Giải Toán 7 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 7
Với giải bài tập Toán lớp 7 Bài tập cuối chương 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 .
Giải bài tập Toán 7 : Bài tập cuối chương 7
Bài 7.42 trang 46 Toán 7 Tập 2:
b) Giá trị của đa thức tại x = 9 nói lên điều gì?
Lời giải:
a) Với số kilômét đã đi là x (km) thì 0,5 (km) đầu tiên tính giá 8 000 đồng và x - 0,5 (km) tiếp theo tính giá 11 000 đồng.
Số tiền người đó cần trả với số kilômét giá 11 000 đồng là 11 000 . (x - 0,5) (đồng).
Biểu thức biểu thị số tiền người đó cần trả là:
8 000 + 11 000 . (x - 0,5) = 8000 + 11 000x + 11 000 . (-0,5)
= 8 000 + 11 000x - 5 500
= 11 000 x + 2 500.
Do đó biểu thức biểu thị số tiền người đó cần trả là một đa thức.
Đa thức trên có hạng tử bậc cao nhất là 11 000x nên bậc của đa thức trên bằng 1.
Hệ số có bậc bằng 0 là 2 500 nên hệ số tự do bằng 2 500.
b) Giá trị của đa thức tại x = 9 nói lên giá tiền người đó phải trả khi đi 9 km.
Bài 7.43 trang 46 Toán 7 Tập 2:
Cho đa thức bậc hai F(x) = ax2 + bx + c, trong đó a, b và c là những số với a ≠ 0.
a) Cho biết a + b + c = 0. Giải thích tại sao x = 1 là một nghiệm của F(x).
b) Áp dụng, hãy tìm một nghiệm của đa thức bậc hai 2x2 - 5x + 3.
Lời giải:
a) Thay x = 1 vào đa thức F(x) ta được:
F(1) = a . 12 + b . 1 + c = a + b + c = 0.
Do đó x = 1 là một nghiệm của F(x).
b) Ta thấy đa thức bậc hai 2x2 - 5x + 3 có dạng ax2 + bx + c với a = 2, b = -5 và c = 3.
Khi đó, a + b + c = 2 + (-5) + 3 = 0.
Do đó theo câu a, x = 1 là nghiệm của đa thức bậc hai 2x2 - 5x + 3.
Vậy x = 1 là một nghiệm của đa thức bậc hai 2x2 - 5x + 3.
Bài 7.44 trang 46 Toán 7 Tập 2:
Cho đa thức A = x4 + x3 - 2x - 2.
a) Tìm đa thức B sao cho A + B = x3 + 3x + 1.
b) Tìm đa thức C sao cho A - C = x5.
c) Tìm đa thức D, biết rằng D = (2x2 - 3) . A.
d) Tìm đa thức P sao cho A = (x + 1) . P.
e) Có hay không một đa thức Q sao cho A = (x2 + 1) . Q?
Lời giải:
a) Ta có A + B = x3 + 3x + 1
Suy ra:
B = x3 + 3x + 1 - A
= x3 + 3x + 1 - (x4 + x3 - 2x - 2)
= x3 + 3x + 1 - x4 - x3 + 2x + 2
= - x4 + (x3 - x3) + (3x + 2x) + (1 + 2)
= - x4 + 5x + 3
Vậy B = -x4 + 5x + 3.
b) Ta có A - C = x5
Suy ra:
C = A - x5
= x4 + x3 - 2x - 2 - x5
= - x5 + x4 + x3 - 2x - 2
Vậy C = - x5 + x4 + x3 - 2x - 2.
c) Ta có D = (2x2 - 3) . A
D = (2x2 - 3) . (x4 + x3 - 2x - 2)
= 2x2 . (x4 + x3 - 2x - 2) + (-3) . (x4 + x3 - 2x - 2)
= [2x2 . x4 + 2x2 . x3 + 2x2 . (-2x) + 2x2 . (-2)]
+ [(-3) . x4 + (-3) . x3 + (-3) . (-2x) + (-3) . (-2)]
= 2x6 + 2x5 - 4x3 - 4x2 - 3x4 - 3x3 + 6x + 6
= 2x6 + 2x5 - 3x4 + (-4x3 - 3x3) - 4x2 + 6x + 6
= 2x6 + 2x5 - 3x4 - 7x3 - 4x2 + 6x + 6
Vậy D = 2x6 + 2x5 - 3x4 - 7x3 - 4x2 + 6x + 6.
d) Ta có A = (x + 1) . P
Suy ra P = A : (x + 1)
P = (x4 + x3 - 2x - 2) : (x + 1)
Đặt tính chia ta được:
Vậy P = x3 - 2.
e) Thực hiện đặt tính chia đa thức A cho đa thức x2 + 1 ta được:
Ta thấy đa thức A chia cho đa thức x2 + 1 dư -3x - 1 nên không tồn tại đa thức Q sao cho
A = (x2 + 1) . Q.
Bài 7.45 trang 46 Toán 7 Tập 2:
Lời giải:
Tại x = 3 ta có:
P(3) = (3 - 3) . Q(3) = 0 . Q(3) = 0.
Do đó x = 3 là một nghiệm của P(x).
Bài 7.46 trang 46 Toán 7 Tập 2:
Hai bạn Tròn và Vuông tranh luận với nhau như sau:
Vuông: “Đa thức M(x) = x3 + 1 có thể viết được thành tổng của hai đa thức bậc hai”.
Tròn: “Không thể như thế được. Nhưng M(x) có thể viết được thành tổng của hai đa thức bậc bốn”.
Hãy cho biết ý kiến của em và nêu một ví dụ minh họa.
Lời giải:
Tổng của hai đa thức bậc hai sẽ là đa thức có bậc cao nhất là 2.
Do đó ý kiến của bạn Vuông sai và ý kiến của bạn Tròn đúng.
Ví dụ minh họa cho tổng hai đa thức bậc bốn A và B bằng x3 + 1:
A = x4 + x3 + x + 1
B = - x4 - x
Khi đó:
A + B = (x4 + x3 + x + 1) + (- x4 - x)
= x4 + x3 + x + 1 - x4 - x
= (x4 - x4) + x3 + (x – x) + 1
= x3 + 1.
Lý thuyết Toán 7 Ôn tập Chương 7 - Kết nối tri thức
1. Biểu thức đại số
• Biểu thức không chứa chữ gọi là biểu thức số.
• Biểu thức chỉ chứa số hoặc chỉ chứa chữ hoặc chứa cả số và chữ gọi chung là biểu thức đại số.
• Trong một biểu thức đại số, các chữ (nếu có) dùng để thay thế hay đại diện cho những số nào đó được gọi là các biến số (gọi tắt là các biến).
• Một biểu thức đại số có thể chứa nhiều biến khác nhau.
Chú ý:
• Để cho gọn khi viết các biểu thức đại số, ta không viết dấu nhân giữa các biến, cũng như giữa biến và số.
Chẳng hạn, x.y viết là xy; 7.a viết là 7a.
• Thông thường ta không viết thừa số 1 trong các tích.
Chẳng hạn, 1x2 viết là x2; (– 1)xy viết là – xy.
• Với các biến, ta cũng có thể áp dụng các quy tắc và tính chất của các phép tính như đối với các số.
2. Giá trị của biểu thức đại số
• Muốn tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay giá trị đã cho của mỗi biến vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
3. Đơn thức một biến
• Đơn thức một biến (gọi tắt là đơn thức) là biểu thức đại số có dạng tích của một số thực với một lũy thừa của biến, trong đó số thực gọi là hệ số, số mũ của lũy thừa của biến gọi là bậc của đơn thức.
• Cộng (hay trừ) hai đơn thức cùng bậc bằng cách cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên lũy thừa của biến. Tổng nhận được là một đơn thức.
• Nhân hai đơn thức tùy ý bằng cách nhân hai hệ số với nhau và nhân hai lũy thừa của biến với nhau. Tích nhận được là một đơn thức.
Chú ý:
• Một số khác 0 được gọi là đơn thức bậc 0.
Chẳng hạn, số 3 là đơn thức bậc 0 vì có thể coi 3 = 3x0.
• Số 0 cũng được coi là một đơn thức. Đơn thức này không có bậc.
4. Khái niệm đa thức một biến
• Đa thức một biến (gọi tắt là đa thức) là tổng của những đơn thức của cùng một biến; mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
• Một đơn thức cũng là một đa thức.
• Số 0 cũng được coi là một đa thức, gọi là đa thức không.
Chú ý:
• Ta thường kí hiệu đa thức bằng một chữ cái in hoa. Đôi khi còn viết thêm kí hiệu biến trong ngoặc đơn.
Chẳng hạn: M = M(x) = x3 – 2x2 + 7x+ 1.
5. Đa thức một biến thu gọn
• Đa thức thu gọn là đa thức không chứa hai đơn thức nào cùng bậc.
• Nếu một đa thức có chứa những đơn thức cùng bậc (đa thức chưa thu gọn) thì ta có thể đưa nó về dạng thu gọn.
6. Sắp xếp đa thức một biến
Đối với các đa thức khác đa thức 0, để thuận lợi cho việc tính toán các đa thức một biến, người ta thường viết chúng dưới dạng thu gọn và sắp xếp các hạng tử của nó theo lũy thừa giảm dần của biến.
Chú ý: Ta có thể sắp xếp đa thức theo lũy thừa tăng dần của biến.
7. Bậc và các hệ số của một đa thức
Trong một đa thức thu gọn và khác đa thức 0:
• Bậc của hạng tử có bậc cao nhất gọi là bậc của đa thức đó.
• Hệ số của hạng tử có bậc cao nhất gọi là hệ số cao nhất của đa thức đó.
• Hệ số của hạng tử bậc 0 gọi là hệ số tự do của đa thức đó.
Chú ý:
• Đa thức không là đa thức không có bậc.
• Trong một đa thức thu gọn, hệ số cao nhất phải khác 0 (các hệ số khác có thể bằng 0).
• Muốn tìm bậc của một đa thức chưa thu gọn, ta phải thu gọn đa thức đó.
8. Nghiệm của đa thức một biến
• Nếu tại x = a (a là một số), đa thức F(x) có giá trị bằng 0, tức là F(a) = 0, thì ta gọi a (hoặc x = a) là một nghiệm của đa thức F(x).
• Một đa thức có thể có nhiều nghiệm hoặc không có nghiệm.
• Một đa thức có hệ số tự do bằng 0 thì x = 0 là một nghiệm của đa thức đó.
9. Cộng hai đa thức một biến
• Cách 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc rồi nối chúng bởi dấu “+”. Sau đó bỏ ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.
• Cách 2: Đặt tính cộng sao cho các hạng tử cùng bậc của hai đa thức thì thẳng cột với nhau rồi cộng theo từng cột. Nếu đa thức khuyết một hạng tử bậc nào đó thì ta để một khoảng trống ứng với hạng tử đó.
Chú ý: Phép cộng đa thức cũng có tính chất như phép cộng số thực. Cụ thể là:
+ Tính chất giao hoán: A + B = B + A;
+ Tính chất kết hợp: (A + B) + C = A + (B + C);
+ Cộng với đa thức không: A + 0 = 0 + A = A.
10. Trừ hai đa thức một biến
• Cách 1: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc rồi nối chúng bởi dấu “–”. Sau đó bỏ ngoặc rồi nhóm các hạng tử cùng bậc và thu gọn.
• Cách 2: Đặt tính trừ sao cho các hạng tử cùng bậc của hai đa thức thì thẳng cột với nhau rồi trừ theo từng cột. Nếu đa thức khuyết một hạng tử bậc nào đó thì ta để một khoảng trống ứng với hạng tử đó.
Chú ý: Tương tự như các số, với các đa thức P, Q và R, ta cũng có:
- Nếu Q + R = P thì R = P – Q.
- Nếu R = P – Q thì Q + R = P.
11. Nhân đơn thức với đa thức
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức vời từng hạng tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau.
12. Nhân đa thức với đa thức
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau.
Chú ý:
• Ta có thể trình bày phép nhân một đa thức với một đa thức bằng cách đặt tính.
Khi trình bày theo cách này ta cần:
+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trong một dòng riêng.
+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau (để thực hiện phép cộng theo cột).
+ Khi nhân các hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên, ta nên nhân các hạng tử theo thứ tự từ bậc thấp đến bậc cao.
Chẳng hạn: Đặt tính nhân (x + 3).(2x2 – 3x – 5), ta làm như sau:
• Phép nhân đa thức cũng có các tính chất:
+ Giao hoán: A.B = B.A.
+ Kết hợp: (A.B).C = A.(B.C).
+ Phân phối đối với phép cộng: A.(B + C) = A.B + A.C.
13. Làm quen phép chia đa thức
• Cho hai đa thức A và B (B ≠ 0). Nếu có một đa thức Q sao cho A = B.Q thì ta có phép chia hết:
A : B = Q (hay ), trong đó
A là đa thức bị chia;
B là đa thức chia (kí hiệu B ≠ 0 có nghĩa B không phải là đa thức không).
Q là đa thức thương (gọi tắt là thương).
Khi đó ta còn nói đa thức A chia hết cho đa thức B.
• Cho hai đơn thức axm và bxn (m; n ∈ ℕ, a; b ∈ ℝ, b ≠ 0).
Khi đó nếu m ≥ n thì ta có phép chia axm cho bxn là phép chia hết và ta có:
axm : bxn = xm – n (quy ước: x0 = 1).
Chú ý:
• axm : bxn được hiểu là axm : (bxn)
Chẳng hạn: 4x5 : 2x2 được hiểu là 4x5 : (2x2).
14. Chia đa thức cho đa thức
• Muốn chia một đa thức cho một đa thức, ta đặt tính và chia (tương tự phép chia hai số tự nhiên) cho đến khi được đa thức dư là đa thức không, hoặc có bậc nhỏ hơn bậc của đa thức chia.
• Khi đặt tính chia, nếu đa thức ở một dòng khuyết một hạng tử bậc nào đó thì ta để một khoảng trống ứng với hạng tử đó.
• Nếu chia đa thức A cho đa thức B, ta được đa thức thương là Q, đa thức dư là R thì:
+ Đa thức dư R = 0 (khi chia hết) hoặc R là đa thức có bậc nhỏ hơn đa thức B (nếu không chia hết).
+ Ta có đẳng thức: A = B.Q + R.
Chú ý: Khi chia đa thức cho một đơn thức có thể không cần đặt tính chia.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Toán 7 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 30: Làm quen với xác suất của biến cố
Bài 31: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Lịch sử 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất) – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Ngữ văn lớp 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Global Success – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tiếng Anh 7 Global Success - Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 7 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 Global success
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải vth Giáo dục công dân 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm lớp 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Công nghệ 7 – KNTT
- Giải sgk Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Tin học 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Kết nối tri thức