Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trang 75 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trang 75 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 894 lượt xem


Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 75 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tìm hiểu thông tin về một vận động viên hoặc một môn thể thao mà bạn yêu thích. Theo bạn, thể thao có ý nghĩa gì với đời sống con người?

Trả lời:

Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại ấp Ba Cau, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ) là cựu nữ vận động viên bơi lội thuộc Đoàn Thể thao Quân đội và Đội tuyển Bơi lội Quốc gia với quân hàm Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam. Khi mới 19 tuổi cô đã giành 8 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng cho Việt Nam và đã phá 8 kỷ lục và được công nhận là vận động viên ngoài Singapore xuất sắc nhất tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2015 ở Singapore, với 8 huy chương vàng giành được, Ánh Viên là người giành nhiều huy chương vàng thứ 2 sau vận động viên bơi lội nam Joseph Schooling của Singapore tại Seagame 28. Cô còn đứng thứ 25 thế giới cự ly 400m tự do của nữ và thứ 9 thế giới nội dung 400m hỗn hợp. Năm 2023, cô là trung tá quân nhân chuyên nghiệp trẻ nhất tại Việt Nam và được tặng Huân chương lao động hạng nhì.

- Thể thao có ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Dựa vào nhan đề và phần sa-pô, dự đoán về nội dung chính của văn bản.

Nỗi đau của vận hội Pa-ra-lim-pích

2. Dựa vào đề mục, dự đoán về thông tin chính sẽ được trính bày.

Thế vận hội Pa-ra-lim-pích dành những vận động viên khuyết tật.

3. Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian và các sự kiện chính.

Các từ ngữ chỉ thời gian trong đoạn được kể lại theo trình tự lịch sự đã đánh dấu sự ra đời của Pa-ra-lim-pích.

4. Xác định thông tin chính được trình bày.

Đoạn văn trình bày về lịch sử của Pa-ra-lim-pích từ một thế vận hội dành cho các cựu chiến binh mà chuyển thành cuộc thi danh cho các vận động viên khuyết tật.

5. Tên đề mục gợi cho bạn suy nghĩ gì?

Tên đề mục đã gợi cho em những nỗi đau mà các vận động viên trong cuộc thi từng gặp phải.

6. Xác định thông tin chính được trình bày.

Lịch sử ra đời cuộc thi Pa-ra-lim-pích, đối tượng được tham gian và những thành viên sáng lập ra kì thế vận hội này.

7. Chú ý đến các nhân vật và các câu chuyện được giới thiệu.

- Van Gát tham gia trượt tuyết và leo núi và trở thành người gốc Nam Phi đầu tiên chinh phục được ngọn Man-đa-xlu; tham gia chuyến thám hiểm cung Hoàng tử Anh Harry ở Nam Cực ...

- Bréé-ly Xnai-đơ là một vận động viên bơi lội bị mù bởi lý do chiến tranh.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản cung cấp thông tin cho người đọc về lịch sử hình thành và phát triển của Pa-ra-lim-pich và những con người đã vượt lên nghịch cảnh để giành lấy thành công.

Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trang 75 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Hãy nêu khái quát chủ đề của văn bản. Cách tiếp cận vấn đề của tác giả có gì đặc biệt?

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Lịch sử của kì thi Pa-ra-lim-pích.

- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả đặc biệt bởi trước nay, người ta thường nghĩ tới thể thao như một lĩnh vực phô trương sức mạnh thể lực con người, vì thế, thể thao thường là sân chơi của kẻ mạn, người chiến thắng. Tác giả lại quan tâm tới khía cạnh khả năng của thể thao trong việc chữa lành những tổn thương. Đó là cách kết hợp mới mẻ và nhân văn.

Câu 2 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phân tích tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.

Trả lời:

Việc sử dụng các số liệu, hình ảnh, dẫn chứng qua lời kể của các nhân vật khiến cho văn bản không trở thành một văn bản khô khăn, xa lạ với người đọc và gợi lên cho người đọc nhiều cảm xúc.

Câu 3 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Xác định các ý chính, ý phụ trong văn bản. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ để tóm tắt các thông tin.

Trả lời:

Soạn bài Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương trang 75 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 4 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Yếu tố tự sự có vai trò gì trong văn bản?

Trả lời:

Yếu tố tự sự dùng để trình bày về sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của Pa-ra-lim-pích.

Đồng thời, nó là một yếu tố quan trọng được sử dụng để kể về cuộc đời, sự nghiệp của các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích. Yếu tố này đã góp phần làm sáng tỏ nội dung của văn bản mà tác giả gửi gắm, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn và gợi lên nhiều cảm xúc, suy tư cho người đọc.

Câu 5 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Quan điểm của tác giả là gì? Quan điểm đó được thể hiện bằng cách nào?

Trả lời:

- Quan điểm của tác giả: Thể thao không chỉ là nơi phô diễn sức mạnh, nâng cao thể chất mà còn có tác dụng hàn gắn rạn nứt, chữa lành các thương tổn tinh thần. Thể thao không chỉ là sân chơi của kẻ mạnh mà còn là nơi những người thiểu số, yếu thế có thể cất lên tiếng nói của mình.

- Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài để làm nổi bật khả năng chữa lành và vượt qua nỗi đau của con người.

Câu 6 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Phát biểu suy nghĩ của bạn về khả năng kì diệu của con người sau khi đọc các thông tin về một số vận động viên thể thao trong văn bản.

Trả lời:

Con người là loài động vật bậc cao nhất, bởi vậy mà ý chí nghị lực của họ được coi là vượt bậc so với những loài động vật khác. Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến mức nào đi nữa, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua, tìm lại lý tưởng sống cho mình và vượt qua nghịch cảnh. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ đều gặp phải tai nạn và từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật, gặp bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình.

Câu 7 (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Văn bản giúp bạn hiểu thêm gì về vấn đề nỗi đau nói chung? Ta có thể ứng xử như thế nào với nỗi đau và những khiếm khuyết trên cơ thể của mình và của người khác?

Trả lời:

- Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường.

- Bởi vậy, chúng ta nên cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 78 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về khả năng chữa lành của thể thao.

Đoạn văn tham khảo

Tập thể dục thể thao là lá phổi cho sức khỏe nâng cao sức đề kháng. Tập thể thao không chỉ mang lại một cơ thể dẻo dai mà còn tác động đến tinh thần, làm cho bạn luôn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Tập thể dục là một bí quyết giúp thư giãn, xả stress hiệu quả sau một thời gian làm việc căng thẳng, đặc biệt là với những người làm việc ở văn phòng thường ngồi một chỗ, ít vận động và tiếp xúc nhiều với máy tính. Thể thao còn giúp tăng cường năng lượng đáng kể, do đó nếu cảm thấy uể oải, khó tập trung bạn hãy thử một vài hoạt động đơn giản như đi bộ, đạp xe, chạy bộ… Chúng sẽ giúp tăng vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể đến các mô và hệ thống tim mạch, nhờ đó nạp đầy năng lượng giúp bạn giải quyết công việc tốt hơn. Những người tập thể dục thể thao mỗi ngày thường cảm thấy vui vẻ, yêu đời cũng như giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm và lo lắng so với người không tập. Bởi các bài tập vận động sẽ làm tăng độ nhạy cảm của não, từ đó giảm nguy cơ trầm cảm. Đồng thời, làm tăng sản xuất, hiệu quả cao trong việc giảm đau.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 78

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên

Tranh biện về một vấn đề trong đời sống

Củng cố, mở rộng trang 88

Thực hành đọc: Ca nhạc Miệt Vườn

1 894 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: