Soạn bài Trao duyên trang 14 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Trao duyên trang 14 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 537 21/03/2024


Soạn bài Trao duyên

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 14 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Mối tình Kim – Kiều được Nguyễn Du miêu tả như một “thiên tình sử” tuyện đẹp. Bạn hãy đọc một đoạn thơ trong Truyện Kiều hoặc một bài thơ của tác giả khác viết về tình yêu của họ.

Trả lời:

- Đoạn thơ thuộc hồi 2, Truyện Kiều:

Chàng Vương quen mặt ra chào

Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.

Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời

Phong tư tài mạo tuyệt vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa

Chung quanh vẫn đất nước nhà

Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.

Trộm nghe thơm nức hương lân,

Một nền Đồng Tước, khóa xuân hai Kiều.

Nước non cách mấy buồng thêu,

Những là trộm dấu, thầm yêu chốc mòng.

May thay giải cấu tương phùng,

Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa.

Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan thu cúc, mặn mà cả hai

Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

* Đọc văn bản

1. Hình dung bối cảnh của cuộc trao duyên (thời gian, không gian, hoàn cảnh của nhân vật).

- Thời gian: Đêm sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều

- Không gian: Trong phòng, bên ánh đèn dầu leo lét

- Hoàn cảnh: Thúy Kiều bán mình chuộc cha, chuẩn bị theo Mã Giám Sinh về quê.

2. Chú ý nội dung lời “hỏi han” của Thúy Vân.

- Thúy Vân khi thấy chị ngồi u sầu, trầm tư, lo lắng bên ngọn đèn khuya đã hỏi thăm chị à Thúy Vân là người đơn thuần, ít lo lắng thế sự.

3. Theo dõi cảm xúc, suy nghĩ của Thúy Kiều:

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân;

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân.

- Khi nói lời nhờ cậy Thúy Vân: lòng rối như tơ vò, ngổn ngang trăm mối.

- Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân: xót xa, tủi thân, tiếc nuối, ai oán số phận.

4. Chú ý lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỉ vật.

- Lời dặn dò sau khi đã suy tư rất lâu dưới ngọn đèn khuya à Thúy Kiều đã rất trăn trở, thao thức.

- Đó là sự nhờ cậy của Thúy Kiều với em, hi vọng em thay mình kết duyên và chăm sóc tốt cho Kim Trọng.

5. Mười dòng thơ cuối là lời Thúy Kiều nói với ai?

Thúy Kiều nói với Thúy Vân hay với chính bản thân mình: Hi vọng em gái thay mình kết duyên với Kim Trọng, được hạnh phúc và sẽ nhớ tới nàng.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Kiều ngồi thao thức nghĩ đến thân phận và tình yêu lỡ dở của mình. Nàng nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho chàng Kim. Đoạn trích thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều và nỗi đau của số phận con người trong xã hội phong kiến.

Soạn bài Trao duyên trang 14 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu bố cục của đoạn trích và chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời đối thoại, lời độc thoại của các nhân vật.

Trả lời:

- Bố cục:

+ Phần 1 (12 câu đầu): Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân

+ Phần 2 (14 câu tiếp): Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân

+ Phần 3 (còn lại): Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm

- Lời người kể chuyện: 711,725,730,735

- Lời đối thoại nhân vật: 715,720,740,745

- Lời độc thoại nhân vật: 750,755.

Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân trong thời điểm nào?

Trả lời:

Nàng đau đớn và day dứt khi phải phụ bạc lời thề và mối tình đẹp với Kim Trọng. Sau lời hỏi thăm của Thúy Vân, Kiều nhờ cậy em gái trả giùm món nợ ân tình trước khi theo Mã Giám Sinh về quê hương theo thỏa thuận chuộc cha.

Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Đọc đoạn thơ (từ câu 719 đến 748) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thúy Kiều bày tỏ với thái độ như thế nào? Tìm hiểu giá trị của những từ ngữ được dùng để thể hiện thái độ đó.

b. Thúy Kiều đã đưa ra những lí lẽ gì để thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên?

c. Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, Thúy Kiều đã dặn dò những gì? Lời dặn dò ấy có nhất quán với lời nàng nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân trước đó hay không? Chỉ ra những từ ngữ, chi tiết thể hiện sự nhất quán hoặc không nhất quán ấy.

d. Nêu diễn biến tâm lí của Thúy Kiều khi nói lời trao duyên và khi trao kỉ vật cho Thúy Vân. Hãy phân tích, lí giải diễn biến tâm lí đó.

Trả lời:

a. Lời nhờ cậy Thúy Vân được Thúy Kiều bày tỏ với thái độ thành khẩn, cầu xin.

+ Những từ cậy, “ngồi lên”, lạy, thưa”: thể hiện thái độ cầu xin, khẩn thiết của người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Thúy Kiều đã dành sự trang nghiêm, tôn trọng đặc biệt cho người em gái mà mình nhờ vả.

b. - Kiều trình bày về cảnh ngộ “Hiếu tình khó lẽ hai bề vẹn hai” của mình để Thúy Vân hiểu tình cảm sâu nặng, thiêng liêng giữa hai người, mong em thấu hiểu cho nỗi khổ mà chấp nhận mối tơ của chị. Đồng thời Thúy Kiều cũng thuyết phục em bằng tình ruột thịt sâu nặng.

c. - Lời dặn dò của Thúy Kiều:Duyên này thì giữ vật này của chung...chẳng quên”.

- Lời lẽ mâu thuẫn với lời trao duyên Kiều nới với Thúy Vân. Trao duyên cho Thúy Vân mà nàng vẫn muốn kỉ vật là “của chung”. Trao "duyên" xong, nhưng lòng Kiều nặng trĩu, đầy những giằng xé. Lý trí mách bảo từ bỏ tình yêu, nhưng trái tim và tình cảm sâu nặng khiến nàng đau đớn tột cùng.

d. Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên diễn biến qua ba giai đoạn:

Soạn bài Trao duyên trang 14 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong mười dòng thơ cuối (chú ý sự thay đổi đối tượng tâm tình và giọng điệu).

Trả lời:

- Kiều trở lại thực tại chia ly, đổ vỡ và nỗi đau khổ không gì có thể an ủi, bù đắp được.

- Sau khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều âm thầm nhắn nhủ đến Kim Trọng: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”. Đó không chỉ là lời tạ lỗi thầm lặng đau xót khi phải chia tay người yêu mà còn ý thức về cuộc sống tăm tối phía trước, lời oán trách số phận bạc bẽo.

- Khi nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân nhận lời trao duyên, Kiều đã mong muốn chu toàn cả bên tình, bên hiếu. Nhưng kết thúc cuộc trao duyên, tình yêu, nỗi đau còn trào dâng mãnh liệt hơn.

- Diễn biến tâm lí của Kiều đi qua nhiều cảm xúc khác nhau, từ nghĩ cách cứu cha và em, trao lại mối duyên của mình, đến việc nghĩ cho người mình yêu thương và đến cuộc sống bấp bênh của nàng sau này khiến người ta không khỏi đau xót.

Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nhận xét về nghệ thuật sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong đoạn trích. Hãy minh họa bằng một ví dụ mà bạn thấy tâm đắc.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Sự kết hợp, đan xen của nhiều hình thức ngôn ngữ: lời kể chuyện, lời nhân vật (lời đối thoại, độc thoại nội tâm), lời nửa trực tiếp. Tác giả đã sử dụng các hình thức ngôn ngữ một cách linh hoạt để khám phá, tái hiện thế giới nội tâm.

+ Kết hợp tinh hoa của hai dòng ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Từ Hán Việt được Việt hóa, kết hợp từ thuần Việt một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo.

- Ví dụ:

+ Hình thức lời nửa trực tiếp, kết hợp từ Hán Việt được Việt hóa: “Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

+ Thành ngrẽ cửa chia nhà, bạc như vôi, nước chảy hoa trôi,..., nhiều từ ngữ của đời thường bình dị hòa vào lời thơ một cách tự nhiên, linh hoạt.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 16 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Truyện Kiều là tiếng nói hiểu đời, thương đời của Nguyễn Du. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chỉ ra biểu hiện của sự “hiểu” và “thương” ấy trong đoạn trích Trao duyên.

Đoạn văn tham khảo

Đoạn trích Trao duyên không chỉ làm ngời lên vẻ đẹp nhân cách bao dung, vị tha, đức hi sinh của Kiều mà còn thể hiện niềm xót xa, thương cảm của Nguyễn Du với nỗi đau trước bi kịch tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến. Với Kiều đó là một quyết định đau đớn khi phải tự tay cắt đứt mối duyên tình đẹp đẽ với chàng Kim. Kiều đã cố kìm nén nỗi đau để đủ tỉnh táo thuyết phục Vân chấp nhận thỉnh cầu. Màn thuyết phục của Kiều cùng tài nghệ sử dụng ngôn ngữ, xây dựng tính cách nhân vật tuyệt vời và thể hiện khả năng hiểu người kỳ diệu của Nguyễn Du. Nguyễn Du thấu hiểu tâm trạng đau đớn của Kiều khi đi vào diễn tả tâm lí đầy mâu thuẫn trong việc trao duyên cho Thuý Vân và khát vọng tình yêu của nàng. Kiều dặn dò, nhắc nhở Vân và Kim Trọng hãy thương xót và tưởng nhớ đến mình. Đó là cách để cho nhân vật trực tiếp cất lên tiếng nói "tự thương". Quá khứ đẹp với hiện tại nghiệt ngã giằng xé trong tâm hồn Kiều khiến nàng đau đớn. Nguyễn Du đã vượt lên tư tưởng của thời đại, ông đã thể hiện niềm khao khát hạnh phúc tình yêu của Kiều ở trần thế. Nguyễn Du viết với cảm hứng "tự thương" là một biểu hiện của tiếng nói nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Thông qua tiếng khóc đó, Nguyễn Du đề cao khát vọng tình yêu hạnh phúc lứa đôi và thể hiện tấm lòng thấu hiểu và yêu thương, đồng cảm với đời, với người sâu sắc.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tác gia Nguyễn Du

Độc Tiểu Thanh kí

Thực hành tiếng Việt trang 20

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

Giới thiệu về một tác phẩm văn học

1 537 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: