Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) trang 114 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) trang 114 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 443 21/03/2024


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

* Yêu cầu

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội  (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại) trang 114 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản: Cư dân của hành tinh

- Nêu vấn đề cần bàn luận theo lối gián tiếp.

- Luận điểm 1: Xem xét vấn đề từ nguồn gốc chung của loài người.

- Luận điểm 2: Xem xét vấn đề từ thực tiễn lịch sử cận – hiện đại của thế giới.

- Nêu bằng chứng xác nhận sự kết nối với nhau của con người trên Trái Đất hiện nay.

- Luận điểm 3: Xem xét vấn đề từ mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

- Nêu bằng chứng từ những sự kiện mang tính chất đại chúng.

- Luận điểm 4: Xem xét vấn đề từ góc nhìn khác.

- Nêu bằng chứng cho ý kiến từ góc nhìn khác: toàn cầu hóa gặp nhiều thách thức.

- Luận điểm 5: Ứng xử thực tế cần có của mỗi người khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bàn luận.

- Thay lời kết luận bằng một trích dẫn phù hợp.

Câu 1 (trang 118 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài viết và ý nghĩa của nó.

Trả lời:

- Vấn đề: Cư dân của hành tinh

- Ý nghĩa: Vấn đề nêu ra đáng suy ngẫm để xác định được cho mình một thái độ sống tích cực, có trách nhiệm với cuộc đời và sự sống.

Câu 2 (trang 118 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định hệ thống luận điểm được triển khai trong bài viết.

Trả lời:

Luận điểm 1: Xem xét vấn đề từ nguồn gốc chung của loài người.

Luận điểm 2: Xem xét vấn đề từ thực tiễn lịch sử cận – hiện đại của thế giới.

Luận điểm 3: Xem xét vấn đề từ mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

Luận điểm 4: Xem xét vấn đề từ góc nhìn khác.

Luận điểm 5: Ứng xử thực tế cần có của mỗi người khi nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bàn luận.

Câu 3 (trang 118 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nhận xét về mức độ thuyết phục của các bằng chứng được người viết đưa ra.

Trả lời:

Dẫn chứng cụ thể, đa dạng tạo nên độ thuyết phục cao cho bài viết.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Đề tài bạn sẽ chọn, như được định hướng từ nhan đề chung của phần Viết, nên là đề tài có thể khơi dậy được thái độ sống tích cực trong hoàn cảnh sống có nhiều thách thức mới hiện nay.

- Khi đã xác định được đề tài, nên tìm cho bài viết một nhan đề phù hợp. Tên bài viết có thể là tên của đề tài và việc diễn đạt tường minh về đề tài sẽ tạo tiền đề để thuận lợi cho bạn triển khai thông suốt hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong bài.

2. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

Gợi ý một số câu hỏi có thể dùng để tìm ý, huy động các bằng chứng:

- Có thể nhìn nhận vấn đề từ những góc độ và theo các cấp độ nào? Tác giả bài viết tham khảo đã triển khai vấn đề từ các góc nhìn: lịch suwr, xã hội, đạo đức; đã chứng minh vấn đề theo từng cấp độ: cá nhân, quốc gia – dân tộc, nhân loại. Cách triển khai này này cách triển khai của bài viết tham khảo ở Bài 3. Như vậy, việc xác định hệ thống luận điểm trong một bài văn nghị luận tùy thuộc vào vấn đề được bàn có thể nhìn nhận từ những góc độ hay theo cấp độ nào.

- Nên chọn những bằng chứng gì để làm sáng tỏ các luận điểm.

- Những ý kiến sáng giá nào có thể trích dẫn?

- Có thể bàn về vấn đề từ góc nhìn trái chiều như thế nào?

- Việc nhận thức sâu sắc về vấn đề có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người, trước hết là với chính người viết?

Lập dàn ý

Mở bài

Nêu vấn đề cần bàn luận, hướng bàn luận và ý nghĩa chung của việc bàn luận về vấn đề. Bạn có thể giới thiệu vấn đề theo cách trực tiếp như bài viết tham khảo ở Bài 3 hoặc theo cách gián tiếp như bài viết tham khảo ở Bài 4 này. Dù theo cách giới thiệu nào thì phần Mở bài không được dài dòng và cần giúp người đọc nắm rõ ngay từ đầu bài viết sẽ bàn luận về vấn đề gì.

Thân bài

- Miêu tả khái quát hoàn cảnh đời sống làm nảy sinh vấn đề.

- Phân tích lần lượt từng khía cạnh vấn đề theo trình tự từ hẹp đến rộng hoặc từ rộng đến hẹp với những lí lẽ và bằng chứng phù hợp.

- Làm rõ sự cần thiết phải nhận thức đầy đủ về vấn đề.

- Nêu trải nghiệm của bản thân với vấn đề được bàn luận.

- Bàn luận vấn đề từ góc nhìn trái chiều.

Kết bài

Tóm tắt những luận điểm chính đã trình bày và khẳng định ý nghĩa của vấn đề trên cơ sở thu thập nhiều tư liệu và bằng chứng mới.

Dàn ý tham khảo

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về đấu tranh cho bình đẳng giới

a. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài

* Giải thích

- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.

- Đấu tranh cho bình đẳng giới là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

* Phân tích, bàn luận:

- Bình đẳng giới được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như tôn trọng giới tính hay sở thích cá nhân của người khác, tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng và theo đuổi đam mê,…

- Việc đấu tranh cho bình đẳng giới có ý nghĩa:

+ Đem lại cho con người những quyền lợi chính đáng.

+ Thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

+ Giúp con người yêu thương và thấu hiểu nhau hơn.

+…

- Để xây dựng xã hội thực sự bình đẳng, cần sự chung tay của cả cộng đồng.

- Mặt trái của vấn đề:

+ Những người không tôn trọng quyền bình đẳng giới, định kiến về giới tính còn nặng nề.

+ Một số người có hiểu biết chưa đúng hoặc cố tình lợi dụng quyền bình đẳng giới.

c. Kết bài

- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề vừa bàn luận.

3. Viết

- Bám sát dàn ý đã lập để viết, có thể điều chỉnh các nhận xét, đánh giá cho phù hợp với những bằng chứng được đưa ra.

- Mỗi luận điểm cần được triển khai thành một đoạn văn, có câu chủ đề với các ý nhỏ triển khai chủ đề.

- Thường xuyên chú ý mạch lạc và liên kết của bài viết, sử dụng chính xác và đúng chỗ các phương tiện liên kết.

- Việc trích dẫn các ý kiến bàn về vấn đề (nếu có) cần đảm bảo tính trung thực, không cắt xén, có ghi nguồn đầy đủ, chính xác (phần trích dẫn trực tiếp phải được đặt trong ngoặc kép).

- Chú ý sử dụng hình thức đối thoại (với các quan điểm khác) nhằm làm cho vấn đề trở nên nổi bật và sắc nét.

- Có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố tự sự và biểu cảm, nhất là khi đề cập những trải nghiệm của bản thân để làm tăng tình thuyết phục của lập luận.

Bài viết tham khảo

Cuộc sống ngày càng phát triển nên vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại ngày càng giảm đi. Người phụ nữ trong xã hội mới có vai trò tương đương với người chồng. Họ cũng có cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống, được ra ngoài xã hội làm việc và kiếm ra tiền. Chính vì vậy, trong gia đình tiếng nói của người phụ nữ cũng trở nên có uy lực nhiều hơn.

Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.

Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.

Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.

Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.

Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.

Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.

Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.

Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.

Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ. Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.

Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.

Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.

Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.

Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.

Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo. Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.

Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập đề:

- Bổ sung ý cần thiết hay lược bỏ những ý đi xa vấn đề chính cần bàn luận.

- Kiểm tra tính chặt chẽ, hợp lí của bố cục; có thể đảo vị trí các đoạn, các câu nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo sự liền mạch, logic của lập luận.

- Triển khai hoàn chỉnh những ý còn sơ sài.

- Thay thế phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện liên kết chưa được dùng chính xác và bổ sung phương tiện liên kết cần thiết, phù hợp.

- Sửa các lỗi chính tả, diễn đạt và trình bày (nếu có).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống (Hình thành lối sống tích cực trong xã hội hiện đại)

Củng cố, mở rộng trang 122

Thực hành đọc: Nàng Ờm nhắn nhủ

Tri thức Ngữ văn trang 125

Sống, hay không sống - đó là vấn đề

1 443 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: