Soạn bài Thuyền và biển trang 110 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thuyền và biển trang 110 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 573 21/03/2024


Soạn bài Thuyền và biển

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 110 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Trả lời:

Những so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau: thuyền và bến, biển và sóng, ong và bướm, Kim - Kiều, trúc - mai,...

Câu hỏi 2 (trang 110 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.

Trả lời:

- Những ca khúc của Xuân Quỳnh được phổ thành nhạc là Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Thuyền và biển, Mẹ của anh,...

- Trong đó, ấn tượng với em nhất là bài hát “Thơ tình cuối mùa thu”. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã nên duyên với cuộc tình thứ hai là nhà thơ Lưu Quang Vũ, bởi vậy mà những bài thơ của Xuân Quỳnh thời kỳ này đều thấm đượm tình yêu, niềm hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng êm đềm.

* Đọc văn bản

1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

- Cụm từ: kể anh nghe

- Nhân vật: thuyền và biển

2. Theo dõi diễn biến câu chuyện.

Câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính lãng mạn, trữ tình của tác giả.

3. Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai câu thơ này.

Dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này có tác dụng giải thích cho hai dòng thơ trước đó: Câu trên tác giả miêu tả cảnh sóng biển xô thuyền, đây là một hiện tượng hết sức bình thường nhưng qua cái nhìn trữ tình của tác giả thuyền và biển giống như chàng trai cô gái yêu nhau. Bởi vậy, tác giả vì sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.

4. Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì. Và đó chính là sự thấu hiểu trong tình yêu.

5. Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Người kể chuyện đã đồng nhất mình và người mình yêu với hình ảnh thuyền và biển. Thuyền và biển luôn mãi bên nhau không thể tách rời. Nếu phải chia xa, thuyền hay biển đều không còn trọn vẹn.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ nhung của tháng ngày xa cách, là ước nguyện luôn được gắn bó, bền chặt bên nhau. Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.

Soạn bài Thuyền và biển trang 110 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Trả lời:

Bài thơ được viết hoàn chỉnh từ một câu chuyện đơn giản nhưng giúp tác giả bộc lộ trọn vẹn cảm xúc của mình. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc, xúc động về một tình yêu son sắt, thủy chung, luôn hướng về nhau của hai con tim chung một nhịp đập.

Câu 2 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

Trả lời:

- Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong mối quan hệ gắn bó - xung đột mang tính vĩnh cửu của tình yêu.

- Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá: niềm đam mê không giới hạn ("Thuyền nghe lời biển khơi"; "Thuyền đi hoài không mỏi"); sự êm à lắng sâu ("Thầm thì gửi tâm tư/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ"); sự cổn cào, mãnh liệt ("Cũng có khi vô cớ/ Biển ào ạt xô thuyền"); sự nhớ thương khắc khoải ("Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ"); sự đau khổ giày vò ("Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau - rạn vỡ"; "Biển chỉ còn sóng gió") ;...

Câu 3 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết”và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời:

+ Hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu.

+ Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh.

+ Gặp là sự sum vầy, thân mật, quấn quýt, đối lập với sự xa cách, phôi pha.

=> Ba yếu tố trên là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian.

Câu 4 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Trả lời:

- Việc lồng ghép và hợp nhất hai câu chuyện đã tạo nên các góc soi chiếu khác nhau về tình yêu, cả khách quan lẫn chủ quan, làm cho ấn tượng của người đọc về những điều thổ lộ của nhân vật trữ tình càng thêm mạnh mẽ, sâu sắc.

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu

=> Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.

Câu 5 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Bài thơ là lời giãi bày của người phụ nữ về tình yêu. Từ đó, ta thấy được mối quan tâm cháy bỏng về sự thuỹ chung, thấu hiểu và chia sẻ. Mọi biểu hiện đa dạng của biển như hiển từ, thầm thì, ào ạt xô thuyền, bạc đầu thương nhớ đều nói lên mong ước chung tình của người phụ nữ vốn xem tình yêu là toàn bộ cuộc sống của mình. Tuy nhiên, không thể xem mong ước ấy là nhỏ hẹp vì ở nhân vật xưng "em", người đọc còn nhận ra khát vọng "đưa thuyền đi muôn nơi", nghĩa là khát vọng khám phá sự bao la, vô tận và vĩnh cửu của tình yêu.

Câu 6 (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

+ Yếu tố tự sự đã khiến người đọc bị cuốn vào cuộc hành trình tinh thần trong bài thơ một cách tự nhiên.

+ Yếu tố tự sự đã giúp tác giả làm sáng tổ được nhiều cung bậc của tình yêu một cách khách quan, dễ tạo nên sự đồng thuận, chia sẻ.

+ Yếu tố tự sự làm đa dạng hoá các biểu hiện của nhân vật trữ tình: khi lộ diện trực tiếp, khi ẩn mình trong hình tượng "biển".

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 112 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm này.

Đoạn văn tham khảo

Thuyền và biển vốn là hình ảnh được các nhà thơ sử dụng để chỉ tình yêu, tình cảm đôi lứa sâu đậm. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Tình yêu vốn dĩ không đứng yên, nó luôn vận động biến đổi, nếu chúng ta thấu hiểu, biết và chia sẻ thì tất cả những điều đó sẽ là những tình cảm đáng nhớ, đáng nâng niu và trân trọng. Sự hòa quyện, quấn quýt của thuyền và biển khiến người đọc không khỏi thấy cảm thông, ngưỡng mộ bởi chúng là hiện thân của những người yêu nhau, luôn mãnh liệt trong từng cung bậc cảm xúc, từng hoàn cảnh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Lời tiễn dặn

Dương phụ hành

Thực hành tiếng Việt trang 112

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

1 573 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: