Soạn bài Ông đồ - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Ông đồ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1,885 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Ông đồ

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), hãy tìm thêm một số bài thơ khác viết theo thể thơ năm chữ.

- Đọc trước bài thơ Ông đồ; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Vũ Đình Liên.

- Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).

Trả lời:

 -  Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác: Ông đồ (Vũ Đình Liên), Đánh thức trầu (Trần Đăng Khoa), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), ...

- Tác giả Vũ Đình Liên (1913 - 1996):

+ Sinh tại Hà Nội, quê gốc ở Hải Dương.

+ Đỗ tú tài năm 1932, từng dạy học ở các trường: trường tư thục Thăng Long, trường Gia Long, trường nữ sinh Hoài Đức để kiếm sống. Ông học thêm trường Luật đỗ bằng cử nhân, về sau làm công chức ở Nha Thương chính (còn gọi là sở Đoan) Hà Nội.

+ Năm 1936, ông được biết đến với bài thơ “Ông đồ” đăng trên báo Tinh Hoa.

+ Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

+ Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học.

+ Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới.

- Chữ Nho, chính xác hơn là chữ Hán (phồn thể) là chữ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từng là văn tự được sử dụng chung tại các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Chữ Hán được truyền bá vào Việt Nam với vai trò là văn tự chính thống.

- Nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp):

+ Là nghệ thuật thư pháp lấy chữ Hán làm chất liệu, là một sản phẩm song hành cùng quá trình chữ Hán được truyền bá. Các nước Trung, Nhật, Việt, Triều-Hàn đều từng tồn tại thư pháp chữ Hán.

+ “Thư pháp không phải là việc viết viết chữ đẹp, nó cũng không sinh ra từ những người chỉ học Hán học, thư pháp và viết đẹp đủ lục thư, mà nó chỉ sinh ra từ danh nhân. Danh nhân dù chữ nghĩa có loạc choạc đôi chút, thì chữ nghĩa cũng có thần thái, có đời sống nhân thế ở đó [...]” (Phan Cẩm Thượng - lời giới thiệu sách Lịch sử thư pháp Việt Nam của Nguyễn Sử)

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Với thể thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, gợi cảm, bài thơ “Ông đồ” thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.

Soạn bài Ông đồ - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xác định vần và nhịp của bài thơ.

Trả lời:

Vần: vần chân cách, vần liền.

Nhịp thơ: 2/3, 3/2, 1/2/2.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cảnh và người trong hai khổ thơ đầu của bài thơ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Cảnh: đông đúc, tấp nập

Người: ông đồ già, người thuê viết chữ tấm tắc ngợi khen ông đồ

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong khổ 2, tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết nào?

Trả lời: 

Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện ở chi tiết ông được những người thuê viết tấm tắc khen tài: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa, rồng bay.”

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Từ “nhưng” ở dòng 9 có vai trò gì?

Trả lời:       

Từ “nhưng” ở dòng 9 có vai trò liên kết đoạn trên và đoạn dưới, thay đổi nội dung biểu hiện trong bài thơ, cho thấy sự đối lập cảnh và người ở phần đầu với phần sau của bài thơ.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các hình ảnh ở khổ thơ cuối có gì khác so với khổ thơ đầu?

Trả lời:

Khổ thơ đầu

Khổ thơ cuối

Mỗi năm Tết đến đều thấy ông đồ

Năm nay Tết đến không thấy ông đồ

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?

Trả lời:

Bài thơ viết về ông đồ - người dạy chữ Nho ngày xưa. Tác giả là người bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ. Qua bài thơ, nhà thơ thể hiện niềm thương cảm, nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của mình với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?

Trả lời:

- Nội dung bài thơ trình bày theo trình tự thời gian: ông đồ thời còn đắc ý (khổ 1,2). Ông đồ thời tàn (khổ 3,4), vắng bóng ông đồ (khổ 5).

- Trình tự đã làm nổi bật chủ đề của bài thơ, thể hiện sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ một cách đầy ám ảnh. 

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra và phân tích sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở các khổ thơ 1, 2 so với các khổ thơ 3, 4. Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?

Trả lời:

Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 1, 2

(thời đắc ý)

Hình ảnh ông đồ ở khổ thơ 3, 4

(thời tàn)

Hằng năm, mỗi khi Tết đến, xuân về, ông đồ lại bày “mực tàu”, “giấy đỏ” bên hè phố để viết chữ Nho, góp mặt vào cái đông vui, náo nhiệt của phố phường ngày Tết. Có “bao nhiêu người thuê viết” chữ, viết câu đối đỏ để treo trong ngày xuân. Mọi người “tấm tắc ngợi khen tài” của ông, khen ông có “hoa tay”, khen chữ ông “như phượng múa, rồng bay”. Ở thời điểm này, ông đồ được mọi người chú ý, ngưỡng mộ.

Ông đồ vẫn xuất hiện bên hè phố ngày Tết nhưng tất cả đã khác xưa: Người thuê viết nay vắng vẻ; ông đồ ngồi đấy nhưng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy. Vì thế mà “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiêng sầu”. Nỗi buồn tủi của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác, khiến cho chúng cũng phải “buồn”, “sầu”. Đường phố vẫn đông người qua lại nhưng không còn ai biết đến sự có mặt của ông đồ. Trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông.

- Sự khác nhau của hình ảnh ông đồ ở hai thời điểm cho thấy sự tàn tạ, “hết thời” của những người như ông trong xã hội lúc bấy giờ.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

Trả lời:

* Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài:

- Nhân hóa:

“Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

→ Giấy, mực không được động đến nên buồn sầu. Chúng cũng có tâm hồn, cảm xúc như con người.

- So sánh:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay”

→ Tài năng viết chữ của ông đồ. Ông viết đẹp, nghệ thuật như phượng múa, rồng bay.

- Ngoài ra còn có biện pháp khác như: tương phản, câu hỏi tu từ.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, những dòng thơ sau tả cảnh hay tả tình? Vì sao?

- Giấy đỏ buồn không thắm;

  Mực đọng trong nghiên sầu...

- Lá vàng rơi trên giấy;

  Ngoài trời mưa bụi bay.

Trả lời:

- Hai dòng thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để nhấn mạnh nỗi buồn tủi của ông đồ như lan sang cả giấy, mực. Giấy không được viết trở nên bẽ bàng, màu đỏ của nó trở thành vô duyên, không thắm lên được; mực không được dùng nên đọng lại bao nhiêu sầu tủi trong nghiên.

- Hai dòng thơ “Lá vàng rơi trên giấy; / Ngoài giời mưa bụi bay.” Miêu tả ngoại cảnh – trời đất ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông đồ.

- Những dòng thơ trên được tác giả viết theo bút pháp tả cảnh ngụ tình (tả cảnh để nói lên nỗi lòng của con người). Cảnh vật phản chiếu tâm trạng của con người.

Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

Trả lời:

- Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

-  Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

- Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ cặm cụi ngồi viết thư pháp, có rất nhiều người vây xung quanh xem ông viết chữ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 48

Tiếng gà trưa

Tập làm thơ bốn chữ, năm chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ

Trao đổi về một vấn đề

1 1,885 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: