệu, sơ đồ,...), giúp cho các nội dung thuyết minh được sinh động, hấp dẫn.

Kết bài: Khái quát ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được đề cập, gợi mở những ý tưởng có thể tiếp nối,…

Dàn ý cho đề bài: Thuyết minh về hiện tượng núi lửa

a. Mở bài

- Giới thiệu tên hiện tượng tự nhiên: hiện tượng núi lửa.

- Dẫn dắt vào bài thuyết minh.

b. Thân bài

- Khái niệm hiện tượng núi lửa.

- Nguyên nhân, cơ chế hình thành hiện tượng núi lửa.

- Tác hại của hiện tượng.

- Các vấn đề liên quan đến hiện tượng núi lửa.

c. Kết bài

- Trình bày tóm tắt khái niệm hiện tượng núi lửa.

3. Viết

- Triển khai dàn ý thành các đoạn văn, sắp xếp các đoạn theo trình tự hợp lí.

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận phù hợp.

- Chú ý sử dụng kết hợp bảng biểu, tranh ảnh,... phù hợp.

- Sử dụng ngôn ngữ diễn đạt mạch lạc, sáng rõ.

Bài viết tham khảo

Trong đời sống, chúng ta có thể biết đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng núi lửa.

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.

Về cơ chế hình thành, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Khi càng đi sâu về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.

Việc phân loại núi lửa dựa vào nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng “tiếp tục phun trào”. Một số quốc gia có núi lửa hoạt động như: Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga…

Lợi ích của núi lửa mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy vậy, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Ngoài ra, núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.

Như vậy, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cũng như tác hại. Con người cần nắm được những kiến thức về hiện tượng này để biết cách phòng tránh và khắc phục.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

- Đọc lại và đối chiếu với yêu cầu của bài, dàn ý đã lập.

- Xem lại những đoạn, nội dung có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận trong bài viết.

- Rà soát để đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, tổ chức văn bản.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

Củng cố, mở rộng trang 88

Thực hành đọc: Ca nhạc Miệt Vườn

Tri thức Ngữ văn trang 93, 94

Bài ca ngất ngưởng

1 2,559 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: