Toán 7 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 4 trang 87

Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 4 trang 87 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4.

1 4,358 24/09/2024
Tải về


Giải bài tập Toán 7 Bài tập cuối chương 4 trang 87

Giải Toán 7 trang 87 Tập 1

Bài 4.33 trang 87 Toán 7 Tập 1: Tính các số đo x, y trong các tam giác dưới đây (H.4.75).

Tài liệu VietJack

Lời giải:

+)

Tài liệu VietJack

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ta có: x + (x + 10°) + (x + 20°) = 180°.

Suy ra x + x + 10° + x + 20° = 180°.

3.x + 30° = 180°.

3.x = 180° – 30°

3.x = 150°

x = 50°

Vậy x = 50°.

+)

Tài liệu VietJack

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ta có: y + 2y + 60° = 180°.

Suy ra 3.y + 60° = 180°

3.y = 120°

y = 40°

Vậy y = 40°.

Bài 4.34 trang 87 Toán 7 Tập 1: Trong Hình 4.76, có AM = BM, AN = BN. Chứng minh rằng MAN^=MBN^.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

AM = BM, AN = BN.

KL

MAN^=MBN^.

Tài liệu VietJack

Xét tam giác AMN và tam giác BMN có:

AM = BM (theo giả thiết);

MN là cạnh chung;

AN = BN (theo giả thiết).

Vậy ΔAMN=ΔBMN (c.c.c).

Suy ra MAN^=MBN^ (hai góc tương ứng).

Bài 4.35 trang 87 Toán 7 Tập 1: Trong Hình 4.77, có AO = BO, OAM^=OBN^. Chứng minh rằng AM = BN.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

AO = BO, OAM^=OBN^.

KL

AM = BN.

Tài liệu VietJack

Xét tam giác OAM và tam giác OBN có:

OAM^=OBN^ (theo giả thiết);

OA = OB (theo giả thiết);

MON^ là góc chung.

Vậy ΔOAM=ΔOBN (g.c.g).

Suy ra AM = BN (hai cạnh tương ứng).

Bài 4.36 trang 87 Toán 7 Tập 1: Trong Hình 4.78, ta có AN = BM, BAN^=ABM^. Chứng minh rằng BAM^=ABN^.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

AN = BM, BAN^=ABM^.

KL

BAM^=ABN^.

Tài liệu VietJack

Xét tam giác ABN và tam giác BAM có:

AN = BM (theo giả thiết);

BAN^=ABM^ (theo giả thiết);

AB là cạnh chung.

Vậy ΔABN=ΔBAM (c.g.c).

Suy ra ABN^=BAM^ (hai góc tương ứng).

Bài 4.37 trang 87 Toán 7 Tập 1: Cho M, N là hai điểm phân biệt nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB sao cho AM = AN. Chứng minh rằng MB = NB và góc AMB bằng góc ANB.

Lời giải:

GT

M, N thuộc đường trung trực của AB

AM = AN

KL

MB = NB

AMB^=ANB^

Tài liệu VietJack

M và N là hai điểm phân biệt nằm trên đường trung trực của AB với AM = AN nên M và N có vị trí như hình vẽ trên.

Gọi O là giao điểm của AB và MN, d là đường trung trực của AB nên dAB tại trung điểm O của AB.

Xét tam giác OAM (vuông tại O) và tam giác OAN (vuông tại O) có:

OA là cạnh chung;

AM = AN (theo giả thiết).

Vậy ΔOAM=ΔOAN (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra OM = ON (hai cạnh tương ứng) và AMO^=ANO^ (hai góc tương ứng).

Xét tam giác OBM (vuông tại O) và tam giác OBN (vuông tại O) có:

OB là cạnh chung;

OM = ON (chứng minh trên).

Vậy ΔOBM=ΔOBN (hai cạnh góc vuông).

Suy ra MB = NB (hai cạnh tương ứng) và BMO^=BNO^ (hai góc tương ứng).

Ta có AMO^=ANO^ (chứng minh trên) và BMO^=BNO^ (chứng minh trên) nên AMO^+BMO^=ANO^+BNO^.

AMB^=AMO^+BMO^ ANB^=ANO^+BNO^.

Suy ra AMB^=ANB^.

Bài 4.38 trang 87 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A có A^=120°. Trên cạnh BC lấy hai điểm M, N sao cho MA, NA lần lượt vuông góc với AB, AC. Chứng minh rằng:

a) ΔBAM=ΔCAN;

b) Các tam giác ANB, AMC lần lượt cân tại N, M.

Lời giải:

GT

ΔABC cân tại A, A^=120°;

M,NBC;MAAB,NAAC.

KL

a) ΔBAM=ΔCAN;

b) Tam giác ANB cân tại N, tam giác AMC cân tại M.

Tài liệu VietJack

a) Tam giác ABC cân tại A (theo giả thiết) nên AB = AC và B^=C^.

MAAB tại A (theo giả thiết) nên BAM^=90°; NAAC tại A (theo giả thiết) nên NAC^=90°;

Xét tam giác BAM (vuông tại A) và tam giác CAN (vuông tại A) có:

AB = AC (chứng minh trên);

B^=C^ (chứng minh trên).

Vậy ΔBAM=ΔCAN (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).

b) Trong tam giác ABC có A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra B^+C^=180°A^.

A^=120° (theo giả thiết) và B^=C^ (chứng minh trên).

Do đó B^+B^=180°120°

2B^=60°

B^=30°

Khi đó B^=C^=30°. (1)

Ta có: BAM^<BAC^ (do 90° < 120°) nên tia AM nằm giữa hai tia AB và AC.

Do đó BAC^=BAM^+MAC^.

Suy ra MAC^=BAC^BAM^=120°90°=30°.

Vậy MAC^=30°. (2)

Tương tự ta cũng có BAC^=BAN^+NAC^.

Suy ra BAN^=BAC^NAC^=120°90°=30°.

Vậy BAN^=30°. (3)

Từ (1), (2) và (3) ta có: B^=C^=MAC^=BAN^=30°.

Do đó tam giác ABN cân tại N (do B^=BAN^);

Và tam giác ACM cân tại M (do C^=MAC^).

Bài 4.39 trang 87 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A có B^=60°. Trên cạnh BC lấy điểm M sao cho CAM^=30°. Chứng minh rằng:

a) Tam giác CAM cân tại M;

b) Tam giác BAM là tam giác đều;

c) M là trung điểm của đoạn thẳng BC.

Lời giải:

GT

ΔABC vuông tại A, B^=60°;

MBC, CAM^=30°.

KL

a) Tam giác CAM cân tại M;

b) Tam giác BAM là tam giác đều;

c) M là trung điểm của đoạn thẳng BC.

Tài liệu VietJack

a) Tam giác ABC vuông tại A (theo giả thiết) nên hai góc nhọn phụ nhau, do đó B^+C^=90°.

Suy ra C^=90°B^

B^=60° nên C^=90°60°=30°

Xét tam giác CAM có CAM^=C^=30° nên tam giác CAM là tam giác cân tại M.

b) Ta có CAM^<CAB^ (do 30° < 90°) nên tia AM nằm giữa hai tia AB và AC.

Khi đó CAB^=CAM^+MAB^.

Suy ra MAB^=CAB^CAM^=90°30°=60°.

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác cho tam giác BAM có: MAB^+B^+AMB^=180°.

Suy ra AMB^=180°B^MAB^.

AMB^=180°60°60°=60°.

Khi đó AMB^=B^=MAB^=60°.

Suy ra tam giác BAM là tam giác đều.

c) Tam giác AMC cân tại M (chứng minh câu a) nên MA = MC (định nghĩa tam giác cân).

Tam giác BAM là tam giác đều (chứng minh câu b) nên MA = MB (định nghĩa tam giác đều).

Suy ra MB = MC (= MA).

Mà M nằm trên cạnh BC (theo giả thiết)

Do đó M là trung điểm của BC.

Lý thuyết Toán 7 Ôn tập chương 4 - Kết nối tri thức

1. Tổng các góc trong một tam giác

• Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180°.

• Mỗi góc ngoài của một tam giác có số đo bằng tổng số đo hai góc trong không kề với nó.

• Phân loại tam giác dựa vào số đo góc:

+ Tam giác có ba góc đều nhọn được gọi là tam giác nhọn.

+ Tam giác có một góc tù được gọi là tam giác tù.

+ Tam giác có một góc vuông được gọi là tam giác vuông.

• Hai góc có tổng số đo bằng 90° được gọi là hai góc phụ nhau. Trong tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.

2. Hai tam giác bằng nhau

• Hai tam giác bằng nhau nếu chúng có các cạnh tương ứng bằng nhau và các góc tương ứng bằng nhau.

3. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác

• Trường hợp bằng nhau thứ nhất: cạnh - cạnh - cạnh (c.c.c)

Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

• Trường hợp bằng nhau thứ hai: cạnh – góc – cạnh (c.g.c)

Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

• Trường hợp bằng nhau thứ ba: góc – cạnh – góc (g.c.g)

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

4. Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông

• Trường hợp: hai cạnh góc vuông

Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

• Trường hợp: cạnh góc vuông – góc nhọn kề

Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

• Trường hợp: cạnh huyền – góc nhọn

Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

• Trường hợp: cạnh huyền – cạnh góc vuông

Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

5. Tam giác cân

• Định nghĩa: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

• Tính chất:

+ Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

+ Tam giác có hai góc ở đáy bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

• Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau. Khi đó ba góc cũng bằng nhau và bằng 60°.

+ Một tam giác có ba cạnh hoặc ba góc bằng nhau thì tam giác ấy là tam giác đều.

+ Tam giác cân có 1 góc bằng 60° thì tam giác ấy là tam giác đều.

6. Đường trung trực của một đoạn thẳng

• Định nghĩa: Đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

• Tính chất: Điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

• Đường trung trực của đoạn thẳng cũng là trục đối xứng của đoạn thẳng đó.

• Đường trung trực của đoạn thẳng là tập hợp tất cả các điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng đó.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Thu thập và phân loại dữ liệu

Bài 18: Biểu đồ hình quạt tròn

Bài 19: Biểu đồ đoạn thẳng

Luyện tập chung

Bài tập cuối chương 5

1 4,358 24/09/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: