Soạn bài Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen) trang 30 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen) trang 30 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 212 21/03/2024


Soạn bài Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen)

* Nội dung chính: Mộng đắc thái liên khắc họa nội dung chính về khung cảnh hái sen, con người và công việc hái sen. Từ đó, tác giả nêu lên những triết lí về cuộc sống con người.

Soạn bài Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen) trang 30 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Đề tài, cảm hứng sáng tác.

- Đề tài: hoa sen

- Cảm hứng sáng tác: Sáng tác trong thời gian Nguyễn Du làm quan với nhà Nguyễn, một ngày nằm mơ thấy hái sen ở Hồ Tây hồi còn trẻ từng sống ở Thăng Long.

2. Thể thơ ngũ ngôn và thi liệu được sử dụng.

- Thể thơ ngũ ngôn

- Thi liệu được sử dụng: hoa sen, Hồ Tây, cô hàng xóm

3. Chất trữ tình và các yếu tố nghệ thuật độc đáo.

- Chất trữ tình: thể hiện qua hình ảnh giấc mơ huyền ảo đi hái sen buổi ban sớm và cách hái sen sao cho đúng.

- Thể thơ ngũ ngôn + lời thơ giản dị nhưng độc đáo thể hiện sự ngắn ngủi, bất định của giấc mơ. Nguyễn Du như muốn nối dài thêm câu chữ, nối dài giấc mơ. Việc dùng nhiều thanh bằng có thể xem như một cố gắng níu kéo của thi nhân. Câu thơ bay bổng như giấc chiêm bao thênh thang, êm dịu, nhẹ nhàng lan tỏa hương sen..

4. Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn và tinh tế của nhà thơ.

- Tác giả muốn thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, con người. Từ đó, ông gửi đến triết lí nhân sinh sâu sắc: đừng chỉ coi trọng cái đẹp mà quên những giá trị tốt đẹp bên trong, đừng chỉ nhìn thấy cái đẹp, cái hay trước mắt mà quên nhìn sâu hơn để thấy được những vẻ đẹp khuất lấp khác.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ văn trang 33, 34

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

“Và tôi vẫn muốn mẹ…”

Cà Mau quê xứ

Thực hành tiếng Việt trang 51

1 212 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: