Soạn bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống trang 86 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống trang 86 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 363 21/03/2024


Soạn bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

* Yêu cầu

Soạn bài Tranh biện về một vấn đề trong đời sống trang 86 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Chuẩn bị tranh biện

Lựa chọn đề tài

- Cần chọn vấn đề mang tính thời sự, thiết thực với đời sống và có những quan điểm tiếp cận trái chiều, đáp ứng được sự quan tâm, chờ đợi của người tham gia.

Lập đội tham gia tranh biện

Mỗi cuộc tranh biện thường có sự tham gia của hai đội, thể hiện quan điểm trái ngược nhau. Ngoài ra, cần có người điều hành và khán giả theo dõi, đánh giá.

Nghiên cứu vấn đề đã lựa chọn và chuẩn bị ý kiến tranh biện

- Tìm hiểu kĩ vấn đề để nhận ra nguyên nhân dẫn đến những quan điểm khác biệt.

- Dự kiến những lí lẽ có thể bị phản bác, suy đoán những quan điểm khác biệt.

- Hình dung nhiệm vụ của các đội trong tranh biện, trình bày thuyết phục các lí lẽ, bằng chứng của đội mình và trả lời những câu hỏi chất vấn, phản biện sắc bén.

Tìm hiểu quy tắc tranh biện

- Bám sát vấn đề tranh biện.

- Thực hiện yêu cầu của người điều hành.

- Đảm bảo thời gian thời gian quy định cho mỗi lượt phát biểu.

- Không ngắt lời phía đối lập, không chỉ trích cá nhân, không sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực, không ngụy tạo bằng chứng...

2. Thực hành tranh biện

- Người điều hành nêu vấn đề, giới thiệu thành phần tham gia, nêu rõ mục đích, quy tắc tranh biện.

- Các đội tham gia tranh biện theo tiến trình.

- Người điều hành tóm tắt các luận điểm chính về vấn đề cần tranh biện của phía tán thành và phía phản đối; tổ chức lấy ý kiến đánh giá, bình chọn của khán giả về các nhóm tranh biện; nêu ý nghĩa của cuộc tranh biện; cảm ơn các nhóm tham gia tranh biện và khán giả theo dõi, đánh giá, bình chọn.

* Bài tranh biện tham khảo:

Đề tài: Thảo luận về vấn đề “Có phải lúc nào im lặng cũng là vàng?”

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em xin nói đến một chủ đề mà chắc hẳn chúng ta ít nhiều từng đã băn khoăn, đó là chủ đề “Có phải lúc nào im lặng cũng là vàng?”. Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc cãi vã, nóng giận mà mất đi bình tĩnh. Ai cũng hiểu khi nóng giận con người ta dễ có những hành động mất kiểm soát gây ra hậu quả nặng nề. Để khuyên nhủ con người biết im lặng đúng lúc để tránh khỏi những hậu quả đó, ông cha ta đã có câu: “Im lặng là vàng”.

Im lặng là khi con người không nói, không hành động trong một số trường hợp, tình huống nhất định để tránh gây ra những tai họa không đáng có và làm tổn thương đến người khác. Trong những cuộc tranh luận, cãi vã, xô xát, con người không tránh khỏi việc mất bình tĩnh, những lúc này, im lặng là cách tốt nhất để ta bình tĩnh lại và có thể đưa ra cách xử trí đúng đắn nhất, hợp lí nhất cho tình huống đó mà không khiến ai bị tổn thương. Với những chủ đề nhạy cảm của xã hội như tôn giáo, chính trị, giới tính, sắc tộc,… thì việc im lặng không tranh luận gay gắt sẽ mang lại môi trường hòa bình, bác ái, hạnh phúc cho con người. Thực tế trong cuộc sống có nhiều cuộc chiến tàn khốc đã xảy ra từ những cuộc tranh luận này. Im lặng đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp cho cuộc sống con người hạn chế được những lần cãi vã, con người từ đó cũng sẽ hạnh phúc hơn, yêu thương nhau hơn.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người hiểu sai nghĩa của câu nói trên, im lặng trong mọi trường hợp nhất là khi cần sự lên tiếng của bản thân để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bản thân, cho người khác. Lại có những người vì sự im lặng của mình mà gây ra tai họa cho người khác và khiến bản thân mình ngày càng rụt rè, nhút nhát hơn,… Những người này thật đáng chê trách. Là người học sinh chúng ta cần rèn luyện cho bản thân tư duy, khả năng xử lí tình huống trong cuộc sống một cách thật tốt. Biết im lặng và lên tiếng đúng lúc để cuộc sống đạt hiệu quả tối ưu.

Im lặng sẽ đạt hiệu quả và giúp con người xử lí được nhiều tình huống khó khăn của cuộc sống, hãy rèn luyện cho bản thân mình sự điềm tĩnh ngay từ hôm nay để có thể đối mặt với những thử thách của cuộc sống.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày của em về vấn đề “Có phải lúc nào im lặng cũng là vàng?”. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Em cũng rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày của em được hoàn thiện hơn.

3. Đánh giá, rút kinh nghiệm

Để đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc tổ chức tranh biện, cần dựa trên các khía cạnh cụ thể:

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Khẳng định rõ ràng quan điểm tán thành hay phản đối.

2

Trình bày được các luận điểm chính, nêu được lí lẽ, bằng chứng để bảo vệ quan điểm của mình.

3

Có khả năng phối hợp nhóm để duy trì tiến trình tranh biện và phát triển ý tưởng.

4

Có khả năng xử lí tình huống, ứng phó với các ý kiến phản biện của phía đối lập.

5

Lắng nghe người khác với thái độ tôn trọng.

6

Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng; thay đổi ngữ điệu, sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách linh hoạt, phù hợp.

7

Tuân thủ thời gian quy định đối với từng lượt phát biểu.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Củng cố, mở rộng trang 88

Thực hành đọc: Ca nhạc Miệt Vườn

Tri thức Ngữ văn trang 93, 94

Bài ca ngất ngưởng

1 363 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: