Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 9 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 9 Tập 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 424 21/03/2024


Soạn bài Tri thức Ngữ văn trang 9

1. Truyện ngắn hiện đại

Khái niệm

- Là thể loại tự sự cỡ nhỏ.

- Sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại.

Đặc điểm chung

- Thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. Tuy nhiên, những lát cắt đời sống này lại giàu sức khơi gợi, có thể gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.

- Đòi hỏi sự chắc lọc, dồn nén của các chi tiết và việc vận dụng bút phát chấm phá trong trần thuật.

Đề tài

Những câu chuyện của đương thời, của đời sống thường nhật.

Cấu trúc

Thường được tổ chức xoay quanh một lát cắt của đời sống, ít khi bao quát toàn bộ sự kiện hay số phận nhân vật.

Xây dựng tính cách

Truyện ngắn hiện đại quan tâm diễn tả những thay đổi về tâm lí, ứng xử của nhân vật trong quá trình phát triển của câu chuyện.

Nghệ thuật trần thuật

Thường có sự chuyển đổi linh hoạt điểm nhìn và sử dụng ngôn ngữ gần gũi với đời thường, trong đó việc miêu tả nét riêng của ngôn ngữ nhân vật được đặc biệt chú trọng.

2. Câu chuyện và truyện kể

Câu chuyện

Truyện kể

(Còn được gọi là truyện gốc) là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian.

Gắn liền với câu chuyện nhưng không đồng nhất: nó bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. Chú ý đến truyện kể tức là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào.

3. Điểm nhìn trong truyện kể

Khái niệm

- Để câu chuyện được kể ra, nhất thiết phải có người kể chuyện (tức người biết, nhìn thấy và kể lại câu chuyện ấy).

- Người kể chuyện bao giờ cũng kể câu chuyện từ điểm nhìn nhất định, được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá.

Phân loại

- Điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật được kể.

- Điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong.

- Điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian.

Câu chuyện được kể

- Có thể gắn với một điểm nhìn thấu suốt mọi sự việc, một quan điểm, một cách đánh giá mang tính định hướng cho người đọc.

- Có thể câu chuyện được kể từ nhiều điểm nhìn, gắn với nhiều quan điểm, cách đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau, xoay quanh sự việc hay nhân vật.

=> Tạo nên tính đối thoại của tác phẩm và đặt người đọc vào một vai trò chủ động, tích cực hơn trong việc diễn giải và đánh giá.

4. Lời kể chuyện và lời nhân vật

Khái niệm

Là những yếu tố cấu thành lớp lời văn nghệ thuật của văn bản tự sự.

Phân loại

Lời người kể chuyện

- Gắn với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu của người kể chuyện.

- Chức năng của nó là miêu tả, trần thuật, đưa ra những phán đoán, đánh giá đối với đối tượng được miêu tả, trần thuật cũng như định hướng việc hình dung, theo dõi mạch kể của người đọc.

Lời nhân vật

Là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức, quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật.

Tác dụng

- Trong văn bản tự sự, lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên số hiện tượng đặc biệt về lời văn:

+ Lời nửa trực tiếp (lời của người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật).

+ Lời độc thoại nội tâm (tái hiện tiếng nói bên trong của nhân vật), lời nhại (lời mô phỏng quan điểm, ý thức giọng điệu của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa,…)

5. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ nói

Ngôn ngữ viết

- (còn gọi là khẩu ngữ) là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. Ngôn ngữ nói gắn liền với hoạt động giao tiếp của con người trong đời sống thường nhật như trò chuyện ở gia đình, nhà trường, nhà máy, công sở,…; phát biểu trong giờ học, cuộc họp, hội thảo; trao đổi khi mua bán ở chợ, siêu thị;…

- Trong một số trường hợp đặc biệt, ngôn ngữ nói cũng xuất hiện dưới hình thức văn bản viết, ví dụ: tin nhắn qua điện thoại hoặc qua các ứng dụng trên mạng xã hội, văn bản bóc băng ghi âm một cuộc phỏng vấn hay lời khai,…

- Là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách, báo, văn bản hành chính, thư từ,… Ngôn ngữ viết tồn tại trong các văn bản xuất hiện dưới nhiều hình thức vật thể khác nhau: bản viết tay, bảnh đánh máy, bản in, bản chữ nổi dành cho người khiếm thị,…

- Có những văn bản viết mà nội dung thông tin được truyền tải bằng âm thanh, chẳng hạn bài diễn văn, bản tin trên truyền hình,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Vợ nhặt

Chí Phèo

Thực hành tiếng Việt trang 36

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (Những đặc điểm trong cách kể của tác giả)

Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện

1 424 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: