Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 - Ngắn nhất Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Với soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151 Tập 1 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

1 47 lượt xem


Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 151

Câu 1 (trang 151 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tổng hợp những thông tin cơ bản về hai văn bản kịch đã học trong bài (Sống hay không sống – đó là vấn đề, Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài) theo gợi ý sau: tình huống, nhân vật, xung đột, thông điệp.

Trả lời:

Sống hay không sống

– đó là vấn đề

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tình huống

Hăm-lét trở về hoàng cung và tìm cách tìm ra nguyên nhân và trả thù cho cái chết của cha.

Phản quân nổi lên, dân chúng vùng dậy, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị đuổi giết, Cửu Trùng Đài bị phàn quân và dân phá đốt.

Nhân vật

Hăm-lét, Clo-đi-út, Ô-phê-li-a, Pô-lô-ni-út,…

Vũ Như Tô, Đan Thiềm, Nguyễn Vũ,…

Xung đột

Xung đột về mặt nội tâm của nhân vật Hăm-lét, đó là sự mâu thuẫn giữa việc đấu tranh để bảo vệ chính mình trước hiện thực xấu xa hay cứ sống chịu đựng, sống với lý tưởng nhân văn.

Nhân dân, những người thợ xây đài >< tầng lớp vua chúa phong kiến, Vũ Như Tô >< những người thợ phu phen bị bắt bớ, phu dịch để xây Cửu Trùng Đài.

Thông điệp

Hãy giữ bản thân luôn tỉnh táo, sáng suốt để đưa ra những quyết định đúng đắn. Dù trước hoàn cảnh nào đi chăng nữa, con người vẫn phải giữ lấy lý trí và niềm tin của mình.

Nghệ thuật và đời sống phải luôn gắn liền với nhau, và nghệ thuật luôn phải phục vụ đời sống. Đó mới chính là giá trị chân chính của nghệ thuật.

Câu 2 (trang 151 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tìm đọc các vở bi kịch; chỉ ra tình huống, nhân vật, xung đột và thông điệp chính trong các tác phẩm mà bạn đã đọc.

Trả lời:

Vở bi kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt – Lưu Quang Vũ.

- Tình huống: Trương Ba là một người đôn hậu, chất phác nhưng khi chết Hồn Trương Ba lại phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt, tạo nên cuộc đấu tranh gay gắt giữa phần hồn Trương Ba cao quý với những ham muốn bản năng của phần xác hàng thịt.

- Bi kịch:

+ Bi kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương ba và Xác hàng thịt.

+ Bi kịch Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Đó là bi kịch bị từ chối.

+ Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích- Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.

- Xung đột: Xung đột giữa hồn Trương Ba và xác ông hàng thịt.

- Thông điệp:

+ Được sống làm người là rất quý giá song được sống đúng là mình, sống trọn vẹn giá trị mà mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn.

+ Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách, vươn tới giá trị tinh thần.

Câu 3 (trang 151 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Tìm hiểu thêm về các nhân vật, sự kiện lịch sử được nhắc tới trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Yếu tố lịch sử đã được Nguyễn Huy Tường sử dụng như thế nào và có vai trò gì trong tác phẩm?

Trả lời:

- Nhân vật lịch sử: Vũ Như Tô

+ Là một người thợ xây dựng tài ba thời Lê. Ông được cho là tác giả phác thảo kiến trúc của Cửu Trùng Đài và cung điện trăm nóc, một công trình kiến trúc cực kỳ tráng lệ trong Hoàng Thành Thăng Long.

- Sự kiện lịch sử:

+ Dưới thời phong kiến khoảng 1516 – 1517: Tháng 4 năm 1516, quân khởi nghĩa Trần Cảo nhân khi kinh thành rối loạn bèn tiến đánh Thăng Long. Cùng lúc đó, Nguyễn Hoằng Dụ đóng quân ở Bồ Đề, được tin Duy Sản giết vua, liền đem quân qua sông, đốt hết phố xá trong kinh thành. Hoằng Dụ còn cho bắt chém Vũ Như Tô rồi mang quân rút khỏi Thăng Long. Đài cũng bị đốt thành tro sau lần đó.

- Vai trò của yếu tố lịch sử: Giúp tác giả khéo léo đề cập đến vấn đề bi kịch của một người nghệ sĩ giữa khát vọng và hiện thực xã hội.

Câu 4 (trang 151 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về một trong số các vấn đề gợi ý sau:

- Nghệ thuật thời Phục hưng;

- Kiến trúc thành Thăng Long;

- Lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI – XVII.

Trả lời:

Kiến trúc thành Thăng Long

Trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.

Câu 5 (trang 151 SGK Ngữ văn lớp 11 Tập 1): Xác định một đề tài nghiên cứu, xây dựng đề cương cho đề tài đó (dựa trên các thông tin đã tìm được) và trình bày đề cương nghiên cứu của bạn.

Đề cương nghiên cứu: Lối sống cống hiến của người trẻ ngày nay

1. Đặt vấn đề

Tuy người trẻ ngày nay có xu hướng coi trọng các giá trị cá nhân hơn các thế hệ trước nhưng vẫn có không ít bạn trẻ theo đuổi lối sống cống hiến, mong muốn tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Phân tích các trường hợp tiêu biểu về lối sống cống hiến của người trẻ

Cần thu thập thông tin trên báo, tạp chí, truyền hình về những dự án, hoạt động có ý nghĩa của người trẻ và chọn phân tích 1 – 3 ví dụ tiêu biểu. Có thể đặt ra các câu hỏi:

– Tên, tuổi, địa chỉ nhân vật là gì?

– Động cơ nào khiến họ bắt đầu dự án, hoạt động đó?

– Họ đã làm thế nào để hiện thực hoá ý tưởng, ước mơ, dự định của mình?

– Trên con đường thực hiện ý tưởng, dự án, họ đã gặp phải những trở ngại gì và đã vượt qua như thế nào?

– Qua hành trình của nhân vật, bạn nhận ra phẩm chất gì của họ?

2.2. Tác động, tầm ảnh hưởng của những dự án vì cộng đồng

– Quy mô tác động: Dự án đã ảnh hưởng tới những lĩnh vực nào, tạo nên những thay đổi gì, những thay đổi đó diễn ra ở đâu?

– Đối tượng hưởng lợi: Ai là người được hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ dự án?

– Những giá trị xã hội: Dự án đã tạo ra những giá trị gì về mặt kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá?

2.3. Vai trò của truyền thông trong việc lan toả lối sống cống hiến của người trẻ

– Truyền hình, báo điện tử, mạng xã hội,... có vai trò gì trong việc lan toả lối sống cống hiến của người trẻ?

– Làm thế nào để những giá trị tốt đẹp được lan toả rộng hơn trong xã hội? 3. Kết luận

Sự can đảm, sáng tạo là những phẩm chất quan trọng để người trẻ có thể theo đuổi lối sống cống hiến, đồng thời lối sống cống hiến sẽ thúc đẩy sự can đảm và sáng tạo.

– Lối sống cống hiến của người trẻ đang tạo ra rất nhiều dự án, ý tưởng, sản phẩm giàu giá trị cho cộng đồng và góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội.

– Sách, báo chí, mạng xã hội là những phương tiện quan trọng góp phần khiến lối sống cống hiến của người trẻ thành một trào lưu xã hội.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội

Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề đáng quan tâm (Kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ)

Thực hành đọc: Prô-mê-tê bị xiềng

I. Hệ thống hóa kiến thức đã học

II. Luyện tập và vận dụng

1 47 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: