Soạn bài Bạch tuộc - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Bạch tuộc Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Bạch tuộc
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 60 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc truyện khoa viễn tưởng, các em cần chú ý:
+ Tác giả viết về ai, về sự kiện (đề tài) gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời?
+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?
- Đọc trước đoạn trích Bạch tuộc và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giuyn Véc-nơ một trong những người được coi là cha đẻ của thể loại truyện khoa học viễn tưởng.
- Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai; bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Nội dung sau đây tóm tắt bối cảnh của đoạn trích:
Giáo sư A-rôn-nác cùng anh bạn giúp việc vui tính Công-xây là những người say mê khám phá sinh vật biển. Họ đã quyết định khám phá bí mật của quái vật biển. Được sự giúp đỡ của anh chàng thợ săn cá voi siêu hạng Nét Len, họ đã sẵn sàng cho một cuộc đi săn mà không biết có bao điều nguy hiểm đang chờ đợi mình ở phía trước. Rồi bất ngờ, ba người bị bắt làm tù binh trên chiếc tàu của thuyền trưởng Nê-mô: Bất đắc dĩ họ phải tham gia chuyến hành trình trên biển dài ngày. Một thế giới kì thú của đại dương đã hiện ra thông qua hàng loạt cuộc phiêu lưu của đoàn thám hiểm: chuyến đi săn dưới đáy biển, thoát khỏi cá mập nguy hiểm, chạy trốn những người thổ dân, khai thác kim cương dưới đáy biển, khám phá nhiều vùng đất mới và cuộc sống là một mắc kẹt trong núi băng ở Bắc Cực…Chiến đấu với những con bạch tuộc khổng lồ là một trong những cuộc phiêu lưu đó.
Trả lời:
- Tác giả Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp.
- Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này.
- Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần.
- Xuất xứ: Đoạn trích trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển. Văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng. Tác giả viết về trận chiến giữa người trên tàu No-ti-lớt và những con bạch tuộc.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ nhan đề Bạch tuộc, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
Từ nhan đề Bạch tuộc, em dự đoán nội dung chính của văn bản sẽ có liên quan đến con bạch tuộc. Đó có thể là trận chiến với bạch tuộc, hoặc là sự phát hiện ra loài bạch tuộc, ...
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng gì?
Trả lời:
Lời kể của nhân vật “tôi” ở đây có tác dụng giới thiệu về con bạch tuộc.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các số từ trong phần này.
Trả lời:
Sử dụng nhiều số từ diễn tả cụ thể con bạch tuộc.
Câu 4 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hình dung con bạch tuộc qua miêu tả của nhân vật “tôi”.
Trả lời:
Con bạch tuộc dài chừng tám mét. Mắt màu xanh xám, tám cánh tay, tám chân từ đầu mọc ra dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong….
→ Con bạch tuộc hiện lên đầy đáng sợ và dữ tợn.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện gì xảy ra với con tàu?
Trả lời:
Con tàu bị mắc kẹt, chân vịt không thể quay được nữa.
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm hiểu nghĩa của từ “giáp chiến.”
Trả lời:
Giáp chiến: chiến đấu giáp lá cà, đối đầu trực diện.
Câu 7 (trang 63 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý hành động của các nhân vật.
Trả lời:
Hành động chiến đấu kết hợp nhịp nhàng.
Câu 8 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cuộc giáp chiến kết thúc thế nào?
Trả lời:
Cuộc giáp chiến kéo dài mười lăm phút. Lũ bạch tuộc chiến bại, phần bị chết, phần bị thương, cuối cùng phải bỏ chiến trường mà lặn xuống biển sâu.
Câu 9 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tại sao mắt Nê-mô ứa lệ?
Trả lời:
Mắt Nê-mô ứa lệ vì một con bạch tuộc đã dùng vòi quấn chặt lấy một thủy thủ - người đồng hương của Nê-mô. Sau khi chỉ còn một chiếc vòi quấn chặt lấy thủy thủ ấy, nó đã lặn xuống biển sâu. Người thủy thủ đã vĩnh viễn ra đi.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện gì? Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?
Trả lời:
- Văn bản tuy dài nhưng chỉ tập trung vào sự kiện chính là: Đoàn thủy thủ tàu No-ti-lớt gặp bạch tuộc khổng lồ và cuộc chiến đấu ác liệt đã xảy ra.
- Tình huống hấp dẫn nhất chính là cuộc chiến đấu gay cấn giữa đoàn thủy thủ và những con bạch tuộc.
Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ra một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về bạch tuộc.
Trả lời:
- Các chi tiết miêu tả con bạch tuộc khổng lồ: dài chừng sáu mét, trên đầu có tám vòi, ngọ ngoạy trong nước biển như một bầy rắn; hai hàm rất giống mỏ vẹt, nhưng lớn hơn nhiều, …
- Các chi tiết miêu tả cuộc chiến đấu ác liệt giữa đoàn thủy và những con bạch tuộc: “Lập tức, một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một con rắn, còn độ hai chục vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên… nhấc bổng anh ta lên”. “Con quái vật có tám vòi … Chúng tôi lập tức bị tối tăm mặt mũi chẳng nhìn thấy gì.”.
Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết nào trong văn bản Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu khoa học?
Trả lời:
Trong văn bản có nhiều yếu tố cho thấy người viết có những hiểu biết dựa vào thành tựu của khoa học, nhất là những hiểu biết về biển cả, địa lí, thiên văn, … Ví dụ: những hiểu biết về các loài sinh vật biển, nhất là về bạch tuộc – những sinh vật thân mềm – “Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ được vì không gặp đủ sức cản.”.
Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong câu chuyện như thế nào?
Trả lời:
Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.
- Lòng dũng cảm và tinh thần đồng đội:
+ “Lập tức, một cái vòi dài trườn xuống dưới thang như một cái rắn, còn độ hai chục vòi nữa thì ngoằn ngoèo ở phía trên. Thuyền trưởng Nê-mô lấy rìa chặt dứt phăng cái vòi khủng khiếp đó khiến nó lặn xuống.”
+ “Cánh tượng thật đáng sợ! Người thủy thủ khốn khổ bị vòi bạch tuộc quấn chặt, đang chơi với trên không […] Nhưng Nê-mô đã xông đến và chặt đứt luôn cái vòi. Viên thuyền phó, các thủy thủ và ba người chúng tôi cùng dùng vũ khí chiến đấu quyết liệt với những con bạch tuộc khác đang bò trên thành tàu.”
+ “Tuy vậy, khi anh bạn dũng cảm của tôi chưa kịp quay lại thì đã bị một đối thủ dùng vòi quật ngã. Cái mỏ đáng sợ của quái vật đã há hốc ra ở phía trên Nét. Tôi lao tới cứu anh ta. Nhưng Nê-mô đã đến trước tôi. Lưỡi rìu của Nê-mô cắm phập vào mồm quái vật.
- Tình yêu thương:
+ “Thuyền trưởng Nê-mô, mình nhuốm đầy máu, đứng lặng người bên chiếc đèn pha mà nhìn xuống biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình. Mắt Nê-mô ứa lệ.”
Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nhân vật nào trong đoạn trích Bạch tuộc để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả (khoảng 4 - 5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này.
Trả lời:
Nhân vật mà em ấn tượng nhất trong văn bản là thuyền trưởng Nê-mô. Trong tưởng tượng của em, Nê-mô là một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh với vầng trán cao và ánh mắt sáng. Ông đã điều khiển cả con tàu, yêu thương gắn bó từng con người và bộ phận của chiếc tàu kì diệu đã giúp họ khám phá vô số những bí mật dưới đáy đại dương.
Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống?
Trả lời:
- Bài học: Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy dũng cảm đối mặt với nó, hãy “chiến đấu” với những thử thách đến cùng. Chiến thắng sẽ thuộc về những người kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ.
Hãy biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn; không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ mặc người khác.
Đoàn kết sẽ taọ nên sức mạnh để vượt qua, chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều