Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội trang 52 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội trang 52 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 414 21/03/2024


Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội

* Yêu cầu

Soạn bài Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội trang 52 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

* Phân tích bài viết tham khảo

Hiện tượng miệt thị ngoại hình

- Nêu hiện tượng xã hội cần thuyết minh

- Thuyết minh về thực chất của hiện tượng miệt thị ngoại hình.

- Thuyết minh về nguyên nhân của hiện tượng miệt thị ngoại hình.

- Thuyết minh về hệ quả của hiện tượng miệt thị ngoại hình.

- Gợi ý giải đáp xóa bỏ hiện tượng miệt thị ngoại hình (có sử dụng yếu tố biểu cảm, nghị luận).

- Rút ra ý nghĩa của việc thuyết minh.

Câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Sự vật, hiện tượng nào trong đời sống xã hội được nêu để thuyết minh? Thực chất của sự vật, hiện tượng ấy là gì?

Trả lời:

Hiện tượng miệt thị ngoại hình được nói đến trong văn bản thuyết minh. Thực chất hiện tượng ấy đang diễn ra phổ biến trong xã hội, đó là một hiện tượng có những ý kiến tiêu cực về vẻ bề ngoài của người khác khi bị xã hội miệt thị.

Câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Các thẻ ở bên phải văn bản cho thấy người viết đã triển khai bài thuyết minh theo trình tự nào?

Trả lời:

Bài viết triển khai theo trình tự: nguyên nhân - hệ quả - giải pháp

Câu 3 (trang 55 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Bạn thấy việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Nhận thức, tác động để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Chọn được một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội đáng quan tâm.

- Tham khảo các tài liệu có liên quan, ghi chép các ví dụ, số liệu cần thiết,…

2. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

* Đề bài:

Để tìm ý, có thể dựa vào một số câu hỏi gợi ý sau:

- Thực chất của hiện tượng là gì?

- Hiện tượng có nguyên nhân từ đâu?

- Hiện tượng đó có tác động tích cực hay tiêu cực đối với đời sống? Biểu hiện của những tác động ấy là gì?

- Cần làm gì để phát huy tác động tích cực hoặc xóa bỏ tác động tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người?

- Việc thuyết minh hiện tượng xã hội có ý nghĩa gì? Cần có những giải pháp nào để phát huy hoặc khắc phục hiện tượng?

Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nêu rõ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.

Thân bài:

- Nêu thực chất của sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

- Lí giải rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng.

- Trình bày tác động tích cực hoặc tiêu cực của hiện tượng đối với đời sống con người, có sử dụng các cứ liệu cụ thể.

- Nêu giải pháp phát huy hiện tượng tích cực hoặc hạn chế hiện tượng tiêu cực.

Kết bài: Nêu ý nghĩa của việc nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng được thuyết minh.

Dàn ý cho đề bài: “Thuyết minh về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá ở giới trẻ”

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về hiện tượng hâm mộ thần tượng thái quá của giới trẻ hiện nay.

- Dẫn dắt vào bài viết.

b. Thân bài

- Nêu khái niệm về thần tượng

+ Nhng người có nhan sắc ưa nhìn, làm diễn viên, người mẫu, ca sĩ, vận động viên... thường xuất hiện trước công chúng với vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng, thể hiện ra bên ngoài những biểu hiện tốt đẹp, chuẩn mực nhất.

- Nêu những biểu hiện về hâm mộ thái quá thần tượng

+ Coi thần tượng là hình mẫu lý tưởng, lý tưởng sống của mình và luôn muốn làm mọi thứ theo họ, từ quần áo, giày dép...

+ o tưởng rằng thần tượng yêu mình, thường xuyên chú ý theo dõi, bám đuôi thần tượng của mình để xem họ làm gì, ăn gì.

+ Rơi vào tình trạng cuồng mà có những hành động sai trái về đạo đức như dọa dẫm tự tử, tuyệt thực, gào khóc đòi hỏi.

- Hậu quả của tình trạng

+ Ảnh hưởng đến cuộc sống: sinh hoạt, sức khỏe, học tập, gia đình.

+ Ảnh hưởng tới chính thần tượng.

- Giải pháp

+ Đặt cho mình một giới hạn nhất định.

+ Bớt xem những chương trình thần tượng.

+ Tiết kiệm tiền cho việc thiết thực.

c. Kết bài

- Nêu suy nghĩ cá nhân về vấn đề.

- Tuyên truyền và động viên mọi người hâm mộ thần tượng lành mạnh.

3. Viết

- Phần Mở bài, Kết bài và mỗi ý được nêu trong Thân bài cần được triển khai thành các đoạn văn.

- Cần bám sát cách triển khai đã được lựa chọn trong phần Tìm ý và Lập dàn ý để triển khai bài thuyết trình.

- Lời văn thuyết minh cần sáng sủa, mạch lạc; các cứ liệu phải chính xác, trung thực, có tác dụng làm rõ sự vật, hiện tượng.

- Sử dụng linh hoạt, phù hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận,… nhằm tăng thêm hiệu quả thuyết minh.

- Từ ngữ trong sáng, đơn nghĩa, tránh lạm dụng hình thức tu từ dễ khiến người đọc hiểu sai về sự vật hiện tượng.

Bài viết tham khảo

Chúng ta hiện đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng một xã hội văn minh và tiến bộ. Để làm được điều này, chúng ta phải vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn. Một trong số đó chính là các tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy hay những văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất có lẽ là ma túy.

Ma túy là một loại chất kích thích và gây nghiện bắt nguồn từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng tại 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam hay từ lá, hoa và quả cây cần sa được trồng tại các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ hết sức ghê gớm, khiến người bị dính vào rồi thì không thể cưỡng lại được, chẳng khác nào “ma đưa lối, quỷ đưa đường”.

Ma túy tồn tại ở rất nhiều dạng như tép, bột, nước, hồng phiến, bạch phiến, thuốc ... và được sử dụng dưới nhiều hình thức hút, hít, chích, ... Nó được coi như tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không phân biệt tuổi tác và khả năng gây nghiện vô cùng nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn cho những tệ nạn xã hội khác.

Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến những người nghiện. Về sức khỏe, ma túy đã gây ra các bệnh nghiêm trọng cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư tổn niêm mạc mũi nếu sử dụng ma túy dưới dạng hít, có khả năng sẽ ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng. Còn dùng dưới dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng nhiều nhất là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương rất nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp hoặc nhiễm trùng phổi ... Và nguy hiểm nhất chính là dùng ma túy dưới dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh AIDS. Người tiêm không biết rằng trên mũi kim là hàng vạn những quả cầu gai gây ra căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ lại truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào trong máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm nhiều chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là những con nghiện phải cưa cụt tay chân hoặc nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể tới tình trạng bị chết do bị sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay trên đường vì dùng bạch phiến quá liều lượng đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta.

Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra thông qua ngoại hình, người gầy gò, da xám và tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng nề do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung để suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng vô cùng khó khăn. Người mới nghiện heroin, khi “phê” sẽ thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn tới những hành vi tình dục không an toàn, có thể làm lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu đi khả năng tình dục.

Tiêm chích ma túy còn làm hủy hoại con đường công danh và sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao nhiêu bài học, biết bao nhiêu câu chuyện kể về những công nhân hay kỹ sư ... đã gục ngã trước thứ thuốc gọi là ma túy, để rồi bị bạn bè và đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng phía trước bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là đối tượng học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút bốc đồng, bị bạn bè rủ rê mà đánh mất tương lai.

Ma túy không những gây hại đối với người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ nữa, khiến họ trở nên mất dần khả năng lao động, biến thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy thì bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm và buồn khổ. Công việc làm ăn cũng bị giảm sút do không còn được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà dần dần suy sụp. Bởi những người một khi đã bị nghiện thì luôn có nhu cầu nhiều hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải bỏ tiền mua, mà tiền thì họ lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không ở đâu xa.

Không chỉ có vậy, ma túy còn như một con sâu làm đục khoét xã hội, khiến cho an ninh, trật tự và quốc phòng trở nên bất ổn. Khi muốn thỏa mãn cơn nghiện, con nghiện không từ bất kỳ thủ đoạn, hành vi trộm cắp hay giết người nào để có tiền mua thuốc, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, tham gia đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận thì sẽ đi lang thang làm mất đi vẻ mỹ quan và văn minh lịch sự của xã hội, hay vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước và xã hội còn phải tốn nhiều tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại gây ra bởi những con nghiện. Mất tiền xây dựng những trại cải tạo để giáo dục và điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại to lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia chính là ngành du lịch cũng bị giảm sút.

Vì vậy, mỗi người phải có trách nhiệm cho việc này, tích cực tuyên truyền và giáo dục cho người thân mình về sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết do thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa ma túy bằng mọi cách khác nhau, mọi người nên có ý thức sống theo lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa và luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để có thể chống lại mọi thử thách hay cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng phải lên án, dẹp bỏ tệ nạn ấy bằng cách không tiếp tay cho chúng.

Chúng ta vẫn có khả năng phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ ấy. Mỗi chúng ta phải nêu cao tinh thần cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó và mở rộng vòng tay ấy đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ bị lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với việc sử dụng ma túy, xây dựng một mái trường và một xã hội không có ma túy.

4. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện. Chú ý các nội dung:

- Bổ sung những diễn giải cụ thể, các cứ liệu liên quan đến sự vật, hiện tượng cần thuyết minh nếu thấy chưa đầy đủ.

- Kiểm tra trật tự các ý, nếu thấy chưa hợp lí có thể thay đổi, sắp xếp lại.

- Rà soát, phát hiện các lỗi về diễn đạt (chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,…)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống

Củng cố, mở rộng trang 59

Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng (Trích Chuyện trò)

Tri thức Ngữ văn trang 64, 65, 66

Nữ phóng viên đầu tiên

1 414 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: