Soạn bài Bài ca ngất ngưởng trang 95 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Bài ca ngất ngưởng trang 95 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 701 21/03/2024


Soạn bài Bài ca ngất ngưởng

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 95 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo quan sát của bạn, hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào?

Trả lời:

Cá tính được giới trẻ hiện nay được bộc lộ rất rõ từ bên ngoài, từ trang phục, kiểu tóc, phụ kiện, giày dép dường như đều thể hiện được nét tính cách của chủ nhân. Các bạn trẻ gen Z là những thanh niên hiện đại, cởi mở hơn trong nhiều vấn đề. Luôn tích cực thể hiện bản thân bằng cách thoát ra khỏi định kiến giới.

Câu hỏi 2 (trang 95 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu ý nghĩ của bạn khi nghe nhận xét về một người nào đó có “vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có “thái độ ngất ngưởng”. Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau không?

Trả lời:

- Vị trí cao ngất ngưởng: là một vị trí cao trong xã hội có quyền thế.

- Thái độ ngất ngưởng: là một thái độ ngang tàng, vượt thế tục, chọn một lối đi riêng của con người.

* Đọc văn bản

1. Tự thuật của tác giả về hành trang cuộc đời mình:

- "Ngất ngưởng" trên đường công danh;

- "Ngất ngưởng" khi rời chốn quan trường.

“Ngất ngưởng” trên đường công danh: chỉ sự thao lược, tài năng, phong cách ngạo nghễ khi làm quan của tác giả.

“Ngất ngưởng” khi rời chốn quan trường: chỉ sự ngang tàng của ông khi làm dân thường.

2. Thái độ, cảm xúc của tác giả khi "tổng kết" về cuộc đời mình.

- Giọng điệu tự thuật khảng khái, cá tính.

- Ông ý thức được rõ ràng tài năng, phong cách sống của bản thân.

- Ông tự hào vì có cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội.

- Ông tự hào vì dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Qua thái độ ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời. Đồng thời, bài thơ cũng cho người đọc thấy được sự tự ý thức của tác giả về giá trị của bản thân mình.

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng trang 95 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Liệt kê những từ ngữ mang tính chất tự xưng của tác giả trong bài hát nói. Những từ ngữ ấy đã thể hiện được điều gì về phong cách, tư tưởng của Nguyễn Công Trứ khi tự nhìn nhận về mình?

Trả lời:

- Các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú.

- Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, ngạo nghễ, thái độ tự tôn có phần tự phụ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.

Câu 2 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Căn cứ vào mạch ý của bài thơ, có thể chia bố cục tác phẩm thành mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần.

Trả lời:

Phần 1 (6 câu thơ đầu):

cuộc đời làm quan đạt đến danh vọng “ngất ngưởng”.

Phần 2 (4 câu thơ tiếp):

cởi mũ áo từ quan về quê với hành động “ngất ngưởng”

Phần 3 (6 câu tiếp):

cuộc sống trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”.

Phần 4 (còn lại):

đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch, “ngất ngưởng”.

Câu 3 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tra từ điển và chỉ ra những nét nghĩa khác nhau của từ "ngất ngưởng". Căn cứ vào mạch ý của văn bản để xác định ý nghĩa của từ này ở từng trường hợp xuất hiện.

Trả lời:

Lần 1

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.

Lần 2

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng. Từ “ngất ngưởng” gắn với hành động cởi mũ áo từ quan, cưỡi bò rời kinh thành chẳng giống ai, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.

Lần 3

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Tuổi đã cao nhưng vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn đủng đỉnh dắt theo một đôi dì, ngất ngưởng thiên về nét nghĩa tự mình tự tại, cốt thỏa đạt thú vui.

Lần 4

“Đời ai ngất ngưởng như ông!” Giữ vẹn đạp nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh, khí phách của mình,... Từ “ngất ngưởng” này ứng với nhan đề bài hát nói, mang ý nghĩa khái quát, tổng hợp các nét nghĩa ở trên.

Câu 4 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Thái độ sống, phong cách sống "ngất ngưỡng" đã được tác giả thể hiện ở những phương diện, khía cạnh cụ thể nào? Nêu suy nghĩ của bạn về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả.

Trả lời:

- Tinh thần nhập thế, hành đạo, có trách nhiệm với thời cuộc.

- Thái độ, lối sống, cách ứng xử với công danh phú quý theo tinh thần tự do tự tại.

- Tâm hồn phóng túng, cốt cách tài tử, cá tính mạnh mẽ.

=> Cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử, cũng như cá tính của tác giả tạo nguồn cảm hứng và năng lượng sống dồi dào; do thế luôn mới mẻ, độc đáo và có tính gợi mở. Là một tài năng và nhân cách toàn diện, cho nên Nguyễn Công Trứ là khối thống nhất của nhiều khía cạnh đối lập. Ông đã sống một cách "ngất ngưởng” và bộc lộ niềm tự hào về điều đó. Cái ngất ngường ở câu kết bài và ở nhan đề là tổng hợp của tất cả cái ngất ngường: tài cao (sự nghiệp) ngất ngường, về hưu ngất ngường, sống đời sống ngất ngường.

Câu 5 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu nhận xét về phong cách ngôn ngữ của tác giả thể hiện trong bài hát nói (chú ý các phương diện: cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh; các biện pháp tu từ; vần và nhịp điệu).

Trả lời:

Từ ngữ, hình ảnh

- Kết hợp những từ ngữ có sắc thái trang trọng (hệ thống các từ Hán Việt) và sắc thái tự nhiên, dân dã (các từ thuần Việt) đem lại hiệu quả biểu đạt cao, sắc thái biểu cảm phong phú, linh hoạt, sử dụng nhiều hình ảnh có sắc thái cụ thể, gây ấn tượng mạnh; sử dụng điển cố,...

Các biện pháp tu từ

Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: lặp từ, lặp cấu trúc, liệt kê, đối từ và cú pháp,...

Vần và nhịp điệu

+ Nhịp điệu: the thể thức, âm hưởng của lối hát nói nhưng linh hoạt, phóng túng, không gò bó. Cách thay đổi nhịp, tiết tấu cũng đa dạng và linh hoạt, ít gặp trong hát nói, ví dụ nhịp 2/2/2/2.

+ Cách gieo vần tuân theo quy định, nhưng vẫn có biến cách và sáng tạo riêng.

Câu 6 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Trình bày suy nghĩ của bạn về sự hội tụ những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói. Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề nào khác?

Trả lời:

- Những yếu tố đối lập trong phong cách hành xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ở bài hát nói:

+ Con người dốc lòng dốc sức phụng sự quốc gia nhưng vẫn chăm chút cho đời sống cá nhân cá tính.

+ Quyết liệt, cương nghị, nhưng vẫn hào hoa phong nhã.

+ Nghiêm trang, cẩn trọng, chu toàn nhưng vẫn cười cợt, dí dỏm, hài hước.

- Ngoài chủ đề chính, Bài ca ngất ngưởng còn có chủ đề là khẳng định vị thế, chức phận của con người trong mối quan hệ với xã hội và thời đại. Bài ca ngất ngưởng bao gồm những chủ đề khác: đời sống cá nhân và cái tôi cá tính, cách thức lựa chọn và hành động để tạo ra những giá trị sống có ý nghĩa đích thực,...

Câu 7 (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Theo bạn, hình ảnh con người nhà Nho nhập thế - hành đạo và hình ảnh con người phóng túng - tài tử trong bài thơ có tạo nên sự đối lập về nhân cách không? Vì sao?

Trả lời:

Nguyễn Công Trứ là hiện thân của một hình mẫu nhân cách nhà Nho đặc biệt: vừa nhập thế - hành đạo, vừa hưởng lạc – tài tử; ở một phương diện nào, ông cũng đạt đến độ khác biệt. Đạt công tích sự nghiệp nhưng không để danh lợi, phú quý, uy vũ khuất phục, phóng túng phong tình nhưng không buông tuồng phá phách, tự tin vào bản lĩnh và trí tuệ đến mức bình thản đối diện với mọi thăng trầm của cuộc đời,...

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 98 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về cách ứng xử trước sự được mất khen chê, may rủi,… mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

Đoạn văn tham khảo

Trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng" Nguyễn Công trứ đã thể hiện rõ lối sống ngất ngưởng của mình có nguồn gốc từ Nho giáo đó chính là quan niệm trung quân ái quốc, đã yêu nước thì phải trung quân. Đó chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhưng ông không bó buộc mình vào các quan niệm lạc hậu mà yêu nước theo lối đi riêng của mình đó chính là điểm riêng biệt của mình. Trong tác phẩm, cái tôi ngất ngưởng của tác giả được thể hiện trong việc ông tự nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, sự tự tin về tài năng của mình một cách thể hiện đi ngược lại với quan niệm của Nho giáo. Dù ở chốn quan trường nhiều ganh đua tranh giành danh lợi nhưng lối sống phóng khoáng, cái tôi ngạo nghễ, ngất ngưởng, khác đời của tác giả vẫn được thể hiện một cách trọn vẹn. Đó chính là thái độ sống của người quân tử đầy lí tưởng, bản lĩnh, tự tin và kiên cường. Ông cũng chính là một nhà nho chân chính là người không màng danh lợi, không ham hư đến vinh hóa phú quý chỉ quan tâm đến việc giúp vua giúp nước, ông quyết định về ở ẩn giữa lúc bao kẻ đang tranh giành chức tước hơn thua nhau. Chứng tỏ ông là người không màng danh lợi chỉ quan tâm đến việc giúp vua cứu nước. Điều đó đã giúp ông thể hiện cái tôi của mình hoàn hảo trong toàn bài thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cộng đồng và cá thể

Thực hành tiếng Việt trang 110, 111

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

1 701 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: