Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” trang 41 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” trang 41 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 368 21/03/2024


Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…”

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 41 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy chia sẻ câu chuyện cảm động nói về tình cảm mẹ con mà bạn từng biết qua các tác phẩm nghệ thuật (văn học, sân khấu, điện ảnh,…).

Trả lời:

Bộ phim Mother (2009) của điện ảnh Hàn Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em về câu chuyện người mẹ dành tình yêu mãnh liệt và nghị lực kiên cường quyết tâm tìm ra tên thủ ác nhằm giải oan cho đứa con mắc bệnh ngại tiếp xúc xã hội. Câu chuyện cho em hiểu được tình mẹ là bao la. Với những đứa con, dù cả thể giới có quay lưng thì mẹ vẫn là người bên cạnh, cùng con thay đổi thế giới.

Câu hỏi 2 (trang 41 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Qua thực tế cuộc sống xung quanh, bạn biết được gì về những hậu quả mà chiến tranh gây ra đối với đời sống con người?

Trả lời:

- Nỗi đau thể chất: Các thương tật vĩnh viễn trên cơ thể, bệnh về hóa chất độc hại,

- Nỗi đau về tinh thần: Những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán…

- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học, phá hủy môi trường sống tự nhiên.

- Phá hủy cơ sở vật chất, thành tựu lịch sử của nhân loại.

- Khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng sau mỗi cuộc chiến,...

* Đọc văn bản

1. Thời điểm và những sự kiện ban đầu xảy ra được lưu giữ trong kí ức của nhân vật.

- Thời điểm: năm 1941

- Sự kiện: nhân vật học xong lớp một vào tháng Năm năm 41 và được bố mẹ đưa đến trại hè đội viên Gô-rô-đi-sa (Gorodisha) gần Min-xcơ (Minsk)”

2. Những hình ảnh mà nhân vật chứng kiến trên đường đi trại hè đội viên.

Đó là những chiếc máy bay Đức, bom nổ và cảnh tượng chết chóc.

3. Hoàn cảnh của chuyến đi có gì khác thường.

Bị quân đội Đức chiếm mất thành phố và mọi người phải đến Mô-đô-vi-a (Mordovia).

4. Ấn tượng về nạn đói và chuyện ăn uống của con người trong đói khát.

- Không chỉ trại mồ côi đói, mà những người xung quanh chúng tôi cũng đói bởi mọi thứ đều chuyển ra tiền tuyến.

- Con ngựa Mai-ca (Maika) già và rất dịu dànghai con mèo đói đều bị giết.

- Phải ăn cả cỏ cây, chồi mầm.

5. Trạng thái tinh thần của những đứa trẻ khi thiếu vắng mẹ.

Những đứa trẻ chỉ cần nghe từ “mẹ” thôi là òa khóc, gào khóc không nguôi vì nhớ mẹ.

6. Kết quả chờ đợi ba mẹ và niềm khát khao cháy bỏng của nhân vật.

Ba mẹ đã mất tích đâu đó trong một trận bom. Khi nhân vật đã 51 tuổi và vẫn muốn khao khát muốn gặp lại mẹ trong hình hài một đứa trẻ.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản khắc họa bức tranh chiến tranh khốc liệt, ở đó có những đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ dù phải chứng kiến và trực tiếp trải qua mất mát của chiến tranh nhưng vẫn mang những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng dành người mẹ. Từ đó giúp con người biết trân trọng cuộc sống hòa bình và càng yêu thương gia đình hơn.

Soạn bài “Và tôi vẫn muốn mẹ…” trang 41 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.

Trả lời:

Truyện kể về nhân vật tôi, vào năm 1941 - năm tốt nghiệp lớp Một và đang tham gia vào một chuyến đi trại hè. Chiến tranh đã nổ ra. Nhân vậttôi và hàng chục đứa trẻ khác được đưa đi sơ tán và sống trong trại trẻ mồ côi. Tình cảnh của chúng rất khó khăn khi luôn phải chịu cảnh đói khát và di tán. Nhân vật tôi trốn ra và sống cùng một gia đình nghèo khó ở ngoài. Và nhân vật tôi vẫn luôn ấp ủ mong muốn tìm mẹ của mình, cho đến tận ngày nay, khi đã 51 tuổi.

- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Vậy nhưng, cuối cùng chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của con người.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.

Trả lời:

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất. Nhân vật “tôi” tự kể câu chuyện của chính mình và không giấu nổi thái độ, cảm xúc. Nhân vật “tôi” là người có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể.

- Tháng, năm sự kiện diễn ra: Câu chuyện gắn với tuổi thơ của người kể (lúc đó mới 8 tuổi). Vào thời điểm kể lại cho tác giả nghe, người kể đã 51 tuổi.

- Địa điểm được nêu ra cụ thể, đầy đủ.

- Các sự việc đều diễn ra liền mạch và được thể hiện rõ nét qua cảm nhận của nhân vật.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với bạn? Vì sao?

Trả lời:

* Chi tiết:

- Máy bay đánh bom, tất cả sắc màu đều biến mất. Lần đầu đứa bé biết đến từ chết chóc.

- Trên tàu, những đứa trẻ chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.

- Không có chỗ ngủ, những đứa trẻ đành ngủ trên rơm rạ.

- Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.

- Trong trại hè mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rền gọi ba mẹ.

- Đứa bé lớp ba trốn trại đi tìm mẹ, đói lả đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi...

- Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn đeo bám nhân vật.

=> Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt – đó chính là nét đặc biệt của bức tranh cuộc sống được tái hiện trong văn bản.

* Hình ảnh gây ấn tượng nhất: Vì đói khát, người ta phải ghết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất Mai-ca vì: Phải chứng kiến cảnh đó là một điều tàn nhẫn, ám ảnh với một đứa trẻ. Qua đó, ta thấy được sự tàn nhẫn khủng khiếp của chiến tranh, không chỉ hủy hoại thể xác mà còn tàn phá tinh thần, đặc biệt là những đứa trẻ.

Câu 4 (trang 45 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.

Trả lời:

- Việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản để nhân vật “tôi” kể chuyện. Tác giả đã ghi lại bằng cách lựa chọn ngôn từ, giọng kể, sắp xếp các sự việc, sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa.

- Qua đó, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng phải trải qua.

Câu 5 (trang 45 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo bạn, những yếu tố nào có khả năng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà bạn nhận được từ văn bản “Và tôi vẫn muốn mẹ…” là gì?

Trả lời:

- Các chi tiết tạo nên sức lay động:

+ Những đứa trẻ lần đầu nhìn thấy máy bay, không hề biết những nguy hiểm đang cận kề. Tận khi tất cả khung cảnh xung quanh những đứa trẻ mất, thì chúng mới biết cái khốc liệt và thê thảm của những thứ này.

+ Những đứa trẻ phải chia lìa, không được ở bên cạnh bố mẹ.

+ Những đứa trẻ gặp những ngày lính bị thương và sẵn sàng cho đi tất cả những gì chúng có.

+ Những đứa trẻ không có chỗ ăn, chỗ ngủ.

+ Những đứa trẻ nhớ bố mẹ đến mức đêm nào cũng khóc.

+ Đứa trẻ trưởng thành những vẫn luôn ám ảnh chiến tranh và vẫn luôn nhớ về người mẹ của mình

- Thông điệp: Chiến tranh đã khiến những gia đình phải xa cách, sinh ly tử biệt. Chiến tranh là thứ tàn phá nhân loại.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 45 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối trong văn bản: “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.”.

Đoạn văn tham khảo

Câu văn “Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ”. Là lời tâm sự của một người con đã bị chiến tranh cướp đi người mẹ đáng kính của mình. Khao khát, mong muốn có một người mẹ như sôi sục trong lòng của người con. Chiến tranh đã tướt đoạt đi hạnh phúc của một đứa trẻ, vốn có một gia đình rất đủ đầy, vốn là một đứa trẻ vô âu vô lo, sống vui vẻ như những đứa trẻ khác. Nhưng giờ đây, đứa trẻ ấy đã trở nên oán hận, thù ghét thế giới này, nó trở nên chán chường, mù tịt, nhìn cuộc sống với con mắt đen tối. Chiến tranh là thế đấy, nó sẽ đi gieo rắc nỗi đau lên toàn bộ thế giời này, để biến ai cũng trở nên bất hạnh, đau khổ và nó sẽ chẳng bao giờ dừng lại. Chỉ khi con người có thể tự vượt lên chính hố đen của mình thì mới có thể không bị chiến tranh chi phối.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Cà Mau quê xứ

Thực hành tiếng Việt trang 51

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

Củng cố, mở rộng trang 59

1 368 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: