Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 28
Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy giới thiệu vị trí, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích Truyện Kiều do bạn tự chọn.
Trả lời:
Đoạn trích: Cảnh ngày xuân
- Vị trí: Đoạn trích nằm ở phần 1- Gặp gỡ và đính ước, sau đoạn Nguyễn Du miêu tả tài sắc của hai chị em Thúy Kiều, trước đoạn Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng
- Nội dung: Đoạn trích đã khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên và lễ hội mùa xuân tươi đẹp , trong sáng, náo nhiệt trong cuộc du xuân của hai chị em Thúy Kiều vào tiết thanh minh
- Nghệ thuật: Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là việc tác giả sử dụng bút pháp tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình, đắt giá, sáng tạo, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và cũng là tâm trạng con người, bút pháp tả cảnh ngụ tình
Câu 2 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Trong Kim Vân Kiều truyện, sự kiện Thúy Kiều trao duyên cho Thúy Vân được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả ở Hồi thứ tư. Hãy tìm đọc hồi truyện và chỉ ra một số điểm khác biệt giữa Nguyễn Du với Thanh Tâm Tài Nhân trong cách miêu tả sự kiện trao duyên.
Trả lời:
Tác phẩm và điểm khác biệt |
Truyện Kiều |
Kim Vân Kiều truyện |
Độ dài |
Hơn 20 câu |
Một hồi truyện |
Nội dung |
Thúy Kiều đến tìm Kim Trọng trong đêm, mở lời thề nguyền đính ước. |
Thúy Kiều tỏ ra e thẹn, có vẻ khước từ, diễn ra nhanh gọn. |
Vật đính ước |
Quạt, chén thề |
Quạt, khăn gấm, chiếc kim thoa |
Câu 3 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Các văn bản đọc ở bài 6 (Tác gia Nguyễn Du, Trao duyên – trích Truyện Kiều, Độc Tiểu Thanh kí) đã giúp bạn hiểu gì về những giá trị đặc sắc trong sáng tác của Nguyễn Du?
Trả lời:
a. Giá trị nội dung
- Giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Các tác phẩm đều thể hiện lòng thương yêu, trân trọng, đồng cảm, ngợi ca giá trị con người, đăc biệt là người phụ nữ. Ở đó cũng chứa đựng tiếng nói khát vọng công lí giải phóng họ khỏi sự áp bức, bất công, vươn tới tự do, bình đẳng, hạnh phúc.
b. Giá trị nghệ thuật
- Lối hành thơ của Truyện thơ Nôm và thơ Đường luật.
- Miêu tả tâm lí nhân vật, cảnh vật trữ tình, bút pháp tả cảnh ngụ tình đầy tinh tế, sâu sắc.
Câu 4 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Truyện Kiều đã nhiều lần miêu tả cảnh Thúy Kiều đánh đàn, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bình luận về tiếng đàn của Thúy Kiều trong một lần được Nguyễn Du miêu tả.
Trả lời:
Trước khi trải qua 15 năm phiêu bạt đầy thương đau, nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã từng trải qua mối tình sâu đậm với chàng Kim Trọng, tiếng đàn của nàng lần đầu tiên được cất lên trong niềm hạnh phúc, ngọt ngào của mối tình chớm nở. Đây là khúc nhạc yêu đương và cũng là lần đầu tiên Kiều đàn cho người yêu tâm đầu ý hợp nghe. Trong mười tám câu thơ miêu tả tiếng đàn này, tác giả hoàn toàn để cho nhân vật thể hiện một cách tự do, tình yêu bộc lộ một cách tràn trề mãnh liệt. Kiều đàn bằng cảm hứng thực thụ của trái tim nóng bỏng. Qua tiếng đàn, ta có cảm giác như Kiều muốn thổ lộ hết trái tim mình. Tất cả được phối hợp với các từ láy “sầm sập, ngơ ngẩn, não nùng, dìu dặt” và các điệp từ “khúc đâu, này khúc, trong như, đục như, tiếng khoan, tiếng mau…” để tạo âm giai bất tuyệt, vang vọng của nhiều tiếng đàn khác nhau, để lột tả được tâm trạng của người con gái đang yêu, mang trong mình con tim thổn thức, sự đa cảm mãnh liệt của tình yêu thuở đầu đời. Và tiếng đàn ấy cũng đã được chàng Kim thưởng thức, đồng điệu một cách trọn vẹn dưới ánh trăng thơ tình.
Câu 5 (trang 28 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết bài văn ngắn giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du. Sử dụng bài viết để lập dàn ý cho bài nói (Giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du theo lựa chọn cá nhân).
Trả lời:
Đề tài người phụ nữ ít được các nhà thơ trung đại đề cập đến, ấy vậy mà đại thi hào Nguyễn Du lại viết về người phụ nữ với tất cả tấm lòng trân trọng, thương yêu. Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm "Truyện Kiều" viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thì bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Hán viết về đề tài này.
Nguyễn Du sáng tác bài thơ trong một lần đi sứ sang Trung Quốc cho triều Nguyễn. Bài thơ tên chữ Hán là "Độc Tiểu Thanh kí" đã gợi ra nhiều cách hiểu. Có ý kiến cho rằng đó là Nguyễn Du đọc tập truyện viết về cuộc đời nàng Tiểu Thanh, cảm thương cho số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh mà viết bài thơ này. Lại có ý kiến khác cho là Nguyễn Du đã được đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh để lại và ngưỡng mộ, xót thương cho cuộc đời nàng. Dù hiểu theo cách nào thì ta đều thấy trên hết đó là tấm lòng thấm đẫm tình đời, tình người của nhà thơ.
Tiểu Thanh là một cô gái thông minh, xinh đẹp, có tài thơ phú, sống vào đầu thời Minh ở Trung Quốc, cách Nguyễn Du 300 năm. Nàng bị gia đình ép gả làm vợ lẽ cho một nhà quyền quý. Do vợ cả ghen ghét, đố kị nàng bị đẩy ra sống riêng ở Cô Sơn, cạnh vườn hoa Tây Hồ. Hằng ngày nàng chỉ còn biết làm bạn với thơ, rồi lâm bệnh và chết trong cô đơn khi mới 18 tuổi. Số thơ văn mà nàng để lại bị vợ cả đốt gần hết, chỉ còn sót lại một số bài sau này người ta sưu tầm lại và gọi nó là "phần dư".
Cảm hứng xuyên suốt bài thơ là tấm lòng đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với số phận nàng Tiểu Thanh. Cũng từ sự đồng cảm sâu sắc đó, ông nhận ra những bất công ngang trái của cuộc đời và thương người, thương mình nhiều hơn. Đến với bài thơ, đầu tiên ta được nhà thơ dẫn dắt đến không gian nơi khi xưa nàng Tiểu Thanh từng sống:
"Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư"
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Chỉ một chữ "tẫn" mà có sức gợi, sức ám ảnh rất lớn với người đọc. Chỉ một chữ "tẫn" gợi ra sự đối lập ghê gớm giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ Tây Hồ là cảnh đẹp, non nước hữu tình thì nay chỉ còn là một bãi hoang xơ xác, tiêu điều. Người đọc có thể tưởng tượng khi xưa nàng Tiểu Thanh còn sống thì nơi đây là thắng cảnh mê đắm lòng người, nay người đẹp không còn, cảnh đẹp cũng tiêu tan. Đứng trước quang cảnh ấy, nhà thơ Nguyễn Du bỗng trào dâng niềm ngậm ngùi, lại càng xót xa hơn khi đứng bên song cửa sổ với tập sách của nàng. "Độc điếu" chỉ sự cô độc, lẻ bóng của nhà thơ khi đã vượt qua thời gian, không gian trở về quá khứ để thổn thức khóc thương nàng Tiểu Thanh. Vạn vật đều đổi thay theo thời gian, giữa cuộc đời dâu bể tên tuổi một người con gái tài sắc nhưng bất hạnh vào đầu thời Minh có lẽ cũng dần bị lãng quên theo năm tháng. Câu thơ như tiếng thở dài đầy chua xót của Nguyễn Du trước kiếp hồng nhan bạc mệnh. Đến hai câu thực là những hình ảnh đầy tính biểu trưng:
"Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư"
(Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương)
Nói đến "son phấn" và "văn chương", ta liên tưởng ngay đến nhan sắc và tài năng của nàng Tiểu Thanh. Nhan sắc không có tội tình gì nhưng vẫn bị ghen ghét, tài năng không có tội cũng bị vùi dập không thương tiếc. Hai câu thơ toát lên sự thương xót của nhà thơ cho tài năng và nhan sắc của nàng Tiểu Thanh. Nàng phải chết khi tuổi còn quá trẻ, sáng tác của nàng bị vợ cả tiêu hủy gần hết chỉ còn "phần dư". Dù sống cách nàng 300 năm, nhưng Nguyễn Du bằng tấm lòng thương cảm có thể thấu hiểu những bất công mà nàng phải chịu. Câu thơ cũng thể hiện quan niệm "tài mệnh tương đố" của Nguyễn Du. Trong sáng tác của ông, ta thường bắt gặp những phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại gặp nhiều ngang trái, éo le như nàng Đạm Tiên, nàng Kiều. Bởi vậy Nguyễn Du cũng đúc kết thành những câu thơ mang tính khái quát cao:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trong bài thơ "Đọc Tiểu Thanh kí", nhà thơ đã mang đến tiếng nói nhân đạo độc đáo. Điều đó thể hiện ở hai câu 5 và 6 của bài thơ:
"Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư"
(Mối hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang)
Nguyễn Du tự coi mình cùng hội cùng thuyền với những người tài hoa bạc mệnh và thốt lên đầy chua xót. Câu hỏi: Tại sao những con người tài hoa hay gặp nhiều trắc trở, truân chuyên? dường như không lời đáp. Trong kiệt tác "Truyện Kiều", nhà thơ từng thốt lên "Tài tình chi lắm cho trời đất ghen", rồi lên "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen".
Nếu được sống trong một xã hội khác, thì những người tài sắc vẹn toàn như nàng Tiểu Thanh có lẽ đã không phải chịu nhiều bất công, không bị vùi dập như vậy. Câu thơ thể hiện khát khao của nguyễn Du về những người có tài có tình sẽ được trân trọng. Khép lại bài thơ là tâm trạng đầy ngậm ngùi, chua xót của Nguyễn Du:
"Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Thiên hạ ai người khóc Tố Như?)
Tiểu Thanh đã xa cách cuộc đời được 300 năm, nhưng vẫn còn có người thấu hiểu và đồng cảm với nàng. Nhà thơ đã tự hỏi lòng mình, liệu sau 300 năm nữa có còn ai hiểu được ông hay không? Một câu hỏi đầy sức ám ảnh như xoáy vào tâm can người đọc khi nghĩ đến số phận của những người tài hoa sau một thời gian dài sẽ ra sao? Khép lại bài thơ là niềm mong mỏi có được tri kỉ giữa cuộc đời này của đại thi hào.
Với tám câu thơ chữ Hán thất ngôn bát cú, ngôn từ trang trọng, tinh tế, Nguyễn Du đã lên án, tố cáo mạnh mẽ sự bất công của xã hội phong kiến với những phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bài thơ mang đến cho người đọc sự đồng cảm xót xa trước số phận hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ. Từ đó, mỗi người chúng ta biết trân trọng, yêu mến, có ý thức giữ gìn trước những giá trị tài năng, sáng tạo của người xưa và nay.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
Giới thiệu về một tác phẩm văn học
Thực hành đọc: Chí khí anh hùng
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức