Soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học trang 26 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học trang 26 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 73 lượt xem


Soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học

* Yêu cầu

Soạn bài Giới thiệu về một tác phẩm văn học trang 26 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức (ảnh 1)

1. Chuẩn bị nói

Lựa chọn đề tài: Giới thiệu về truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân

- Đề tài bài nói có thể được khai thác từ kết quả của bài viết, cũng có thể là một đề tài mới.

- Bài nói được lựa chọn theo quan điểm, sở thích cá nhân nhưng nên chọn tác phẩm văn học có giá trị.

Tìm ý và sắp xếp ý

- Nếu chọn giới thiệu tác phẩm trong bài thuyết minh ở phần Viết, cần dựa vào yêu cầu của bài nói để tổ chức lại cho phù hợp.

- Nếu chọn đề tài mới, có thể tham khảo một số câu hỏi gợi ý: Vì sao bạn lựa chọn tác phẩm văn học này để giới thiệu? Bạn đánh giá như thế nào về giá trị và sức hút của tác phẩm? Điều gì khiến bạn tâm đắc?

2. Thực hành nói

Mở đầu: Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả và lí do lựa chọn.

Triển khai: Giới thiệu đề tài, tóm tắt nội dung chính, nêu ý kiến đánh giá về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Có thể phân tích kĩ một khía cạnh mình tâm đắc.

Kết luận: Khẳng định giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm.

* Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn, sau đây, tôi xin giới thiệu với các bạn một sống thông tin về truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân nhé. Những tác phẩm viết về thời kì nạn đói năm 1945 là một con số không nhỏ cũng không còn xa lạ gì đối với độc giả cả nước. Trong số những tác phẩm ấy, nổi bật lên là tác phẩm “Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân được in trong tập "Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962.

Tác giả Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài (1/8/1920 - 20/7/2007) là một nhà văn, diễn viên Việt Nam. Ông được mệnh danh là " nhà văn của nông thôn Việt Nam". Những tác phẩm của ông mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê như chọi gà, đánh vật, ... Trong đó hai tác phẩm "Làng" và “Vợ nhặt" đã được đưa vào chương trình giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa Việt Nam.

"Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người." - đó là những lời tâm sự của nhà văn khi viết “ Vợ nhặt". Được viết năm 1954 theo đơn đặt hàng của báo Văn nghệ, “ Vợ nhặt" được lấy cảm hứng từ bản thảo còn đang dang dở " Xóm ngụ cư" của Kim Lân. Sau này tác phẩm được biên soạn lại và in trong tập " Con chó xấu xí" xuất bản năm 1962. Câu truyện trong “ Vợ nhặt" là về cuộc sống của con người trong nạn đói. Cái đói đã khiến con người bán rẻ danh dự của mình vì miếng ăn nhưng không vì thế mà khiến câu truyện tăm tối, không tìm thy li thoát. Câu truyn đã đưa chúng ta nhìn thy ánh sáng nơi cuối con đưng, thy được lối thoát không chỉ cho bản thân mà còn là lối thoát cho cả dân tộc. Bố cục có thể chia làm 4 đoạn: Đoạn 1 cảnh Trang đưa cô vợ nhặt về nhà; đoạn 2 hoàn cảnh Tràng và Thị trở thành vợ chồng; đoạn 3 Tràng ra mắt cô vợ nhặt với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ; đoạn 4 bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới.

Nạn đói năm 1945 khiến người chết như ngả rạ, người sống xanh xám như những bóng ma. Cả xóm ngụ cư bị bao trùm bởi cái đói và cái chết. Gia đình Tràng cũng thuộc diện đói khát ở xóm ngụ cư ấy. Ngôi nhà rúm ró trên mảnh vườn lổn nhổn những bụi cỏ dại. Bà mẹ già mặt bủng beo u ám. Anh con trai (Tràng) có lớn mà chưa có khôn, làm nghề kéo xe bò mưu sinh. Bất ngờ một ngày nọ, Tràng nhặt được 1 người đàn bà xa lạ về làm vợ chỉ bằng 4 bát bánh đúc và vài câu nói bông đùa. Bà cụ Tứ sau khi hiểu ra cơ sự của anh con trai và con dâu đã" mừng lòng" vun vén cho hạnh phúc hai con. Bà thương con khi nghĩ tới "cơn đói khát này" nên nước mắt chảy xuống ròng ròng. Sáng hôm sai, người mẹ già chuẩn bị bữa cơm đạm bạc đón nàng dâu mới. Ngòi bút Kim Lân rất trữ tình khi miêu tả quang cảnh ngôi nhà và sự thay đổi của Tràng vào sáng hôm sau. Hoá ra giữa khung cảnh tối sầm vì đói khát vẫn có ánh sáng của cuộc sống bình yên hạnh phúc. Chỉ có hạnh phúc thật sự của tình yêu thương mới là điểm tựa vững chắc giúp con người " hồi sinh", trưởng thành. Đang ăn cơm thì tiếng trống thúc thuế lại dội lên ngoài đình. Người vợ nhặt đã kể câu chuyện về Việt Minh, về những người dân nghèo không chịu đóng thuế trong đầu Tràng thấy hình lên hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới.

Tác phẩm là bản án viết nên những tội trạng của phát xít Nhật và thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Không chỉ vậy, đó còn là sự cảm thông, sự thấu cảm với những đau khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng trong thời kì đen tối của dân tộc. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm còn chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo cơ cực. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện lôi cuốn, miêu tả tâm lí nhân vật sâu xa, logic, sắc bén cùng với ngôn ngữ đối thoại độc đáo đã tạo nên một thành công không thể bàn cãi cho “Vợ nhặt".

"Chỉ với ba truyện "Vợ Nhặt", "Làng", "Con chó xấu xí" ... Kim Lân đã có thể đàng hoàng ngồi vào chiếu trên trong làng văn Việt Nam". Tác phẩm “Vợ nhặt" nói riêng và tác giả Kim Lân nói chung vẫn mãi là ngôi sao sáng trong lòng bạn đọc cả nước. Dù ông đã rời xa cõi tạm để về với cõi vĩnh hằng, nhưng những giá trị mà ông mang lại cho nền văn học nước nhà vẫn còn tồn tại mãi với thời gian.

Trên đây là toàn bộ bài trình bày của tôi trong việc giới thiệu một tác phẩm văn học. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn để bài giới thiệu được hoàn thiện hơn.

3. Trao đổi, đánh giá

Người nói

Người nghe

- Giải thích thêm những điều người nghe chưa rõ hoặc chưa đồng tình.

- Thể hiện thái độ tiếp thu với những đóng góp xác đáng; bổ sung thông tin; chuẩn bị lí lẽ để phản biện những ý kiến, quan điểm của người nghe mà người nói chưa nhất trí.

- Thể hiện tinh thần tôn trọng, cầu thị khi trao đổi với người nghe, đặc biệt về các ý kiến phản biện.

- Tự đánh giá phần trình bày bài nói và rút kinh nghiệm cho bản thân.

- Chia sẻ về những nội dung mà bạn tâm đắc trong bài nói.

- Trao đổi với người nói về những vấn đề chưa rõ hoặc chưa đồng tình.

- Có thể bổ sung thông tin về tác phẩm hoặc đưa ý kiến, quan điểm đánh giá riêng để giúp người nói có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm.

- Nêu nhận xét về nội dung và cách trình bày bài nói.

Để nâng cao kết quả, cần tự đánh giá và đánh giá về bài giới thiệu theo các nội dung sau:

STT

Nội dung đánh giá

Kết quả

Đạt

Chưa đạt

1

Bài nói chọn được tác phẩm người nói yêu thích và có sức hấp dẫn với người nghe.

2

Các thông tin cơ bản về tác phẩm được nêu chính xác, đầy đủ và mạch lạc.

3

Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng phù hợp, có hiệu quả.

4

Phong cách trình bày tự tin, có sức thuyết phục.

5

Tiếp nhận ý kiến phản hồi của người nghe với tinh thần cầu thị, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học

Củng cố, mở rộng trang 28

Thực hành đọc: Chí khí anh hùng

Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen)

Tri thức Ngữ văn trang 33, 34

1 73 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: