Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề trang 126 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề trang 126 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 642 21/03/2024


Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 126 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Theo bạn, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh có khi nào ngăn trở con người hành động quyết đoán trong cuộc đời?

Trả lời:

Đối với em, việc ý thức về tình trạng bi đát của hoàn cảnh sẽ giúp con người thúc đẩy được chính bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó có thêm động lực để đưa ra những lựa chọn, hành động quyết đoán.

* Đọc văn bản

1. Lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện cho thấy điều gì về bầu không khí xã hội bao quanh chàng?

Lời thoại của các nhân vật cho thấy mọi người xung quanh đang cố gắng dò xét, ngờ vực chàng điên khùng thật hay giả điên.

2. Sự xung đột với cả thời đại đã để lại dấu ấn như thế nào trong nội tâm Hăm-lét.

Nội tâm Hăm-let căm hận và chán ghét đến cùng cực cuộc sống trước mắt. Chàng chỉ có mục đích duy nhất là trả thù. Trong nỗi uất hận đó, chàng vẫn đủ tỉnh táo để không bị thứ tà ác xúi giục chiếm giữ linh hồn.

3. Chú ý sự khác biệt giữa lời Hăm-lét nói với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại.

Lời nói của Hăm-lét với Ô-phê-li-a trong độc thoại và đối thoại có sự đối lập với nhau.

- Lời nói của Ô-phê-li-a chứa đầy sự quan tâm, lo lắng dành cho chàng

- Lời nói của Hăm – lét chứa đựng sự ghét bỏ, thờ ơ và thi thoảng có phần cay nghiệt khiến nàng phần nào bị tổn thương sâu sắc.

4. Chú ý việc thể hiện ý thức của Hăm-lét về mối quan hệ giữa nhan sắc và đức hạnh trong thời đại đảo điên.

Hăm-let ý thức rõ ràng về sự nghịch lí nhưng lại liên quan của nhan sắc và đức hạnh. Nhan sắc có mãnh lực biến đức hạnh thành phóng đãng, nhưng đức hạnh không thể nào kép nhan sắc vào khuôn khổ nết na. Đức hạnh thì đã thay đổi như chính tấm lòng của con người vì những toan tính cá nhân hay nghịch cảnh chi phối, mọi thứ đều có thể thay đổi.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Hoàng tử Hăm-let giả điên để che giấu những suy nghĩ và toan tính liên quan đến nguyên nhân cái chết đột ngột của vua cha và hành động ám muội của Clô – đi– út.

Soạn bài Sống, hay không sống - đó là vấn đề trang 126 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định ý nghĩa lời thoại của các nhân vật trước khi Hăm-lét xuất hiện?

Trả lời:

- Lớp kịch 1: vua và hoàng hậu tra hỏi kết quả bệnh tình của Hăm-let bằng lời lẽ giả vờ quan tâm nhưng thực chất là muốn tìm hiểu nguyên nhân chứng “rối loạn tâm thần” của chàng.

→ Lời thoại của các nhân vật bộc lộ tâm trạng bất ân của vua, hoàng hâu và tinh thần tận tụy của Rô-den-cran, Ghin-đơn-xtơn và Pô-lô-ni-út. Điều này củng cố nhận thức của Hăm-let về thời đại “đảo điên”.

- Lớp kịch 2: lời thoại của vua và hoàng hậu cho biết âm mưu do thám tình hình Hămlet qua việc bố trí nghe trộm cuộc gặp gỡ của chàng với Ô-phê-li-a.

- Lớp kịch 3: lời thoại của Pô-lô-ni-út dặn dò Ô-phê-li-a không chỉ bộc lộ vai trò của hắn như kẻ dàn dựng, thực thi âm mưu của vua, mà còn bộc lộ bản chất giả trá, hai mặt của hắn. Phần cuối lời thoại của hắn còn tính chất của lời tự thú công khai.

=> Qua các lời thoại, người đọc thấy rõ âm mưu của các nhân vật. Từ đó người đọc đồng cảm với hoàn cảnh chàng phải chịu đựng, diễn biến của hành động trả thù và ý thức của Hăm-let về thời đại đảo điên và xung đột giữa lý tưởng nhân văn của chàng.

Câu 2 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nêu nhận xét chung về tâm trạng của Hăm-lét thể hiện qua lời độc thoại. Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia làm mấy phần, nội dung từng phần là gì?

Trả lời:

- Qua lời độc thoại, người đọc thấy được tình thế bi đát của xung đột giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật với bản tính tự nhiên cố hữu của một con người luôn suy tưởng bi quan. Chính tình thế bi đát đó đã đẩy nhân vật rơi vào trạng thái bế tắc, không lúc nào thôi trăn trở, luôn dùng suy tưởng mong nhận thức được thấu triệt mọi vướng mắc nhằm đấu tranh với nó.

- Lời độc thoại có thể chia thành 3 phần:

+ Đoạn 1 (từ"Sống, hay không sống ... " đến " ... đằng nào cao quý hơn?"): Đặt vấn đề - Sống hay không sống, "chịu đựng" hay "cầm vũ khí vùng lên"?

+ Đoạn 2 (từ "Chết, là ngủ. Không hơn ... "đến " ... chưa hề biết tới?"): Suy ngẫm về gánh nặng cuộc sống, sự giải thoát và sự ngăn trở của nỗi sợ cái "chưa biết tới" ở cõi chết.

+ Đoạn 3 (từ "Đấy, chính nỗi vướng mắc của tâm tư ấy ... " đến " ... chẳng thể biến thành hành động"): Kết luận - Suy ngẫm về cái bất định sau khi chết ngăn trở quyết tâm hành động.

Câu 3 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Có thể xác định cách hiểu của Hăm-lét về “sống” và “không sống” như thế nào?

Trả lời:

- Với Hăm-lét “sống” và “không sống” nghĩa là: Hoặc là chịu đựng tất cả những sự khổ đau, bất hạnh mà người khác ban lại, hoặc là chúng ta đấu tranh lại nó và kéo theo bao đau khổ cho người khác.

=> Đây là xung đột về mặt nội tâm của của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng với lý tưởng nhân văn.

Câu 4 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nêu lí do khiến Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ”.

Trả lời:

Hăm-lét cho rằng “chết” đáng “mong muốn” mà cũng là “điều khó khăn” buộc người ta phải “ngừng lại mà suy nghĩ” bởi cái chết có thể chấm dứt mọi khổ đau, những hận thù nhưng nó là sự đánh dấu kết thúc của một cuộc đời, con người sẽ chẳng thể làm gì. Hăm-lét muốn chấm dứt sự giằng xé ấy nhưng anh không thể bỏ qua cho những kẻ xấu xa, độc ác vẫn ngày ngày hoành hành tại kia, đem đến khổ đau cho người khác.

Câu 5 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Phân tích ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu. Theo bạn, Hăm-lét sợ “nỗi khổ nhục” gì ở cõi “mênh mang sau khi chết”?

Trả lời:

- Ý thức của Hăm-lét về những “khổ nhục trên cõi thế” mà con người phải gánh chịu:

+ Đó là những roi vọt, khinh bỉ của thời đại, sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng, những nỗi dày vò của tình yêu tuyệt vọng, sự trì chậm của công lí…

+ Là lời cam chịu, than vãn rên rỉ, đổ mồ hôi dưới gánh nặng của cuộc đời mệt mỏi, nếu không phải chỉ vì sợ một cái gì đó mênh mang sau khi chết.

- Ở cõi “mênh mang sau khi chết”, Hăm-lét lo sợ “nỗi khổ nhục” khi để cái ác vẫn hoàng hành, không có ai tiếp tục sự nghiệp của chàng, nghĩa là sự hi sinh của chàng là vô ích.

Câu 6 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Hăm-lét đã nhận thức như thế nào về nguyên nhân tình trạng do dự, không thể hành động quyết đoán của mình? Dựa vào phần tóm tắt vở kịch, hãy cho biết Hăm-lét đã làm gì sau khi nhận thức được bản chất vấn đề?

Trả lời:

- Hăm-lét đã nhận thức chính ý nghĩ về cái gì sẽ đến sau khi chết luôn có khuynh hướng dập tắt mọi dự kiến hành động của chàng: cả khi chàng nghĩ về cái chết sẽ đến sau hành động "cầm vũ khí vùng lên", lẫn khi chàng nghĩ tới việc tự giải thoát bằng "một mũi dùi". Nhận thức đó thôi thúc chàng khắc chế những suy nghĩ bi quan của con người suy tưởng để bắt đầu hành động.

- Sau khi nhận thức được bản chất vấn đề, Hăm-let đã quyết tâm nói những lời tàn nhẫn để đoạn tuyệt với Ô-phê-li-a, cho trình diễn vở kịch để khẳng định tội ác của vua, trực tiếp lên án hoàng hậu, giết Pô-lô-ni-út, tráo mật thư để vua Anh giết Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn, chiến đấu với La-ớc-tơ, khi âm mưu của vua bị vạch trần, chàng đã kết liễu số phận của hắn, trước khi trút hơi thở cuối, chàng dặn Hô-ra-xi-ô kế cho người đời biết rõ ngọn ngành câu chuyện và trăng trối việc bàn giao ngai vàng cho Pho-tin-brát - một người biết suy tính trong hành động.

Câu 7 (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Chỉ ra tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét. Theo bạn, trong xã hội hiện đại, xung đột đó có còn tồn tại hay không? Căn cứ để bạn nêu ý kiến về vấn đề này là gì?

Trả lời:

- Tính chất bi kịch của xung đột được thể hiện qua lời độc thoại của Hăm-lét: Lời độc thoại đã tập trung diễn tả mâu thuẫn hệ trọng, căng thẳng, gay gắt giữa lựa chọn hành động đấu tranh vì lí tưởng nhân văn cao đẹp của Hăm-lét với cái tất yếu như những thế lực đối kháng khách quan (thực tại giả trá, khổ đau), lẫn cái tất yếu như thế lực đối kháng chủ quan (bản tính suy tưởng bi quan cố hữu làm con người hèn yếu ở bên trong nhân vật). Sự đối kháng với những thế lực ấy làm cho nhân vật rơi vào tình thế trăn trở, bế tắc, bi đát đến cùng cực. Hăm-lét tự ý thức được tình thế ấy, song vẫn không ngừng đấu tranh để khẳng định ý chí tự do của mình, hướng tới hành động không khoan nhượng. Xung đột trong độc thoại Sống, hay không sống - đó là vấn đề, do vậy, mang tính bi kịch sâu sắc. Độc thoại chính là đỉnh điểm của xung đột trong cả vở bi kịch Hăm-lét.

- Theo em, trong xã hội hiện đại, xung đột đó vẫn còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ Căn cứ xác định: Trong xã hội, mỗi người đều có những ước mơ, hoài bão cho riêng mình. Nhưng trên thực tế, đa phần chúng ta khi bước vào xã hội đều phải đưa ra những lựa chọn phù hợp với năng lực và nhu cầu của bản thân. Vì vậy, rất nhiều người đành tạm gác lại giấc mơ của mình để đối mặt với những vấn đề của cuộc sống. Thậm chí, có những người, vì những ảnh hưởng xung quanh đã từ bỏ hoặc lãng quên đi ước mơ ban đầu của mình.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 131 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của em về con người Hăm-lét được thể hiện qua lời độc thoại trong Sống, hay không sống – đó là vấn đề.

Đoạn văn tham khảo

Đoạn trích “Sống hay không sống – đó là vấn đề” là một đoạn trích đặc biệt, để lại nhiều cảm xúc cho bạn đọc, đặc biệt là đoạn đối thoại của nhân vật Hăm-lét. Hăm-lét mang trong mình những tư tưởng mới, lý tưởng nghĩa hiệp nhưng thời đại lúc bấy giờ vô cùng khủng hoảng đã chèn ép nhân tài, khiến cho Hăm-lét phải giả vờ điên. Cuộc sống của Hăm-lét tràn đầy những khó khăn, vất vả nhưng chàng vẫn luôn kiên trì, quật cường, nghĩ đến những người đang phải chịu đau khổ, áp bức của một xã hội đang dần dần mục nát. Chàng cảm thấy bản thân mình cần phải tự giải phóng chính mình, đưa những người vô tội thoát khỏi sự đau khổ. Nổi bật ở Hăm-lét chính là sự quật cường, kiên trì, không từ bỏ, từ đó ta cảm nhận được Hăm-lét là một người có tinh thần lạc quan và dũng cảm vô bờ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)

Củng cố, mở rộng trang 151

Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng

1 642 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: