Soạn bài Cầu hiền chiếu trang 76 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Cầu hiền chiếu trang 76 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 564 21/03/2024


Soạn bài Cầu hiền chiếu

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 76 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Có không ít câu chuyện thú vị về việc vua chúa hay lãnh đạo đất nước muốn chiêu mộ hiền tài ra gánh vác trọng trách quốc gia. Hãy chia sẻ một câu chuyện mà bạn biết?

Trả lời:

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, với cương vị là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cong hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đa có một văn bản với tiêu đề "Tìm người tài đức". Văn bản này đã được đăng trên Báo Cứu quốc số 411, ra ngày 20/11/1946. Văn bản nêu rõ: "Nhà nước cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài". Và Người “tự nhận khuyết điểm" với những lời chân tình rằng, đã "nghe không đến, thấy không khắp", khiến người tài đức chưa được biết tới.

Văn bản "Tìm người tài đức" là một văn bản ngắn gọn, nhưng thể hiện đầy đủ tầm nhìn chiến lược, sự cầu thị, chân thành khi nhìn nhận về tìm kiếm người tài. Chính sự cầu thị và trọng thị đó mà trong bối cảnh đất nước đầy gian khó, các giai cấp, tầng lớp đều hướng về cách mạng, gạt bỏ mọi vướng mắc để chung tay giúp nước.

Câu hỏi 2 (trang 76 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Trong công cuộc xây dựng đất nước, việc trọng dụng người tài có vai trò to lớn giúp thúc đẩy quá trình xây dựng đất nước thêm vững mạnh. Người hiền tài sẽ đóng góp những quan điểm, góc nhìn sáng suốt giúp giải quyết những vấn đề tồn đọng và khó khăn trước mắt, chung tay đem đến lợi ích chung cho quốc gia.

* Đọc văn bản

1. Phần 1 nêu vấn đề gì?

Phần 1 nêu lên sứ mệnh của người hiền tài.

2. Dự đoán: Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý gì sẽ được trình bày ở phần 3?

Việc nêu thực trạng “trốn tránh việc đời” của kẻ sĩ dẫn đến ý mối quan hệ giữa người tài và thiên tử sẽ được trình bày ở phần 3.

3. Nhận xét về lí lẽ được sử dụng.

Lí lẽ ngắn gọn, mạch lạc, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung.

4. Giữa lí lẽ trình bày ở các phần trước với kế hoạch thực thi được nêu ở phần 4 có mối liên hệ như thế nào?

Những lí lẽ ở phần trước đã nên lên trách nhiệm của người hiền tài cần có và tình hình đất nước lúc bấy giờ, tạo tiền đề cho kết luận ở phần 4: người hiền tài phải phục vụ hết mình cho triều đại mới.

5. Ý nghĩa của lời khuyến dụ.

Thúc đẩy tinh thần, khuyến khích bậc anh tài, thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước: Đường lối cầu hiền hết sức rộng mở, cách tiến cử rất dễ làm thái độ nhà vua hết sức thành tâm, độ lượng.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Văn bản là một văn kiện nhằm ban bố đến toàn dân mong muốn của nhà vua Quang Trung cầu hiền tài để cùng vua xây dựng đất nước. Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

Soạn bài Cầu hiền chiếu trang 76 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Cầu hiền chiếu được ban bố với lí do và mục đích gì?

Trả lời:

- Lí do: Triều đại mới thành lập còn nhiều non trẻ, đất nước vừa trải qua biến loạn còn nhiều nhiễu nhương, bất ổn.

- Mục đích: kêu gọi những người hiền tài của chế độ cũ (nhà Lê) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn do vua Quang Trung đứng đầu để xây dựng đất nước.

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Văn bản hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ? Khi vâng mệnh vua Quang Trung soạn chiếu này, Ngô Thì Nhậm đối diện với những khó khăn gì trong việc thuyết phục các đối tượng đó ra gánh vác việc nước?

Trả lời:

- Văn bản hướng tới đối tượng: những người có học, có tài, từng gắn bó với triều đại nhà Lê, ở những cương vị khác nhau.

- Khó khăn Ngô Thì Nhậm phải đối mặt:

+ Một mặt, đó là nếp nghĩ "tôi trung không thờ hai chủ" đã ăn sâu vào ý thức của những người sĩ phu. Ở thời điểm này, việc kêu gọi người hiền tài ra phò vua mới (Quang Trung), gánh vác việc nước là điều rất khó khăn.

+ Mặt khác, trong ý thức của nhiều vị sĩ phu, triều đại mới của vua Quang Trung chưa được xem là chính thống, họ chưa có thiện cảm. Họ nơm nớp sợ hãi khi biết mình thuộc lực lượng của triều vua cũ. Sử sách từng ghi lại nhiều cuộc thanh toán đẫm máu của triều đại mới đối với bề tôi của triều đại cũ, vì sợ đó là mầm mống của phản loạn. Trong bối cảnh ấy, dùng tờ chiếu để tạo được niềm tin, khiến cho những trí thức tài năng dẹp bỏ nghi kị, sẵn sàng cộng tác với triều Tây Sơn là chuyện vô cùng nan giải.

Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Văn bản có mấy phần? Phân tích mối quan hệ giữa nội dung các phần.

Trả lời:

- Văn bản có bốn phần.

Phần 1

Theo lẽ phải xưa nay, người hiền tài phải phát huy tài năng, thể hiện vai trò của mình trong cuộc sống.

Phần 2

Nhiều kẻ sĩ đang lánh đời, trong khi nhà vua mong gặp được người hiền tài.

Phần 3

Những khó khăn buổi đầu xây dựng triều đại mới và sự cần thiết phải có người hiền tài giúp nước.

Phần 4

Nêu cách thức chiêu mộ, sử dụng người hiền tài.

- Mối liên hệ về nội dung giữa các phần:

Soạn bài Cầu hiền chiếu trang 76 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

=> Các phn ca văn bn có mối liên h cht ch với nhau: Phần 1 là cơ s để nêu Phần 2; Phần 2 tất yếu sẽ dẫn đến nội dung cần trình bày ở Phần 3. Nhờ ba phần trước mà những cách thức chiêu mộ nhân tài nêu ở Phần 4 mới hợp lí, logic.

Câu 4 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Nghệ thuật lập luận thể hiện như thế nào qua việc dùng lí lẽ và bằng chứng, phối hợp với các yếu tố biểu cảm, thuyết minh?

Trả lời:

- Lí lẽ được người viết sử dụng là những suy luận rất logic, chạm đến chân lí phổ biến, ai cũng phải thừa nhận.

- Bằng chứng được lấy từ thực tế liên quan đến đời sống, cho nên rất khó bác bỏ. Đồng thời, ngay ở những câu nêu bằng chứng, yếu tố biểu cảm cũng rất đậm, thể hiện ở những lời gan ruột của một vị vua: "Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Ki cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoa của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi".

- Việc phối hợp các yếu tố biểu cảm, thuyết minh với lí lẽ, bằng chứng như nêu trên khiến một số nội dung trở nên rõ ràng, tường minh, văn bàn tăng thêm sức thuyết phục, tác động mạnh vào lí trí và tình cảm của người đọc.

Câu 5 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu?

Trả lời:

Sức thuyết phục của Cầu hiền chiếu:

- Có một tư tưởng đúng đắn, quang minh chính đại được thể hiện qua luận đề: Cần người hiền tài giúp vua dựng đất nước.

- Các luận điểm rõ ràng, mạch lạc, quan hệ với nhau rất chặt chẽ.

- Lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, thái độ chân thành thể hiện sự thấu hiểu lòng người, lời mời gọi tha thiết.

Câu 6 (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết Cầu hiền chiếu trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt, tác giả đã gửi gắm khát vọng lớn lao nào đối với đất nước?

Trả lời:

Khát vọng lớn lao đối với đất nước mà tác giả gửi gắm: muốn thuyết phục người hiền tài vượt qua những e dè, nghi ngại, đồng tâm hiệp lực để vua tôi cùng xây dựng triều đại mới, cũng chính là làm cho đất nước ngày càng vững mạng. Đây là tư tưởng lớn của mội người toàn tâm toàn ý với đại nghiệp quốc gia.

Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 79 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về luận điểm: Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng.

Đoạn văn tham khảo

Dòng chảy mạnh mẽ của xã hội bao giờ cũng cần những những con người chăm chỉ và tài năng để tạo nên những đóng góp và đem lại giá trị nào đó ở thế giới mà chúng ta đang sống. Quan điểm “Người có tài cán phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng” là một điều vô cùng cần thiết và phải luôn phát huy. Bởi lẽ trong cuộc sống như bây giờ tài năng không đến hoàn toàn từ sự may mắn. Tài năng đến từ bẩm sinh nhưng nếu không luyện tập thường xuyên sẽ bị suy yếu đi và không khai thác được giá trị từ ấy. Nhận thấy rõ rằng những người tài cán luôn là những người thực sự có cả tài năng và cái quan trọng nhất là sự nỗi lực và chăm chỉ từng ngày. Khi là một người có năng lực bạn nên phát huy một cách hiệu quả vào trong công việc, học tập hay đời sống từ đó đem lại những giá trị lớn lao, truyền cảm hứng cho cộng đồng. Chúng ta đều là những hạt nhân tương lai đất nước này, thật tự hào khi được có thể đem toàn bộ sinh - trí lực của mình đóng góp cho quê hương, cộng đồng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca

Thực hành tiếng Việt trang 89

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

1 564 21/03/2024


Xem thêm các chương trình khác: