Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73 Tập 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 116 lượt xem


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 73

Câu 1 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết mới gì về thơ?

Trả lời:

- Cấu tứ trong thơ

- Yếu tố tượng trưng trong thơ

- Ngôn ngữ trong thơ (một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường).

Câu 2 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc tìm hiểu cấu tứ trong thơ:

- Giúp xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ

- Xác định được cách triển khai bài thơ

- Giúp hiểu được nhận thức, cảm xúc, cảm giác của tác giả về một vấn đề, đối tượng, sự việc nào đó.

Câu 3 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể gì? Hãy kể tên một số bài thơ có yếu tố tượng trưng mà bạn đã tìm đọc thêm.

Trả lời:

- Nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:

+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…

+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…

+ Sự sáng tạo về ngôn từ.

+ Tính nhạc trong thơ.

+ …

- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Nhớ rừng (Thế Lữ), Vội vàng (Xuân Diệu), Thuyền và biển (Xuân Quỳnh),...

Câu 4 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Chọn phân tích một bài thơ hoặc một câu thơ có yếu tố tượng trưng đã tạo cho bạn những ấn tượng sâu đậm.

Trả lời:

- Câu thơ “Và đôi mắt em như hai giếng nước” trong bài thơ Thời gian của Nam Cao.

+ “Đôi mắt em”: ẩn dụ cho chính em, nói về tình yêu – điều vẫn còn lung linh trong kí ức, bất chấp dòng thời gian tàn phá, huỷ hoại bao điều khác.

+ “Hai giếng nước”: ẩn dụ cho sự thẳm sâu, huyền bí, nói đến một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn.

=> So sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”, nhà thơ muốn nhấn mạnh sự trong lành, lấp lánh, dạt dào sức sống của trái tim em, tình yêu của em giữa muôn hình vạn trạng đổi thay của cuộc đời. Tình yêu của em trong kí ức vẫn vẹn nguyên mãi không vơi cạn.

Câu 5 (trang 73 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn.

Trả lời:

Văn bản: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Hồ Xuân Hương: là bà chúa thơ Nôm với nhiều tác phẩm độc đáo.

- Giới thiệu về bài thơ Bánh trôi nước (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật).

b. Thân bài

* Hình ảnh bánh trôi nước

- Hình dáng bên ngoài: trắng, tròn.

- Cách thức làm bánh:

+ Bảy nổi ba chìm

+ Tùy thuộc vào sự khéo léo của người làm bánh: rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

- Nhân bánh có màu đỏ: tấm lòng son.

- Nghệ thuật: ẩn dụ - dùng từ "thân em” để chỉ người phụ nữ một cách kín đáo. "Trắng" và "tròn" thể hiện vẻ đẹp trinh trắng, duyên dáng của người thiếu nữ.

=> Tác giả miêu tả chiếc bánh trôi nước một cách căn kẽ, chi tiết, cụ thể, từ hình dáng bên ngoài, nhân bánh đến cách thức làm bánh. Nghĩa tả thực của bài thơ là hình ảnh chiếc bánh trôi nước trắng, tròn và luộc chưa chín thì chìm, chín rồi thì nổi.

* Hình ảnh người phụ nữ

- Vận dụng thành ngữ một cách linh hoạt để ám chỉ thân phận nổi lênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

- Trắng, tròn: vẻ đẹp ngoại hình duyên dáng, nữ tính của người phụ nữ.

- Số phận lênh đênh, chìm nổi, bấp bênh, phụ thuộc của người phụ nữ:

+ Bảy nổi ba chìm

+ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

- Vẻ đẹp tâm hồn với tấm lòng thủy chung, son sắt: tấm lòng son.

- Sự cảm thông của tác giả đối với thân phận người phụ nữ.

=> Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn của người phụ nữ, đồng thời, cảm thương sâu sắc cho số phận lênh đênh, chìm nổi, phụ thuộc của họ.

c. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước, qua đó thể hiện sự trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ và sự cảm thương sâu sắc trước số phận chìm nổi của họ

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, xây dựng nhiều tầng ý nghĩa, ...

- Mở rộng: liên hệ với những câu ca dao viết về người phụ nữ bắt đầu bằng cụm từ "thân em".

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ (Tìm hiểu cấu tứ và hình ảnh của tác phẩm)

Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật

Thực hành đọc: Thời gian

Tri thức Ngữ văn trang 75

Cầu hiền chiếu

1 116 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: