Giải Toán 7 Bài 32 (Kết nối tri thức): Quan hệ đường giữa đường vuông góc và đường xiên
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài 32: Quan hệ đường giữa đường vuông góc và đường xiên sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 32.
Giải bài tập Toán 7 Bài 32: Quan hệ đường giữa đường vuông góc và đường xiên
Lời giải:
Nếu xuất phát từ điểm O và bơi cùng tốc độ, để bơi sang bờ bên kia nhanh nhất thì quãng đường bơi phải ngắn nhất.
OAB có = 90° nên là góc lớn nhất trong OAB.
Do đó OB > OA (1).
là góc ngoài tại đỉnh B của OAB nên .
Mà = 90° nên > 90° là góc tù.
Xét BOC có là góc tù nên là góc lớn nhất trong BOC.
Do đó OC là cạnh lớn nhất trong BOC.
Khi đó OC > OB (2).
Từ (1) và (2) suy ra OC > OB > OA.
Vậy để bơi sang bờ bên kia nhanh nhất thì Nam nên chọn đường bơi OA.
Cho điểm A không nằm trên đường thẳng d.
a) Hãy vẽ đường vuông góc AH và một đường xiên AM từ A đến d.
b) Em hãy giải thích vì sao AH < AM.
Lời giải:
a)
b) Do AH ⊥ d nên = 90°.
Nên tam giác AHM là tam giác vuông có AM là cạnh huyền.
Mà trong tam giác vuông cạnh huyền là cạnh lớn nhất nên AM > AH.
Luyện tập trang 64 Toán 7 Tập 2:
Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh bằng 2 cm, M là một điểm trên cạnh BC như Hình 9.10.
a) Hãy chỉ ra các đường vuông góc và đường xiên kẻ từ điểm A đến đường thẳng BC.
b) So sánh hai đoạn thẳng AB và AM.
c) Tìm khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng AB.
Lời giải:
a) Đường vuông góc kẻ từ A đến đường thẳng BC là đoạn thẳng AB.
Đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng BC là đoạn thẳng AM.
b) Do AM là đường xiên kẻ từ A đến BC và AB là đường vuông góc kẻ từ A đến BC nên AM > AB.
c) Đường vuông góc kẻ từ điểm C đến đường thẳng AB là đoạn thẳng CB.
Do đó khoảng cách từ C đến đường thẳng AB bằng độ dài đoạn thẳng BC.
Do ABCD là hình vuông nên BC = AD = 2 cm.
Vậy khoảng cách từ C đến đường thẳng AB bằng 2 cm.
Vận dụng trang 64 Toán 7 Tập 2:
Em hãy trả lời câu hỏi trong tình huống mở đầu.
Lời giải:
Nếu xuất phát từ điểm O và bơi cùng tốc độ, để bơi sang bờ bên kia nhanh nhất thì quãng đường bơi phải ngắn nhất.
Bài toán đưa về tìm đoạn ngắn nhất trong ba đoạn thẳng OA, OB và OC.
Ta có OA là đường vuông góc kẻ từ O đến AC.
OB và OC là các đường xiên kẻ từ O đến AC
Do đó OA là đoạn thẳng có độ dài ngắn nhất.
Vậy để bơi sang bờ bên kia nhanh nhất thì Nam nên chọn đường bơi OA.
Thử thách nhỏ trang 64 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
a) Xét AHM có HM < HN thì là góc ngoài tại đỉnh M của AHM
Do đó .
Mà nên là góc tù.
Xét AMN có là góc tù nên là góc lớn nhất trong AMN.
Do đó AN là cạnh lớn nhất trong AMN hay AM < AN.
b)
• Nếu M nằm trên AB thì AM ≤ AB.
Tương tự, nếu M nằm trên AD thì AM ≤ AD.
Mà AB = AD (do ABCD là hình vuông)
Do đó nếu M nằm trên cạnh AB hoặc AD thì AM ≤ AB (1).
• Nếu M nằm trên BC thì BM ≤ BC
Theo câu a, khi đó ta có AM ≤ AC.
Tương tự, nếu M nằm trên DC thì AM ≤ AC
Do đó nếu M nằm trên cạnh BC hoặc DC thì AM ≤ AC (2).
• Ta có AB là đường vuông góc kẻ từ A đến BC, AC là đường xiên kẻ từ A đến BC nên
AC ≥ AB (3).
Do đó từ (1), (2) và (3) suy ra AM ≤ AB ≤ AC.
Khi đó AM lớn nhất khi AM = AC, tức điểm M trùng điểm C.
Vậy điểm M trùng điểm C thì AM lớn nhất.
B. Bài tập
Bài 9.6 trang 65 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
Giả sử tam giác ABC có AH là đường cao ứng với cạnh BC.
Khi đó AH là khoảng cách từ A đến đường thẳng BC.
Vậy chiều cao của tam giác ứng với một cạnh của nó là khoảng cách từ đỉnh đối diện đến đường thẳng chứa cạnh đó.
Bài 9.7 trang 65 Toán 7 Tập 2:
Cho hình vuông ABCD. Hỏi trong bốn đỉnh của hình vuông
a) Đỉnh nào cách đều hai điểm A và C?
b) Đỉnh nào cách đều hai đường thẳng AB và AD?
Lời giải:
a) Do ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA.
Do DA = DC nên điểm D cách đều hai điểm A và C.
Do BA = BC nên điểm B cách đều hai điểm A và C.
Vậy hai đỉnh B và D cách đều hai điểm A và C.
b) Ta có CB là khoảng cách từ C đến AB, CD là khoảng cách từ C đến AD.
Do BC = CD nên khoảng cách từ C đến AB bằng khoảng cách từ C đến AD.
Do đó C là điểm cách đều hai đường thẳng AB và AD.
Ta cũng có AB ⊥ AD tại A nên điểm A cũng cách đều hai đường thẳng AB và AD.
Vậy hai đỉnh C, A cách đều hai đường thẳng AB và AD.
Bài 9.8 trang 65 Toán 7 Tập 2:
Cho tam giác cân ABC, AB = AC. Lấy điểm M tùy ý nằm giữa B và C (H.9.12).
a) Khi M thay đổi thì độ dài AM thay đổi. Xác định vị trí của điểm M để độ dài AM nhỏ nhất.
b) Chứng minh rằng với mọi điểm M thì AM < AB.
Lời giải:
a) Kẻ AH vuông góc với BC tại H.
Khi M di chuyển trên BC thì tạo ra các đường xiên AM kẻ từ A xuống BC.
Trường hợp đặc biệt khi M trùng với H thì AM là đường vuông góc.
Mà trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường vuông góc là đường ngắn nhất.
Vậy M là chân đường cao kẻ từ A đến BC thì độ dài AM nhỏ nhất.
b)
Ta xét các trường hợp sau:
• M nằm giữa B và H (Hình 1):
là góc tù nên ABM là tam giác tù.
Khi đó cạnh AB đối diện với là cạnh lớn nhất của ABM.
Hay AM < AB (1)
• M trùng với H (Hình 2):
AH, AB lần lượt là đường vuông góc và đường xiên kẻ từ A đến BC.
Khi đó AH là đường ngắn nhất nên AH = AM < AB (2)
• M nằm giữa H và C (Hình 3):
là góc tù nên AMC là tam giác tù.
Khi đó cạnh AC đối diện với là cạnh lớn nhất của AMC.
Hay AM < AC
Mà AB = AC (do ABC cân tại A).
Do đó AM < AB (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có AM < AB.
Vậy AM < AB.
Bài 9.9 trang 65 Toán 7 Tập 2:
(Gợi ý. So sánh MN với NB, NB với BC).
Lời giải:
Ta có là góc ngoài tại đỉnh M của AMN nên
Mà do đó là góc tù.
NMB có là góc tù nên là góc lớn nhất trong NMB.
Do đó cạnh NB là cạnh lớn nhất trong NMB.
Khi đó MN < NB (1).
là góc ngoài tại đỉnh N của ANB nên .
Mà do đó là góc tù.
CNB có là góc tù nên là góc lớn nhất trong CNB.
Do đó cạnh BC là cạnh lớn nhất trong CNB.
Khi đó NB < BC (2).
Từ (1) và (2) ta có MN < NB < BC.
Vậy MN < BC.
Lý thuyết Toán 7 Bài 32: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên - Kết nối tri thức
1. Khái niệm đường vuông góc và đường xiên
Từ một điểm A không nằm trên đường thẳng d, kẻ đường thẳng vuông góc với d tại H. Lấy một điểm M trên d (M khác H), kẻ đoạn thẳng AM.
Trong hình trên đây:
+ Đoạn thẳng AH gọi là đoạn vuông góc hay đường vuông góc kẻ từ điểm A đến đường thẳng d.
+ H là chân đường vuông góc hạ từ A xuống d.
+ Đoạn thẳng AM là một đường xiên kẻ từ A đến đường thẳng d.
2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Định lí: Trong các đường xiên và đường vuông góc kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó thì đường vuông góc là đường ngắn nhất.
Ví dụ: Từ một điểm A nằm ngoài đường thẳng d, kẻ AH vuông góc với d và H nằm trên đường thẳng d. Lấy bất kì ba điểm B, C, D thuộc đường thẳng d và không trùng với H. So sánh độ dài đoạn AH và các đoạn AB, AC, AD.
Trong hình vẽ trên đây, AH được gọi là đường vuông góc và AB, AC, AD lần lượt là các đường xiên.
Theo định lí 1 ta suy ra đươc trong các đoạn thẳng MH, MA, MB, MC thì MH là đường ngắn nhất hay AH < AB, AH < AC, AH < AD.
Chú ý: Vì độ dài đoạn thẳng AH là ngắn nhất trong các đoạn thẳng kẻ từ A đến d nên độ dài đoạn thẳng AH được gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng d.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
Bài 34: Sự đồng quy của ba đường trung tuyến. Ba đường phân giác trong một tam giác
Bài 35: Sự đồng quy của ba đường trung trực, ba đường cao trong một tam giác
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức