Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 Tập 2 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 434 21/03/2024


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119

Câu 1 (trang 119 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): So sánh những vẻ đẹp của lựa chọn và hành động được thể hiện trong hai văn bản Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).

Trả lời:

- Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) là con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ, mang nội dung yêu nước.

- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu): Sự biết ơn những người đã hi sinh vì Tổ quốc, mang nội dung nhân đạo.

Câu 2 (trang 119 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Nêu định hướng giá trị toát lên từ các văn bản đọc trong bài. Điều gì có thể tạo nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù chúng không cùng loại, thể loại, lại được viết ra trong những bối cảnh thời đại khác nhau?

Trả lời:

Các giá trị từ các văn bản đọc trong bài đó là quan niệm nhân sinh, thông điệp cuộc sống hướng tới con người nhân văn, cao cả hơn, con người sinh ra và thuộc về cộng đồng. Mỗi người cần có ý thức xây dựng cộng đồng phát triển, vững mạnh.

Điều mà tạo nên sự kết nối giữa các văn bản, mặc dù chúng không cùng loại, thể loại, lại được viết ra trong những bối cảnh thời đại khác nhau đó là quan niệm sống, quan niệm nhân văn.

Câu 3 (trang 119 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tìm đọc thêm những văn bản văn học hoặc nghị luận có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động. Ghi chép khái quát những bài học mà bạn rút ra được cho mình từ những văn bản đó.

Trả lời:

- Văn bản văn học có đề cập chủ đề lựa chọn và hành động: Thuật hứng 24 - Nguyễn Trãi, Ngôn chí bài 10 - Nguyễn Trãi; Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão,...

- Bài học: Lựa chọn và hành động là quyết định của mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra quyết định đúng đắn để phục vụ lợi ích cá nhân và cộng đồng.

Câu 4 (trang 119 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Sưu tầm những bài viết về các tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích và viết về một số tác phẩm đã gây cho bạn ấn tượng sâu sắc.

Trả lời:

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 119 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Em Thúy là bức tranh sơn dầu do họa sĩ Trần Văn Cẩn sáng tác năm 1943. Bức tranh mô tả hình ảnh người cháu gái 8 tuổi của họa sĩ. Bức tranh cũng được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Trần Văn Cẩn cũng như là một trong những đại diện tiêu biểu của tranh chân dung Việt Nam thế kỉ 20. Bức tranh được công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Em Thúy là chân dung chính diện một em bé gái 8 tuổi ngồi trên ghế mây, hai tay đặt trên đùi và mặc quần áo ở nhà đơn giản màu trắng. Em bé có mái tóc ngắn, hai con mắt mở to trong sáng cùng nét mặt thơ ngây. Nhân vật chính trong tác phẩm là bà Nguyễn Minh Thúy sinh năm 1935, cháu ruột gọi bằng bác của họa sĩ Trần Văn Cẩn.

Em Thúy được coi là một trong những tác phẩm tranh chân dung thành công nhất của mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20. Theo nhà phê bình Thái Bá Vân, hình tượng cô bé trong Em Thúy phản ánh thế giới nội tâm của Trần Văn Cẩn vào những năm 1940 khi họa sĩ mang nhiều nỗi niềm trước công cuộc Âu hóa ở Việt Nam. Theo người phục chế bức tranh là Caroline Fry thì Em Thúy thể hiện một gương mặt giản dị nhưng đáng yêu, hiện thân của tuổi trẻ, với đôi mắt đầy tin tưởng như muốn giao tiếp với mọi người, bức tranh cũng thể hiện ảnh hưởng từ phong cách dùng bố cục không đối xứng của họa sĩ người Pháp Henri Matisse.

Lấy cảm hứng từ Em Thúy, một người Anh là Paul Zetter đã sáng tác bản nhạc Khúc minuet dành cho Em Thúy (Little Thúy Minuet) 2, cũng chính ông là người đã giúp mời Caroline Fry bảo quản phục chế lại Em Thúy.

Câu 5 (trang 119 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 2): Tổ chức thuyết trình trong nhóm học tập về một tác phẩm nghệ thuật đương đại đang tạo được tiếng vang trong dư luận (tác phẩm điện ảnh; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm điêu khắc, hội họa, đồ họa;...)

Trả lời:

Xin chào cô và các bạn, hôm nay em muốn giới thiệu một bộ phim điện ảnh mà em rất thích dạo gần đây. Đó là bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” ra đời năm 2017 do hai đạo diễn trẻ Trần Bửu Lộc và Kay Nguyễn đồng thực hiện.

Ý tưởng tạo ra bộ phim “Cô Ba Sài Gòn” bắt nguồn từ một cuộc trò chuyện giữa Ngô Thanh Vân và nhà thiết kế Thủy Nguyễn. Cả hai mong muốn tạo ra một tác phẩm văn hóa tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam.

Câu chuyện của phim diễn ra ở Sài Gòn vào hai thời kỳ khác nhau: năm 1969 và 2017. Tại nhà may Thanh Nữ, một biểu tượng của nghệ thuật áo dài, con gái chủ nhân, Như Ý, không mê áo dài mà lại thích mặc đồ Tây. Nhưng sau khi trải qua những biến cố, Như Ý nhận ra giá trị của truyền thống và tái sinh nhà may. Bằng cách này, phim truyền đạt thông điệp về sự quý trọng và bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống.

Nhân vật Như Ý có thể coi như một gương mặt của giới trẻ ngày nay, thường xuyên bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi vẻ đẹp của di sản văn hóa. Bằng cách này, bộ phim nhấn mạnh về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống, không bị lẫn vào văn hóa toàn cầu.

Ngoài nội dung, bộ phim còn đầu tư rất kỹ lưỡng vào cảnh quay và trang phục. Khán giả như được đưa về với Sài Gòn xưa, với những bộ áo dài tuyệt đẹp và phong cách thời trang độc đáo của thập niên 60. Điều này tạo ra một sự kết hợp hài hòa giữa quá khứ và hiện tại, làm cho bộ phim trở nên đặc biệt và gần gũi với khán giả.

“Cô Ba Sài Gòn” không chỉ là một bộ phim điện ảnh thông thường mà còn là một tác phẩm đầy ý nghĩa với những thông điệp sâu sắc về văn hóa và lịch sử Sài Gòn thập niên 60.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)

Thực hành đọc: “Làm việc” cùng là “làm người”!

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học (trang 122)

II. Luyện tập và vận dụng (trang 124)

1 434 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: