Soạn bài Thực hành đọc: Cải ơi trang 48 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Thực hành đọc: Cải ơi trang 48 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 64 lượt xem


Soạn bài Thực hành đọc: Cải ơi

* Nội dung chính: Văn bản kể về hành trình đi tìm con gái tên “Cải” của người cha Năm ròng rã suốt 10 năm trời. Do làm mất cặp trâu nhà nuôi nên Cải bỏ nhà ra đi. Ông Năm chịu tiếng oan đã hại chết rồi đem giấu xác Cải ở một bãi đất trống. Quá đau đớn và thất vọng, ông Năm quyết định lên đường đi tìm Cải và trải qua nhiều thăng trầm, gian khổ.

Soạn bài Thực hành đọc: Cải ơi trang 48 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. So sánh trật tự của các sự kiện trong câu chuyện và trong truyện kể (mạch truyện) và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của cách tổ chức truyện kể.

- Trật tự các sự kiện trong câu chuyện: Theo trật tự thời gian

- Trật tự các sự kiện trong truyện kể: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

=> Nhận xét hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả chân thực hành trình đi tìm con của ông Năm. Khiến người đọc xúc động mạnh bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc.

2. Đặc điểm của người kể chuyện trong truyện: ngôi kể, quan hệ và thái độ của người kể chuyện đối với các nhân vật.

Người kể chuyện trong truyện ngắn thuộc ngôi thứ ba (tác giả), đảm nhiệm việc kẻ câu chuyện về tất cả các nhân vật. Tuy nhiên, người kể chuyện này thường xuyên chuyển từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong. Điều đó cho thấy người kể chuyện muốn trao cho nhân vật quyền được tự nói lên phần sâu kín, u uất của mình. Người kể chuyện đã hòa mình vào nhân vật với một nỗi thương cảm mênh mang (một chút hài hước xuất hiện đây đó chỉ là chút gia vị làm cho nỗi thương cảm đó thêm đậm đà).

3. Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm (người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình hay của nhân vật, điểm nhìn bên trong hay bên ngoài chiếm ưu thế, từng điểm nhìn làm hé lộ những điều gì trong tâm lí nhân vật).

Truyện có hệ thống điểm nhìn đa dạng, bao gồm điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong,... Các điểm nhìn này kết nối, hoà lẫn vào nhau một cách tự nhiên, khiến cho câu chuyện thêm đậm đà, đưa lại vừa nói thn thức, vừa tiếng cười buồn, vừa cái nhìn xoáy sâu về từng số phận, vừa cái nhìn bao quát về một trạng thái xã hội mang tính muôn đời.

4. Chú ý sự cộng hưởng giữa lời của người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện.

- Lời người kể chuyện trong việc miêu tả những cử chỉ ngoại hiện của ông Năm, Thán và Diễm Thương.

- Lời của nhân vật là những đoạn đối thoại, hoặc câu văn bộc lộ suy nghĩ của các nhân vật.

=> Tạo nên sức hấp dẫn cho truyện kể. Lối văn trần thuật giúp nhà văn kể chuyện một cách chân thực và hấp dẫn, làm cho người đọc hình dung ra được hành trình đi tìm con Cải của ông Năm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Củng cố, mở rộng trang 48

Tri thức Ngữ văn trang 54

Nhớ đồng

Tràng giang

Con đường mùa đông

1 64 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: