Soạn bài Luyện tập và vận dụng trang 124 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Với soạn bài Luyện tập và vận dụng trang 124 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Luyện tập và vận dụng (trang 124)
1. Đọc
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Xác định ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca muốn triển khai qua đoạn trích. Ý tưởng đó gắn với từ khóa nào?
Trả lời:
- Ý tưởng chính mà nhà thơ Uýt-xla-oa Dim-bo-xca: để có thể không ngừng sáng tạo trong một thế giới bao la, đầy ắp những điều bí ẩn, nhà thơ luôn cần biết ngạc nhiên, luôn tìm cách giải đáp những câu hỏi và luôn nuôi dưỡng trạng thái không thỏa mãn với chính các câu trả lời đã có của mình.
- Ý tưởng này gắn với từ khóa: “tôi không biết”.
Câu 2 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy nêu một số cụm từ được tác giả nhắc tới trong đoạn trích mà bạn cho là có ý nghĩa tương đương với cụm từ "tôi không biết".
Trả lời:
Một số cụm từ được tác giả nhắc tới trong đoạn trích có ý nghĩa tương đương với cụm từ “tôi không biết”: cố gắng tìm câu trả lời bằng mỗi tác phẩm của mình; cảm thấy băn khoăn; không hài lòng với bản thân mình,...
Câu 3 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo tác giả, việc tự xác nhận rằng "tôi không biết" có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi con người và của nhân loại nói chung? Bạn đánh giá như thế nào về các bằng chứng được tác giả nêu lên nhằm khẳng định quan điểm của mình?
Trả lời:
- Việc tự xác nhận rằng “tôi không biết” sẽ tạo nên nguồn động lực lớn, thúc đẩy mỗi cá nhân và con người nói chung không ngừng khám phá, tìm hiểu về thế giới, từ đó có những phát kiến, phát minh đem lại sự hiểu biết và hạnh phúc cho nhân loại.
- Tác giả đã nêu những bằng chứng hết sức thuyết phục, từng được nhiều người biết nhưng không phải mấy ai cũng thấy ý nghĩa của nó.
Câu 4 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy nêu một ví dụ gắn với lĩnh vực sáng tạo thơ để minh họa cho vấn đề được tác giả đề cập trong đoạn 2.
Trả lời:
Nhà thơ cũng vậy. Nếu như đó là một nhà thơ thực thụ thì phải luôn nhắc mình “tôi không biết”. Hãy cố gắng tìm câu trả lời bằng mỗi tác phẩm của mình. Nhưng khi vừa đặt xong dấu chấm là lại phải cảm thấy băn khoăn. Thấy rằng đó mới chỉ là một câu trả lời nhất thời và tuyệt nhiên chưa đầy đủ.
Câu 5 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phân tích mạch lạc và liên kết của đoạn trích.
Trả lời:
Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện qua việc lặp lại một số từ, cụm từ, việc sử dụng các quan hệ từ hay những câu đảm nhiệm chức năng kết nối các đoạn.
Câu 6 (trang 124 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của bạn về hoạt động sáng tạo của nhà thơ nói riêng, của các nghệ sĩ nói chung từ những gì được gợi ý trong đoạn trích.
Trả lời:
Tác phẩm văn học khi được viết ra bằng ngôn từ nghệ thuật nhất thiết phải thể hiện được cách nhìn về hiện thực riêng, những tìm tòi về nghệ thuật riêng của người nghệ sĩ. Hình ảnh cuộc sống trong tác phẩm là hình ảnh của hiện thực đã đi qua một tâm hồn, một cá thể và dấu ấn cá thể in vào trong đó “càng độc đáo càng hay”. Xuân Diệu đã nói: “chỉ có những tâm hồn đồng diệu chứ không thể có những con người là phiên bản của nhau. Bởi vậy, sáng tác văn học, một thứ sản xuất “đặc biệt và cá thể” nhất quyết không thể tạo ra những tác phẩm giống nhau như khuôn đúc”. Giọng nói riêng của nhà văn có thể hiểu là một tâm tư tình cảm riêng, một thái độ sống, cách nhìn, cách đánh giá về hiện thực cuộc sống riêng được biểu hiện trong tác phẩm bằng hình thức nghệ thuật phù hợp. Cuộc sống phong phú muôn màu muôn vẻ luôn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, chứa nhiều điều bí mật, kỳ diệu cần được khám phá. Bề dày lịch sử văn học thế giới đã dược tạo dựng hàng loạt những khám phá riêng ấy. Người nghệ sĩ phải có một con mắt tinh sắc, một tâm hồn nhạy cảm và một tài năng đã đến độ chín để gửi vào trong tác phẩm giọng nói riêng của mình. Người nghệ sĩ không được phép lười biếng hay bắt chước mà phải luôn trong tâm thế tìm tòi, sáng tạo. Tất nhiên điều đó không có nghĩa nhà văn được phép tìm tòi theo hướng cực đoan, viết những điều không ai hiểu được. Bởi vì “tầm thường là cái chết của nghệ thuật”. Độc đáo luôn là yêu cầu muôn dời của văn chương nghệ thuật.
2. Viết
Chọn một trong các đề sau:
Đề 1.
Hãy tạo lập một văn bản thuyết minh có sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để giới thiệu một tác phẩm văn học được bạn đánh giá là đặc sắc.
Đề 2.
Vấn đề xã hội nào hiện nay đang khiến bạn quan tâm nhiều nhất? Hãy viết một văn bản thuyết minh về vấn đề đó.
Đề 3.
Ở mỗi người, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới kì diệu của nghệ thuật thường được khơi lên từ cuộc tiếp xúc bất ngờ với một tác phẩm cụ thể. Với bạn, tác phẩm nào đã đóng vai trò này? Hãy viết về tác phẩm đó.
Bài viết tham khảo
Đề 1
Thuyết minh về tác phẩm “Đồng chí” - Chính Hữu
Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926, tại thành phố Vinh, Nghệ An, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Trước Cách mạng tháng Tám, ông học trung học ở Hà Nội; năm 1946 gia nhập Trung đoàn Thủ đô; 1950 phụ trách Đoàn văn công quân đội; 1953 - 1954 tham gia các chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ; từ 1954 tiếp tục công tác văn nghệ trong quân đội.
Bài thơ đầu tiên được biết đến của ông là bài Ngày về (1947). Đó là bài thơ thể hiện ý chí của người chiến sĩ Hà Nội quyết trở về giành lại quê hương bị rơi vào tay giặc Pháp. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chính Hữu hầu như chỉ viết về người chiến sĩ và cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.ông sáng tác ít, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Tác phẩm chính là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966).
Bài thơ Đồng chí, sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi Chính Hữu đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Thu đông 1947, đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Nhà thơ kể: "Tôi bị ốm, sốt rét ác tính, nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc tôi. Không có đồng chí đó có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ đến những lần đau ốm được mẹ, được chị chăm sóc. Đó là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ Đồng chí(Tác giả nói về tác phẩm, NXB Trẻ, 2000). Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết sâu nặng của những người lính cách mạng, phần lớn xuất thân từ nông dân. Bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn.
Ra đời trong bối cảnh nền văn học mới hình thành được vài năm, Đồng chí là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca kháng chiến. Đặc biệt thi phẩm đã góp phần mở ra phương thức khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, đời thường, chân thật.
Đề 2
Thuyết minh về việc sử dụng thuốc lá.
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng được quan tâm song vẫn có không ít những tác nhân làm nguy hại đến sức khỏe của con người. Một trong số đó là thuốc lá!
Trên mỗi vỏ bao thuốc lá đều có dòng chữ “Thuốc lá có hại cho sức khỏe” vậy mà bất chấp điều cảnh báo ấy,người ta vẫn hút thuốc. Hút đến vàng răng, vàng cả ngón tay cầm thuốc, hơi thở hôi đến khó chịu với những người xung quanh… Có một thời, thuốc lá trở thành vật không thể thiếu trên bàn tiếp khách. Người lớn hút, trẻ nhỏ cũng hút. Nguyên nhân nào dẫn đến thói quen tai hại ấy? Do thói quan giao tiếp cũng có, do sự học đòi bắt chước thích tỏ ra mình là người “sành điệu” cũng có.
Hầu hết những người hút thuốc lá đều biết tác hại của nó. Trong thuốc lá có chứa Nicotin là một chất gây nghiện. Hút thuốc lá nhiều có thể bị hỏng hệ hô hấp, dẫn đến ho, khó thở, tức ngực, thậm chí có thể gây rỗ phổi hoặc ung thư phổi. Như vậy, thuốc lá làm cho sức khỏe và tuổi thọ bị suy giảm nghiêm trọng.
Không những thế thuốc lá còn làm tiêu hao túi tiền của người sử dụng. Có thể số tiền dành cho thuốc lá không nhiều, nhưng nếu không hút thuốc lá, ta có thể dùng số tiền đó vào những việc khác hữu ích hơn. Đối với trẻ nhỏ việc học đòi, bắt chước hút thuốc lá vừa làm nguy hại đến sức khỏe vừa làm cho tâm tính bị thay đổi dẫn đến dối trá, trộm cắp vặt để có tiền hút thuốc…
Thuốc lá không chỉ có hại đối với người trực tiếp sử dụng nó mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh vì khói thuốc lan trong không khí khiến họ cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề. Hiện nay, khi đến các nơi công cộng như bến xe, thậm chí cả trường học, trụ sở nhà nước, chúng ta vẫn bắt gặp nhiều người hút thuốc lá mà không hề quan tâm đến sức khỏe của mình và cảm giác của những người xung quanh.
Như vậy họ đã gián tiếp làm nguy hại đến sức khỏe cộng đồng và vô tình làm cho môi trường bị suy thoái. Theo điều tra mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO, cứ theo đà hút thuốc hiện nay thì đến năm 2020 số người chết vì thuốc lá sẽ là 8 triệu người một năm. Tức là cao hơn số người chết vì HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông cộng lại. Dự báo ấy liệu có làm cho những con nghiện thuốc lá lưu tâm ?
Thuốc lá có hại như vậy. Làm thế nào để ngăn chặn việc hút thuốc lá ?Có lẽ cần tuyên truyền nhiều hơn về tác hại của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Coi việc hút thuốc lá là hành vi không đẹp bởi nó là biểu hiện của nghiện ngập và của những con người dễ bị chi phối. Và yếu tố quan trọng nhất là tự bản thân phải ý thức cao, chủ động không tiếp cận với thuốc lá để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân trong gia đình mình.
Thuốc lá có hại. Thuốc lá nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi vậy thế hệ trẻ chúng ta hãy cùng nhau nói không với thuốc lá!
Đề 3
Viết về bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ (Tô Ngọc Vân)
Tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” được xem là một trong những tác phẩm hội họa kinh điển do họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943. Vào khoảng những năm 1945 về trước, tranh sơn dầu thiếu nữ bên hoa huệ gây ấn tượng với người xem bởi nét đẹp của người thiếu nữ Việt, thêm chút buồn vương vấn, nhẹ nhàng, gợi nhắc đến nền văn hóa truyền thống, cổ xưa. Bức tranh này không đơn thuần chỉ thể hiện cái đẹp của người thiếu nữ mà còn mang trong mình thú vui tao nhã của người Hà Thành xưa rất đậm chất nghệ thuật, đó là thú thưởng hoa loa kèn.
Quan sát tranh, chúng ta thấy được rằng bức tranh mô tả chân dung một thiếu nữ mặc áo dài trắng bên cạnh lọ hoa huệ trắng. Với hình dáng cô gái cùng những chi tiết và màu sắc xung quanh. Tạo thành một hình khối giản dị, toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng. Người thiếu nữ bên tà áo dài thể hiện sự thuần khiết và trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Những hòa sắc và đường nét, hình khối giản dị của bức tranh toát lên một nét buồn vương vấn, nhẹ nhàng, không duyên cớ.
Trong nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn và phổ biến hơn. Ông vô cùng điêu luyện trong việc biết cách vận dụng những nét độc đáo theo từng chi tiết trong cụm từ “ thiếu nữ và hoa”. Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” là chủ động biểu hiện hệ đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ. Thiếu nữ má hồng tân thời e ấp làm dáng. Sự chuyển động hình thể của cô gái cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng tuổi đôi mươi yêu cái đẹp. Búp tay tay nõn nà nâng nhẹ cánh hoa trắng tinh. Những cử chỉ động tác đều toát lên những cảm xúc lay động.
Với đường nét hài hòa, hình khối giản dị bức vẽ tranh sơn dầu đã khắc họa chân dung người thiếu nữ trong tà áo dài trắng, khẽ nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ tây trắng ngát. Thêm vào đó, bằng tài hoa và sự sáng tạo của mình người nghệ sĩ đã thổi hồn vào bức vẽ tranh sơn dầu thiếu nữ hoa huệ khiến nó thêm phần ấn tượng, nghệ thuật sâu sắc.
3. Nói và nghe
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1.
Thuyết trình về một tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng của mỗi bài học.
Nội dung 2.
Trình bày bài thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn (có thể dựa vào bài viết của mình về vấn đề này, nếu đã có).
Nội dung 3.
Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật từng để lại cho bạn nhiều suy nghĩ về vấn đề lựa chọn và hành động trong cuộc đời.
Bài nói tham khảo
Nội dung 1
Thuyết trình về Truyện Kiều - Nguyễn Du
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là...... học sinh lớp......... Hôm nay, tôi sẽ thuyết trình giới thiệu về tác phẩm kinh điển của văn học trung đại Việt Nam, đó là Truyện Kiều của nhà thơ Nguyễn Du.
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn...”
Những câu thơ được trích trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Tố Hữu. Những câu thơ ấy là lời khẳng định về giá trị trường tồn của Truyện Kiều trong nền văn học nước nhà. Bởi lẽ, truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn...(Phạm Quỳnh)
Truyện Kiều có tên là Đoạn trường tân thanh (Đoạn: đứt, trường: ruột, tân: mới, thanh: âm thanh, tiếng kêu). Ta có thể hiểu nhan đề ấy có nghĩa là “tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột”. Nhan đề Đoạn trường tân thanh được Nguyễn Du lấy gốc từ hai điểm cố ở Trung Quốc. Một là từ câu chuyện của người đàn ông họ Trương ở Phúc Kiến, vào rừng bắt vượn con đánh để chúng kêu khóc vì muốn bắt vượn mẹ. Vượn mẹ không làm gì được, đứng trên cao nhìn, rú lên một tiếng rồi chết. Ông lão mang về nhà mổ bụng vượn mẹ thì thấy ruột đứt ra từng khúc. Câu chuyện ấy ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và nỗi đau đứt ruột khi chứng kiến con mình bị hành hạ, đánh đập. Và một là câu chuyện về nàng cung nữ Mạnh Tài Nhân của vua Đường Vũ Tông, trước khi vua băng hà, nàng đã múa một điệu cuối cùng rồi chết đứng. Khám tử thi thì thấy ruột nàng đứt ra từng đoạn. Câu chuyện đã nhắc tới nỗi đau đứt ruột của đôi lứa khi vợ chồng phải xa lìa nhau. Đó là tiếng kêu về nỗi đau đứt ruột từ xa xưa, được người đời truyền tụng. Nguyễn Du đã dựa vào 2 câu chuyện trên để đặt tên cho tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh. Ngày nay chúng ta gọi là Truyện Kiều- cách gọi tên truyện theo nhân vật chính là Thúy Kiều
Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ viết theo thể lục bát - thể thơ đặc trưng của dân tộc, rất giàu âm điệu và nhạc tính. Truyện được viết dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nguyễn Du đã “hoán cốt đoạt thai” tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân để thổi một luồng gió mới vào trong tác phẩm, khiến nàng Kiều của Nguyễn Du mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam và mang vào truyện Kiều những sáng tạo mới mẻ về cả nội dung và nghệ thuật. Về thời điểm sáng tác, Từ điển văn học (bộ mới) ghi: "Có thuyết cho rằng Nguyễn Du viết ra sau khi ông đi sứ Trung Quốc (1814-1820), có thuyết cho nói ông viết trước khi đi sứ, có thể vào khoảng thời gian làm Cai bạ ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau được nhiều người chấp nhận hơn”.
Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thúy Kiều, một cô gái có tài sắc. Thúy Vân, Thúy Kiều và Vương Quan là con của Vương quan ngoại. Cả Vân và Kiều đều là người có nhan sắc nhưng Kiều không chỉ mang vẻ đẹp sắc sảo mà còn có đủ tài cầm, kỳ, thi, họa, đặc biệt là tài đánh đàn. Nhân một lần ba chị em đi du xuân trong tiết thanh minh, trên đường về Kiều đã gặp nấm mồ không hương khói của Đạm Tiên, nàng đã thắp một nén hương rồi gặp Kim Trọng. Đêm về, Kiều nằm mơ thấy Đạm Tiên báo cuộc đời nàng cũng phải trả kiếp nợ hồng nhan giống mình. Kim Trọng vì yêu mến Kiều đã chuyển về cạnh nhà nàng sinh sống. Nhân cha mẹ đi vắng, Kiều đã sang nhà bên cùng Kim trọng uống rượu thề nguyền dưới trăng. Cha và em Kiều bị thằng bán tơ vu oan, bị bắt giải lên nha môn, Kim Trọng phải về quê chịu tang chú nên không hay biết Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Trước khi đi, Kiều đã trao duyên cho Vân, nhờ Vân trả nghĩa chàng Kim. Kiều bị lừa bán vào tay Mã Giám Sinh - Tú Bà, những tay buôn người chuyên nghiệp. Bị ép tiếp khách nhưng Kiều không đồng ý mà dùng cái chết để giữ gìn trinh tiết của mình. Tú Bà sợ mất món tiền lớn đã vờ ngon ngọt, hứa gả Kiều cho người tử tế sau khi nàng lành bệnh nhưng lại âm thầm cấu kết với Sở Khanh ép Kiều ra tiếp khách. Kiều được Thúc Sinh cứu và cưới làm vợ lẽ nhưng lại bị Hoạn Thư đánh ghen, nàng đã trầm mình trên sông Tiền Đường nhưng được sư bà Giác Duyên cứu. Thế nhưng sư bà Giác Duyên đã gửi gắm Kiều vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh - những kẻ buôn người, Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây nàng đã gặp Từ Hải - người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất, đã cứu Kiều khỏi lầu xanh, giúp nàng báo ân báo oán và có cuộc sống hạnh phúc ngắn ngủi. Từ Hải vì nghe lời Kiều mà ra đầu hàng Hồ Tôn Hiến để rồi bị chết đứng. Kiều phải ra hầu đàn, hầu rượu cho kẻ thù giết chồng bị ép gả cho một viên quan quèn. Quá uất ức, nàng đã trẫm mình trên sông nhưng lại được sư bà Giác Duyên cứu. Kim Trọng sau khi chịu tang chú trở lại biết chuyện, nên duyên với Vân nhưng vẫn đi tìm Kiều. Cuối cùng tìm được Kiều nhưng Kiều tủi nhục, xấu hổ vì không xứng đáng với Kim. Hai người đã chấp nhận “Đem tình cầm sắt đổi sang cầm kỳ”
Truyện Kiều của Nguyễn Du sở dĩ trở thành kiệt tác bởi những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mà nó mang đến cho nền văn học Trung Đại Việt Nam. Trước hết, Nguyễn Du đã dựng nên một bức tranh sinh động về một xã hội phong kiến thối nát - nơi mà sức mạnh của đồng tiền có thể mua được tất cả: công lý, đạo đức, số phận của một con người. Xuyên suốt cả tác phẩm, ta như thấy được một thế lực đen tối của các ác trong xã hội đương thời không ngừng vùi dập, dìm sâu những khao khát rất đỗi nhân văn của con người xuống tận đáy sâu của sự tuyệt vọng. Truyện Kiều chính là bản cáo trạng đanh thép tội ác của kẻ thống trị và sức mạnh của đồng tiền.
Cũng ở đó, ta bắt gặp số phận của một người con gái tài sắc nhưng lại truân chuyên, lênh đênh, chìm nổi. Khao khát được sống, được yêu, được hạnh phúc và tấm lòng sắc son của Thúy Kiều luôn được Nguyễn Du nhắc tới với một sự trân trọng, nâng niu. Trong suốt 15 năm lưu lạc, chưa bao giờ Kiều thôi nhớ về Kim Trọng và khao khát được trở về nhà. Nhưng ngặt một nỗi món nợ hồng nhan cứ cuốn chặt lấy nàng, càng giãy dụa, Kiểu càng bị thít chặt hơn. Và chỉ khi trả hết món nợ ấy, Kiều mới được trở về. Bởi vậy, Nguyễn Du mới đau đáu về thân phận của con người, đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc trong xã hội xưa:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Đọc hết truyện Kiều, người đọc càng thương cảm cho số phận Kiều bao nhiêu thì khát vọng về tình yêu tự do và ước mơ công lý được Nguyễn Du gửi gắm càng hiện rõ bấy nhiêu. Khao khát tình yêu tự do ấy được Nguyễn Du gửi gắm trong bước chân “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều trong đêm thề nguyền dưới trăng với Kim Trọng. Có người đã nhận xét, khi Kiều xăm xăm băng lối vườn khuya một mình để gặp Kim Trọng cũng là lúc nàng đạp đổ những định kiến của xã hội phong kiến, phá bỏ những rào cản, xiềng xích trói buộc người phụ nữ đến với hạnh phúc cuộc đời mình. Ước mơ về công lý ấy được Nguyễn Du gửi gắm trong phiên tòa báo ân báo án của Thúy Kiều với Thúc Sinh, Hoạn Thư, Tú Bà....Như một câu chuyện cổ tích, Kiều được gặp gỡ Từ Hải và được chàng yêu thương. Có lẽ, quãng thời gian ngắn ngủi bên từ Hải là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong suốt 15 năm lênh đênh chìm nổi của Kiều. Và chắc hẳn, Nguyễn Du cũng nhận ra chính Từ Hải và chỉ có Từ Hải mới mang đến cho Kiều hạnh phúc trọn vẹn như nàng mong muốn mà thôi.
Truyện Kiều cũng là bức chân dung tinh thần tự họa của Nguyễn Du, với “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Con người chan chứa tình yêu thương con người ấy đau cùng nỗi đau của nhân vật, khóc cũng nỗi tủi hờn, nhục nhã của nhân vật và cũng vui sướng khi đứa con tinh thần của mình được yêu thương, trân trọng.
Phần trình bày giới thiệu về bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân DIệu của tôi đến đây là kết thúc, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.
Nội dung 2
Thuyết trình về vấn đề biến đổi khí hậu trong xã hội ngày nay.
Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là...... học sinh lớp......... Hôm nay, tôi sẽ thuyết trình về một vấn đề rất đáng quan tâm trong xã hội hiện nay, đó là vấn đề biến đổi khí hậu.
Có một câu nói được khá phổ biến thế này: Con người đối xử với thiên nhiên như thế nào thì thiên nhiên sẽ đối xử với con người như thế ấy. Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt của các nền kinh tế, sự xuất hiện tràn lan của các khu công nghiệp và số lương ngày càng tăng lên của phương tiện giao thông, mặt trái của sự phát triển đang ngày càng đặt ra những thách thức khó giải quyết về môi trường đối với tất cả loài người trên địa cầu. Một trong những vấn đề nhức nhối nhất chính là biến đổi khí hậu.
Thực vậy, nhân loại đang đứng trước nguy cơ bị diệt vong do tác động của nạn ô nhiễm môi trường dẫn đến sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất, sóng thần, núi lửa… đang gây nên những hiểm họa khôn lường cho nhân loại. Các nhà khoa học gọi chung nguồn gốc của những vấn đề ấy là Biến đối khí hậu. Vậy thực chất biến đổi khí hậu là gì? Theo định nghĩa của Công ước Khung Liên Hiệp Quốc, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khoảng thời gian so sánh được.
Có rất nhiều biểu hiện của việc khí hậu bị biến đổi. Đặc trưng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự nóng lên toàn cầu được thể hiện rất rõ ràng với việc nhiệt độ trái đất ngày càng nóng lên gây hiện tượng El-nino, sự tan băng trên diện rộng và mực nước biển dâng cao bất bình thường. Điều này gây nên những hậu quả không thể lường trước được đến chính đời sống con người trên mọi quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Nguyên nhân trực tiếp gây nên những điều đó là hiệu ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, hiệu ứng nhà kính tự nhiên giúp duy trì và phát triển sự sống ở trái đất. Nhưng dưới tác động của khí thải xả ra môi trường trong hoạt động sản xuất, phát triển công nghiệp, hiệu ứng nhà kính có diễn biến phức tạp và biến đổi theo hướng tiêu cực. Vậy nhưng đó chỉ là nguyên nhân trên bề mặt. Nguyên nhân sâu xa, là nguồn cơn của mọi chuyện lại chính là do con người. Sự tác động của con người tới thiên nhiên như: chặt phá rừng mất cân bằng sinh thái, sử dụng hóa chất như thuốc sâu, thuốc cỏ thiếu khoa học, rồi khói và chất thải công nghiệp, chất thải đô thị xả trực tiếp ra môi trường bên ngoài mà không qua xử lí đã làm thủng tầng ozon gây nên hiệu ứng nhà kính và tình trạng nóng dần lên của trái đất. Con người không ngừng xây dựng, đục khoét trái đất, xây hầm, khai thác mỏ làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Con người với những hận thù, tham vọng bá chủ thế giới, không ngừng chạy đua vũ trang, sản xuất vũ khí hóa học, bom đạn, gây chiến tranh liên miên…
Tất cả việc làm của con người sẽ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên và báo hiệu sự diệt vong của trái đất. Rồi đến một ngày nào đó, nhân loại sẽ bị diệt vong do chính những việc làm mà mình gây ra. Và điều đó đang xảy ra ngay trong chính cuộc sống của chúng ta, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Trước tiên, biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái của chúng ta. Hậu quả là thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm. Và kéo theo là hàng loạt các vấn đề y tế, xã hội liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn. Không chỉ vậy, nhiệt độ Trái Đất tăng cao bất thường đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do nạn phá rừng và do nước biển ấm lên. Các nhà sinh vật học nhận thấy đã có một số loài động vật di cư đến vùng cực để tìm môi trường sống có nhiệt độ phù hợp. Ví dụ như là loài cáo đỏ, trước đây chúng thường sống ở Bắc Mỹ thì nay đã chuyển lên vùng Bắc cực.
Về kinh tế: Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế.Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.
Chưa bao giờ giới y học lại bất lực trước các chủng loại virus, vi khuẩn như hiện nay. Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.Hàng năm có khoảng hơn 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ dân số thế giới. Thậm chí ở một số quốc gia đã có sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh gây rối loạn cho việc nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng đang cùng chung một số phận như vậy.
Trong khi đang chờ đợi những quyết sách ở các cuộc họp bàn của các nhà khoa học, các nguyên thủ quốc gia, mỗi người trong chúng ta hãy tự cứu lấy mình bằng cách chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động thiết thực: Không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Không thải dầu, mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; các quốc gia cam kết không sử dụng và sản xuất vũ khí hóa học, không gây chiến tranh; nếu dùng điện hạt nhân phải có quy trình chặt chẽ để bảo quản tránh sự cố khủng khiếp có thể xảy đến bất cứ lúc nào.Nhà nước phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm…Đặc biệt cần nâng cao ý thức cũng như kiến thức bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên – lứa tuổi gánh vác trên mình trọng trách của đất nước trong tương lai không xa.
Để có một tương lai tươi sáng, việc khắc phục và cải tạo thiên nhiên cần đặt lên hàng đầu. Con người nên nhớ chỉ một hành động rất nhỏ của mình cũng có thể đẩy trái đất đi đến ngày tận thế. Đồng thời cả nhân loại phải cùng chung tay giải quyết biến đổi khí hậu – một vấn đề toàn cầu chứ không phải vấn đề của riêng quốc gia hay cá nhân nào khác.
Trên đây là phần trình bày về vấn đề biến đổi khí hậu trong xã hội hiện nay của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.
Nội dung 3
Thuyết minh về bức tranh Tiếng thét của họa sĩ Edvard Munch.
Xin chào thầy cô và các bạn học sinh, tôi tên là......, học sinh lớp.......Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về tác phẩm nghệ thuật, bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch.
Tiếng thét (tiếng Na Uy: Skrik) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng tranh vẽ và in trên đá theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy Edvard Munch vào khoảng năm 1893 và 1910. Tất cả các bức họa đều vẽ một nhân vật đầy âu lo tuyệt vọng tương phản với phong cảnh hòa cùng bầu trời đỏ. Họa sĩ không chú tâm mô tả cái mình nhìn thấy, ghét sự hời hợt của tình cảm. Chủ đích của ông là biểu hiện mạnh nhất, nhanh nhất tình cảm mạnh mẽ, tức thời của mình. Thế nên tranh nghiêng ngả, không cân bằng, nét vung mạnh mẽ, chói gắt. Phong cảnh nền trong bức tranh thuộc thành phố Oslofjord, nhìn từ Ekeberg, Oslo.
Edvard Munch tạo ra bốn bản của Tiếng thét trên các chất liệu khác nhau. Phòng trưng bày quốc gia Na Uy ở Oslo giữ một trong hai bức họa vẽ bằng thuốc màu (năm 1893). Viện bảo tàng Munch giữ một bản khác (bản năm 1910) và một bản phấn màu. Bản thứ tư (phấn màu, năm 1895) được một người mua với trị giá 119.922.500 đôla tại cuộc bán đấu giá Mỹ thuật Ấn tượng và Hiện đại do tập đoàn Sotheby's tổ chức vào ngày 2 tháng 5 năm 2012, là bức tranh có mức giá danh định cao nhất từ trước đến nay trong một cuộc đấu giá. Bức tranh Những Người Chơi Bài của danh họa Paul Cézanne được bán bí mật vào năm 2011 với trị giá hơn 250 triệu đô la.
Tiếng thét từng là mục tiêu của các kẻ trộm tranh chuyên nghiệp. Vào năm 1994, bản đặt tại phòng trưng bày quốc gia ở Oslo đã từng bị đánh cắp nhưng nó đã được thu lại sau vài tháng kể từ khi bị đánh cắp. Vào năm 2004, hai bức tranh gồm Tiếng thét và Madonna đã bị trộm từ viện bảo tàng Munch và đã được thu hồi hai năm sau đó.
Bức tranh "Tiếng thét" (1893) của Edvard Munch thuộc Chủ nghĩa biểu hiện, một phần của trào lưu tiền hiện thực. Bức tranh này thể hiện sự ám ảnh, sợ hãi và cô đơn, tạo ra một cảm giác khá khó chịu khi nhìn vào. Munch sử dụng các đường nét sắc sảo và màu sắc đậm để tạo ra một không gian phi thực, mang lại cho người xem một trạng thái tinh thần bất an và đau đớn. Bức tranh "Skrik" được coi là một biểu tượng của nỗi sợ hãi, cô đơn và sự sụp đổ của con người đối diện với căng thẳng và khủng hoảng trong xã hội hiện đại.
Bức tranh "Tranh Thét" được vẽ trong một thời điểm khi Munch đang trải qua những trạng thái tâm lý khó khăn và đau đớn. Trong nhật ký của mình, ông ghi lại cảm nhận và cảm xúc của mình khi vẽ bức tranh này. Ông miêu tả một buổi tối khi ông đang đi trên một con đường, với mặt trời lặn và bầu trời chuyển thành màu đỏ máu. Ông cảm nhận được một tiếng kêu thét đi qua tự nhiên và cảm thấy mệt mỏi và lo lắng. Ông vẽ bức tranh này để biểu đạt những cảm xúc sâu sắc của mình.
Bức tranh "Tranh Thét" hiển thị một người đàn ông đứng trên một cầu, với tay nắm lấy hai bên mặt và miệng mở ra trong một tiếng thét vô tận. Người đàn ông trong hình có một hình dạng không rõ ràng, nhưng cảm xúc sợ hãi và đau khổ được truyền đạt rất mạnh mẽ. Bầu trời đỏ màu đỏ máu và đám mây có hình dạng khác thường tạo nên một không gian kỳ lạ và bí ẩn.
Bức tranh này đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng của nghệ thuật biểu cảm và được coi là một Tuyên ngôn về cảm xúc con người. Nó đã lan rộng trên toàn cầu và trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng nhất trong Lịch sử.
Trên đây là phần trình bày về bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức