Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69 Tập 1 - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69 Tập 1 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 69 Tập 1
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm phó từ trong các câu sau. Cho biết chúng đi kèm từ loại nào và bổ sung ý nghĩa gì cho từ trung tâm.
a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ)
b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong... (Véc-nơ)
c) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ)
d) ... Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry)
Trả lời:
Câu |
Phó từ |
Đi kèm loại từ |
Ý nghĩa bổ sung cho từ trung tâm |
a |
quá |
tính từ: khủng khiếp quá |
Chỉ mức độ của tính chất do tính từ biểu thị. |
b |
đang |
động từ: đỗ |
Chỉ thời gian (thời hiện tại) của hoạt động. |
c |
lại |
động từ: mọc |
Chỉ sự lặp lại của hoạt động do động từ biểu thị. |
d |
đừng |
động từ: để tâm |
Chỉ sự cầu khiến (sự ngăn cản) thực hiện hoạt động do động từ biểu thị. |
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm số từ trong những câu dưới đây. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm. Chỉ ra hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu ở một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép.
a) Ở bên phải cửa sổ xuất hiện bảy con bạch tuộc nữa. (Véc-nơ)
b) Ở đó đã tập hợp chừng hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu. (Véc-nơ)
c) Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. (Véc-nơ)
d) ... Căn Háp có hệ thống liên lạc phụ thứ hai và thứ ba. (En-đi Uya)
Trả lời:
Câu |
Số từ |
Nghĩa mà từ bổ sung cho danh từ trung tâm |
a |
bảy |
Chỉ số lượng sự vật mà danh từ trung tâm biểu thị. |
b |
hai mươi |
|
c |
mười lăm |
|
d |
thứ hai, thứ ba |
Chỉ thứ tự của sự vật (trong dãy sự vật cùng loại) mà danh từ trung tâm biểu thị. |
- Hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu ở một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép: Các số từ là từ ghép trong những câu đã cho gồm: hai mươi, mười lăm. Các số từ này được cấu tạo trên cơ sở những tiếng vốn được dùng làm từ đơn (hai, mười, năm) nhưng trong một số trường hợp bị biến đổi ở phụ âm đầu (lăm trong số từ mười lăm vốn là năm bị biến đổi phụ âm đầu: (n thành l) hoặc ở thanh điệu (mươi trong số từ hai mươi vốn là mười bị biến đổi thanh điệu: thanh huyền thành thanh ngang). Sự biến đổi ngữ âm ở một số yếu tố cấu tạo trong các số từ là từ ghép chủ yếu nhằm tạo sự hài hoà về ngữ âm trong từ ghép (so sánh: hai mười với hai mươi) hoặc nhằm hạn chế việc tạo ra những đơn vị đồng âm có thể gây hiểu lầm về nghĩa (ví dụ, nhờ sự biến đổi năm thành lăm mà số từ mười lăm được phân biệt rõ với cụm từ mười năm).
Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Các tổ hợp “số từ + danh từ” in đậm trong những câu dưới đây giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào?
a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. (Véc-nơ)
b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. (Véc-nơ)
c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ)
Trả lời:
a) Số lượng và kích thước của con bạch tuộc. (Số lượng: một con; kích thước: tám mét)
b) Số lượng khối thịt và cân nặng của con bạch tuộc. (Số lượng khối thịt: một; cân nặng: hai mươi, hai lăm tấn).
c) Số lượng vòi của bạch tuộc. (Bạch tuộc có tám vòi, trong đó có bảy vòi đã bị chặt đứt).
Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc (Véc-nơ) trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm trong đoạn văn đó.
Trả lời:
Học xong văn bản Bạch tuộc, em vô cùng cảm phục trí tưởng tượng hết sức phong phú của nhà văn Véc-nơ thể hiện trong câu chuyện. Trong câu chuyện đó, nhân vật khiến em có ấn tượng sâu sắc nhất là thuyền trưởng Nê-mô, một con người vô cùng dũng cảm, mưu trí, đã cùng các thuỷ thủ gan dạ của mình thể hiện một tinh thần, ý chí tuyệt vời trong cuộc giáp chiến với những con bạch tuộc khổng lồ có thân hình dài đến tám mét, nặng hai mươi, hai lăm tấn và có đến tám vòi.
- Chỉ ra nghĩa của các phó từ, số từ:
+ Các phó từ: xong (chỉ sự hoàn thành của hoạt động); vô cùng, hết sức (chỉ mức độ của tính chất), đã (chỉ thời quá khứ của hoạt động), các, những (chỉ số nhiều của sự vật).
+ Các số từ: một, tám, hai mươi, hai lăm (chỉ số lượng cụ thể của sự vật hay số lượng đơn vị dùng để miêu tả, tính đếm sự vật).
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều