Giải Toán 7 Bài 35 (Kết nối tri thức): Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 35.
Giải bài tập Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
A. Các câu hỏi trong bài
Lời giải:
Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:
Coi ba ngôi nhà của ba anh em trong một khu vườn là ba đỉnh của một tam giác (không tù).
Để giếng chung khoan trong vườn cách đều ba ngôi nhà thì vị trí của giếng phải là giao của ba đường trung trực của tam giác.
Câu hỏi trang 77 Toán 7 Tập 2:
Mỗi tam giác có mấy đường trung trực?
Lời giải:
Vì đường trung trực của tam giác là đường trung trực của mỗi cạnh cả tam giác. Mà tam giác có ba cạnh nên có ba đường trung trực.
Lời giải:
Ba đường trung trực của tam giác ABC cùng đi qua một điểm.
Cho O là giao điểm các đường trung trực của hai cạnh BC và CA (H.9.38).
b) Điểm O có nằm trên đường trung trực của cạnh AB không?
Lời giải:
a) Do O nằm trên đường trung trực của cạnh BC nên OB = OC (tính chất đường trung trực).
Do O nằm trên đường trung trực của cạnh CA nên OC = OA (tính chất đường trung trực).
b) Do OB = OC và OC = OA nên OA = OB.
Do đó O nằm trên đường trung trực của cạnh AB.
Luyện tập 1 trang 79 Toán 7 Tập 2:
Chứng minh rằng trong tam giác đều ABC, trọng tâm G cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Lời giải:
Giả sử tam giác đều ABC có ba đường trung tuyến AM, BN, CP cắt nhau tại trọng tâm G.
Do ABC đều nên ABC cân tại A.
Theo kết quả của câu a, Ví dụ 1, trang 78, 79 ta có:
AM là đường trung tuyến của ABC nên AM là đường trung trực của cạnh BC.
Tương tự, ta cũng có:
• ABC đều nên ABC cân tại B, do đó BN là đường trung trực của cạnh AC;
• ABC đều nên ABC cân tại C, do đó CP là đường trung trực của cạnh AB.
Mà ba đường trung trực AM, BN và CP cắt nhau tại trọng tâm G.
Do đó G cách đều ba đỉnh của tam giác ABC.
Vậy trong tam giác đều ABC, trọng tâm G cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Vận dụng 1 trang 79 Toán 7 Tập 2:
Em hãy trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu.
Lời giải:
Coi ba ngôi nhà của ba anh em là ba đỉnh của tam giác.
Khi đó đường thẳng nối hai trong ba ngôi nhà với nhau là cạnh của tam giác.
Giếng cách đều ba ngôi nhà tức giếng cách đều ba đỉnh của tam giác.
Khi đó giếng là giao điểm ba đường trung trực của tam giác.
Thử thách nhỏ trang 79 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
Q cách đều 3 đỉnh của tam giác ABC nên QA = QB = QC.
Do QA = QB nên Q nằm trên đường trung trực của AB.
Do QB = QC nên Q nằm trên đường trung trực của BC.
Do QC = QA nên Q nằm trên đường trung trực của CA.
Do đó Q là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.
Câu hỏi trang 79 Toán 7 Tập 2:
Mỗi tam giác có mấy đường cao?
Lời giải:
Đường cao của tam giác là đoạn thẳng kẻ từ đỉnh xuống cạnh đối diện và vuông góc với cạnh đối diện.
Mà mỗi tam giác có ba đỉnh và mỗi đỉnh đối diện với một cạnh tương ứng nên mỗi tam giác có ba đường cao.
Lời giải:
Quan sát hình vẽ ta thấy ba đường cao của tam giác ABC cùng đi qua một điểm.
Luyện tập 2 trang 81 Toán 7 Tập 2:
b) Chứng minh rằng trong tam giác đều, điểm cách đều ba đỉnh cũng cách đều ba cạnh của tam giác.
Lời giải:
a)
Gọi M là trung điểm của BC.
Khi đó M nằm trên đường trung trực của BC (1)
Do ABC cân tại A nên AB = AC (tính chất tam giác cân)
Do đó A nằm trên đường trung trực của BC (2)
Từ (1) và (2) suy ra AM là đường trung trực của BC nên AM ⊥ BC.
Vì vậy AM là đường cao của tam giác ABC.
Xét ABM và ACM có:
AB = AC (do ABC cân tại A),
AM là cạnh chung
BM = CM (do M là trung điểm của BC),
Do đó ABM = ACM (c.c.c)
Suy ra (hai góc tương ứng)
Nên AM là tia phân giác của góc BAC.
Vậy đường trung trực của cạnh BC là đường cao và cũng là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC.
b)
Giả sử ABC đều có O là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác đó.
Suy ra O là giao điểm của ba đường trung trực của ABC.
Hay AO, BO, CO lần lượt là đường trung trực của các cạnh BC, AC, AB.
Do ABC đều nên ABC cân tại A.
Do đó theo câu a), ba đường trung trực AO, BO, CO của các cạnh BC, AC, AB lần lượt là đường phân giác xuất phát từ đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C của DABC.
Mà ba đường phân giác AO, BO, CO cắt nhau tại O nên O cách đều ba cạnh của tam giác.
Vậy trong tam giác đều, điểm cách đều ba đỉnh cũng cách đều ba cạnh của tam giác.
B. Bài tập
Bài 9.26 trang 81 Toán 7 Tập 2:
Gọi H là trực tâm của tam giác ABC không vuông. Tìm trực tâm của các tam giác HBC, HCA, HAB.
Lời giải:
Gọi I, J, K lần lượt là chân đường cao kẻ từ A, B, C đến BC, CA, AB.
Xét DHBC có HI ⊥ BC, CJ ⊥ BH.
Mà HI cắt CJ tại A nên A là trực tâm của HBC.
Xét HCA có HJ ⊥ AC, CI ⊥ AH.
Mà HJ cắt CI tại B nên B là trực tâm của HCA.
Xét HAB có HK ⊥ AB, BI ⊥ AH.
Mà HK cắt BI tại C nên C là trực tâm của HAB.
Bài 9.27 trang 81 Toán 7 Tập 2:
Cho tam giác ABC có = 100o và trực tâm H. Tính góc BHC.
Lời giải:
Gọi D, E, F lần lượt là chân đường cao kẻ từ A, B, C đến BC, CA, AB.
Ta có (2 góc đối đỉnh), (2 góc đối đỉnh).
Do đó = 100°.
Xét FAH vuông tại F có = 90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).
Do đó .
Xét EAH vuông tại E: = 90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).
Do đó .
Khi đó
Hay .
Do đó = 180° - 100° = 80°.
Vậy = 80°.
Bài 9.28 trang 81 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
Giả sử O nằm trên cạnh BC của ABC, khi đó OA = OB = OC (do O cách đều ba đỉnh của tam giác).
Vì OA = OB nên OAB cân tại O.
Suy ra, (tính chất tam giác cân).
Vì OA = OC nên OAC cân tại O
Suy ra, (tính chất tam giác cân).
Khi đó hay .
Xét ABC ta có: (tổng ba góc trong một tam giác)
Suy ra
Nên .
Do đó, tam giác ABC vuông tại A.
Vậy nếu O nằm trên một cạnh của tam giác ABC và O cách đều ba đỉnh của tam giác ABC thì ABC là một tam giác vuông.
Bài 9.29 trang 81 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
a)
Để xác định bán kính của đường viền này ta thực hiện như sau:
Bước 1. Xác định 3 điểm A, B, C nằm trên đường viền ngoài của chi tiết máy.
Bước 2. Xác định các đường trung trực của tam giác ABC.
Bước 3. Xác định giao điểm O của ba đường trung trực của tam giác ABC.
Bước 4. Độ dài đoạn thẳng OA (hoặc OB hoặc OC) là bán kính của đường tròn.
b) Coi ba điểm A, B, C là ba đỉnh của tam giác ABC.
Do M cách đều ba đỉnh A, B, C nên M là giao điểm ba đường trung trực của ABC.
Vậy M là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.
Bài 9.30 trang 81 Toán 7 Tập 2:
Hãy tìm điểm B thuộc b, điểm C thuộc c sao cho tam giác ABC nhận H làm trực tâm.
Lời giải:
Ta thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng b và cắt đường thẳng c tại một điểm. Điểm này chính là điểm C.
Bước 2. Từ H kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng c và cắt đường thẳng b tại một điểm. Điểm này chính là điểm B.
Bước 3. Nối hai điểm B, C ta được tam giác ABC.
Lý thuyết Toán 7 Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác - Kết nối tri thức
1. Sự đồng quy của ba đường trung trực trong một tam giác
a) Đường trung trực của tam giác
Trong tam giác ABC, đường trung trực của mỗi cạnh gọi là đường trung trực của tam giác. Ở hình dưới đây, a là đường trung trực ứng với cạnh BC của tam giác ABC.
b) Sự đồng quy của ba đường trung trực
Định lí 1: Ba đường trung trực của một tam giác đồng quy tại một điểm. Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác.
Ví dụ: Trong tam giác ABC có các đường trung trực a, b, c đồng quy tại điểm O.
Khi đó: OA = OB = OC.
Nhận xét: Vì giao điểm O của ba đường trung trực trong tam giác ABC cách đều ba đỉnh của tam giác đó (OA = OB = OC) nên có một đường tròn tâm O đi qua ba đỉnh A, B, C.
2. Sự đồng quy của ba đường cao trong tam giác
a) Đường cao của tam giác
Trong hình dưới đây, đoạn thẳng AH kẻ từ đỉnh A, vuông góc với cạnh đối diện BC là một đường cao của tam giác ABC. Ta còn nói AH là đường cao xuất phát từ đỉnh A (hay đường cao ứng với cạnh BC).
b) Sự đồng quy của ba đường cao
Định lí 2: Ba đường cao của một tam giác đồng quy tại một điểm.
Ví dụ: Trong tam giác ABC có các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại điểm H.
Chú ý:
- Điểm đồng quy của ba đường cao của một tam giác gọi là trực tâm của tam giác đó.
Ví dụ:Cho tam giác ABC có các đường cao AI, BJ, CK đồng quy tại điểm H.
Khi đó, H được gọi là trực tâm của tam giác ABC.
- Gọi H là trực tâm của tam giác ABC, ta có:
+) Khi ABC là tam giác nhọn thì H nằm bên trong tam giác.
+) Khi ABC là tam giác vuông thì H trùng với A (kí hiệu H ≡ A).
+) Khi ABC là tam giác tù thì H nằm bên ngoài tam giác.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức