Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 4315 lượt xem
Tải về


Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” và tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh)

- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa ở Bài 2 để hiểu thêm văn bản nghị luận này.

Trả lời:

- Bài viết về tác phẩm “Tiếng gà trưa”: Ví dụ

+ Tiếng gà trưa – Tiếng gọi về tuổi thơ – Bình giảng văn 7

- Bài viết được in trong sách “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5”

- Thể loại: Nghị luận văn học

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: từ đầu...tuổi thơ: Vẻ đẹp khổ thơ thứ nhất

+ Phần 2: tiếp ...vui sướng: Vẻ đẹp khổ thơ thứ hai

+ Phần 3: tiếp...của bà: Vẻ đẹp của sáu dòng thơ đặc biệt trong bài

+ Phần 4: Còn lại: Vẻ đẹp khổ cuối.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Với cách phân tích thơ từ hình thức nghệ thuật đến nội dung rất nhất quán; nêu ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng phong phú, giàu sức thuyết phục, bài viết đã giới thiệu được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa.

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Yếu tố nghệ thuật nào của khổ thơ được tác giả chú ý?

Trả lời:

Yếu tố hình thức của khổ thơ được tác giả chú ý là dòng thơ thứ tư với việc lặp âm và dấu chấm lửng mô phỏng tiếng gà một cách chân thực.

Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là gì?

Trả lời:

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác.

Câu 3 (trang 88 Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý tác dụng của các yếu tố nghệ thuật.

Trả lời:

Các yếu tố nghệ thuật góp phần thể hiện sâu sắc hơn nội dung của bài thơ.

Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhịp của đoạn thơ này có gì đặc biệt?

Trả lời:

Điểm đặc biệt của nhịp thơ là cách ngắt nhịp khác nhau: 3/2, 1/4, 2/3.

Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Vì sao khổ thơ này được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất?

Trả lời:

Khổ thơ được tác giả Đinh Trọng Lạc coi là hay nhất, cảm động nhất vì nó chứa đựng những tình cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành của tác giả và cũng là của anh chiến sĩ đang trên đường hành quân.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời:

Văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” viết về vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

- Nhan đề văn bản đã khái quát lại nội dung chính của văn bản.

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Tiếng gà trưa được tác giả phân tích theo thứ tự nào? Trong mỗi khổ, người viết đã phân tích những chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời:

- Tác giả phân tích bài thơ lần lượt theo thứ tự các khổ từ đầu đến cuối.

- Trong mỗi khổ, tác giả đều bắt đầu bằng việc nêu lên các dấu hiệu hình thức ngôn từ, sau đó, chỉ ra tác dụng của hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung. Ví dụ các đoạn văn: “Dòng thơ thứ tư Cục... cục tác cục ta với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian”, hoặc “Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thấy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thợ động từ nghe, có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm sao động cả lòng người.”, ...

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy dẫn ra một ví dụ về ý kiến, lí lẽ và bằng chứng được tác giả nêu lên trong văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” mà em thấy độc đáo, sâu sắc.         

Trả lời:

- Ví dụ đoạn văn: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi … trở nên đẹp rực rỡ.”

- Trong đoạn văn trên:

+ Mấy câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi … để lưu ý người nghe tưởng tượng” là ý kiến.

+ Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước … đẹp rực rỡ” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ in nghiêng như: khắp mình, hoa đốm trắng, lông óng như màu nắng, … là bằng chứng.

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong văn bản trên, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Em hãy dẫn ra một ví dụ trong văn bản để làm rõ điều đó.

Trả lời:

Ví dụ đoạn sau: “Tất cả sáu dòng thơ của khổ thơ dưới đây … vô bờ bến của bà”.

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là gì? Các phần trong văn bản đã làm rõ cho mục đích đó như thế nào?

Trả lời:

Mục đích của văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là thuyết phục người đọc thấy rõ vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Đối chiếu với mục đích ấy, ta thấy nội dung cụ thể của bài nghị luận đều tập trung làm rõ vẻ đẹp từ hình thức đến nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”.

Câu 6 (trang 90 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được gì về bài thơ Tiếng gà trưa đã học ở Bài 2?

Trả lời:

- Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đã học ở Bài 2)

- Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đã bồi đắp tâm hồn em về tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu, tình yêu Tổ quốc, quê hương; tạo động lực để em tiếp tục học tập và cống hiến.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 90

Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Thảo luận nhóm về một vấn đề

Tự đánh giá: Về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

1 4315 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: