Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97
Câu 1 (trang 97 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hãy so sánh luận đề, luận điểm, các yếu tố bổ trợ của ba văn bản: Cầu hiền chiếu, Tôi có một ước mơ, Một thời đại trong thi ca.
Trả lời:
|
Luận đề |
Luận điểm |
Các yếu tố bổ trợ |
Cầu hiền chiến |
Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước |
- Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài. - Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước - Lời bố cáo |
- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự… - Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ. - Từ ngữ giàu sức gợi. |
Tôi có một ước mơ |
Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ |
- Thực trạng cuộc sống người da đen. - Cuộc đấu tranh của những người da đen. - Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ |
- Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự… - Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm. |
Một thời đại trong thi ca |
Tinh thần của Thơ mới |
- Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới. - Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới. - Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca. |
- Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ - Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế. |
Câu 2 (trang 97 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Qua việc đọc ba văn bản trong bài đọc, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những điều gì?
Trả lời:
Những yếu tố làm nên sự chặt chẽ trong cấu trúc văn bản nghị luận:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; luận cứ xác đáng; lời văn tinh tế, chính xác.
- Kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứng một cách phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả.
- Kĩ năng trích dẫn dẫn chứng: yêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu; có sự xác thực và sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính, không gian từ xa đến gần.
Câu 3 (trang 97 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?
Trả lời:
Tác dụng: làm tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.
- Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.
- Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.
- Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.
- Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.
Câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bạn hãy chọn một đề tài trong mục Chuẩn bị viết của phần Viết và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn. Viết hai đoạn triển khai hai ý kề nhau.
b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.
Trả lời:
Đề tài: Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách?
a. Tìm ý và lập dàn ý
* Tìm ý:
- Xác định mục tiêu và ưu tiên các bước quan trọng hướng đến mục tiêu.
- Lập kế hoạch và quản lý thời gian.
- Rèn luyện kỹ năng và kiến thức.
- Xây dựng mối quan hệ tốt.
* Lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Nhân cách là yếu tố quan trọng xác định giá trị con người.
- Vấn đề vai trò của tổ chức cuộc sống cá nhân trong việc hoàn thiện nhân cách.
2. Thân bài:
* Định nghĩa tổ chức cuộc sống cá nhân
- Tổ chức cuộc sống cá nhân là cách mà mỗi người tổ chức và quản lý cuộc sống hàng ngày của mình.
* Vai trò của tổ chức cuộc sống cá nhân trong việc hoàn thiện nhân cách.
- Tổ chức cuộc sống cá nhân giúp xây dựng và phát triển các phẩm chất tích cực như sự tự kỉ luật, sự kiên nhẫn, sự tự chủ và sự tự thúc đẩy.
- Tổ chức cuộc sống cá nhân giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển nhân cách.
- Tổ chức cuộc sống cá nhân giúp tăng cường sự tự-đánh giá và tự điều chỉnh để cải thiện bản thân.
* Cách thức thực hiện tổ chức cuộc sống cá nhân
- Đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định ưu tiên trong cuộc sống hàng ngày.
- Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để đảm bảo công việc và sự phát triển cá nhân.
- Tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát triển nhân cách.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với người khác để hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm.
3. Kết bài:
- Tổ chức cuộc sống cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách.
- Mỗi người cần tự rèn luyện và phát triển tổ chức cuộc sống cá nhân để trở thành người có ích cho xã hội.
* Viết 2 đoạn văn:
Nhân cách là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị con người. Thật vậy, từ xa xưa con người đã luôn chú ý đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và đối với con người trong xã hội hiện đại việc trau dồi, rèn luyện càng quan trọng hơn cả. Đặc biệt, các tổ chức cuộc sống cá nhân là một trong yếu tố quyết định đến việc hình thành các nhân cách đó.
Vậy các tổ chức cuộc sống cá nhân là gì? Vì sao các tổ chức lại có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách? Tổ chức cuộc sống cá nhân là bộ phận thứ hai trong văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm những vấn đề vĩ mô, liên quan đến cuộc sống của từng cá nhân. Đời sống mỗi cá nhân trong cộng đồng tuân theo những phong tục lâu đời và, khi trình độ hiểu biết còn thấp, họ tôn sùng những thần thánh do họ nghĩ ra (tín ngưỡng). Mặt khác, các cá nhân đều có nhu cầu giao tiếp (quan trọng nhất là giao tiếp bằng ngôn từ) với mọi người xung quanh. Ngoài ra để cho cuộc sống tinh thần phong phú, con người còn có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật – hai nhóm loại hình nghệ thuật quan trọng nhất là nghệ thuật thanh sắc (sân khấu, ca nhạc…) và nghệ thuật hình khối (hội họa, điêu khắc…). Tất cả những lĩnh vực trên đều có tác dụng làm cho cuộc sống mỗi cá nhân được tổ chức quy củ hơn, đồng thời cũng phong phú hơn, “người” hơn.
b. Lập dàn ý bài nói
1. Mở đầu:
- Giới thiệu vấn đề:
+ Nhân cách là yếu tố quan trọng xác định giá trị con người.
+ Vấn đề vai trò của tổ chức cuộc sống cá nhân trong việc hoàn thiện nhân cách.
2. Triển khai:
* Nêu định nghĩa tổ chức cuộc sống cá nhân
- Tổ chức cuộc sống cá nhân là cách mà mỗi người tổ chức và quản lý cuộc sống hàng ngày của mình.
* Vai trò của tổ chức cuộc sống cá nhân trong việc hoàn thiện nhân cách.
- Tổ chức cuộc sống cá nhân giúp xây dựng và phát triển các phẩm chất tích cực như sự tự kỉ luật, sự kiên nhẫn, sự tự chủ và sự tự thúc đẩy.
- Tổ chức cuộc sống cá nhân giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để rèn luyện và phát triển nhân cách.
- Tổ chức cuộc sống cá nhân giúp tăng cường sự tự-đánh giá và tự điều chỉnh để cải thiện bản thân.
* Cách thức thực hiện tổ chức cuộc sống cá nhân
- Đặt ra mục tiêu cụ thể và xác định ưu tiên trong cuộc sống hàng ngày.
- Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian một cách hợp lý để đảm bảo công việc và sự phát triển cá nhân.
- Tìm hiểu và rèn luyện các kỹ năng và kiến thức cần thiết để phát triển nhân cách.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với người khác để hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm.
3. Kết thúc:
- Tổ chức cuộc sống cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách.
- Mỗi người cần tự rèn luyện và phát triển tổ chức cuộc sống cá nhân để trở thành người có ích cho xã hội.
Câu 5 (trang 97 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:
- Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;
- Quan điểm của người viết;
- Đối tượng tác động;
- Nghệ thuật lập luận;
- Mức độ thuyết phục;
Trả lời:
Văn bản nghị luận: Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai
- Vấn đề được bàn luận: sự giàu đẹp của tiếng Việt
Ý nghĩa: ca ngợi sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt
- Quan điểm của người viết: tác giả khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cả về mặt ngữ âm của nó với hệ thống nguyên âm, phụ âm giàu thanh điệu, phong phú. Đó không chỉ là niềm tự hào của người dân trong nước mà nó còn được khen ngợi bởi những giáo sĩ nước ngoài am hiểu tiếng Việt. Qua đó, tác giả muốn khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt đã vượt qua biên giới Việt Nam, được bạn bè quốc tế biết đến.
- Đối tượng tác động: tiếng Việt
- Nghệ thuật lập luận: tác giả kết hợp hài hòa giữa giải thích, chứng minh với bình luận; lập luận chặt chẽ, đầy đủ bố cục; sử dụng biện pháp mở rộng câu; kết hợp hài hòa giữa các yếu tố nghị luận, biểu cảm, tự sự…
- Mức độ thuyết phục: qua hệ thống lập luận, lý lẽ, dẫn chứng toàn diện, người đọc, người nghe đều nhận thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt trên tất cả các phương diện. Đồng thời, nó cũng giúp người đọc nhận ra được những phẩm chất tốt đẹp của tiếng Việt và cũng ý thức được nghĩa vụ phải giữ gìn, phát huy được sự trong sáng của tiếng Việt.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức