Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 4 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Xem lại khái niệm Truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này:
- Khi đọc truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:
+ Truyện kể về những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
+ Bối cảnh của truyện có gì độc đáo?
+ Truyện nêu lên được bài học gì? Bài học ấy có liên quan như thế nào đến cuộc sống hiện nay và với bản thân em?
+ Đọc trước truyện Ếch ngồi đáy giếng. Hãy nhớ lại một số truyện ngụ ngôn đã học ở Tiểu học và tìm hiểu thêm các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...), ghi chép lại những thông tin về truyện ngụ ngôn (đặc điểm thể loại, để tài, nhân vật,…) và một số tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng.
Trả lời:
- Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” gồm các nhân vật: con ếch; vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ; con trâu. Trong đó con ếch là nhân vật chính.
- Bối cảnh của truyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của ếch khi sống ở đáy giếng và khi ra ngoài giếng.
- Truyện nêu lên bài học: Khuyên mọi người không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân. → Bài học đến nay vẫn còn có ý nghĩa.
- Một số truyện ngụ ngôn đã học ở Tiểu học như: Rùa và Thỏ, Con quạ thông minh, Con cáo và chùm nho, Thầy bói xem voi, …
- Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, thường mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ,... hoặc về chính con người để nêu lên triết lí nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.
- Một số tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng: Ê-dốp, La Phông ten, …
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật hết sức gần gũi với đời sống; các sự kiện hài hước, độc đáo; cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc, văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” đem đến bài học về cách sống cho mỗi người: không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở mang nhận thức của bản thân.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 4 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý bối cảnh của câu chuyện.
Trả lời:
- Bối cảnh của câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của ếch khi ở trong giếng chật hẹp, bé nhỏ.
Câu 2 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết thúc truyện như thế nào?
Trả lời:
- Kết thúc truyện, ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhân vật chính trong truyện có tính cách như thế nào? Hãy nêu ra một số chi tiết trong truyện giúp em hiểu về tính cách của nhân vật ấy.
Trả lời:
- Nhân vật chính trong truyện là con ếch. Tính cách của nhân vật kiêu ngọa, huênh hoang, xem thường mọi vật và tự cho mình là một vị chúa tể.
- Tính cách ấy được bộc lộ qua các chi tiết trong truyện. Ví dụ: Hằng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh.”
Câu 2 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Bối cảnh câu chuyện trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách và làm nổi bật ý nghĩa của truyện như thế nào?
Trả lời:
- Bối cảnh câu chuyện xoay quanh cuộc sống và suy nghĩ của ếch khi sống ở đáy giếng và khi ra ngoài giếng.
(1) Khi ở trong giếng |
(2) Khi ra khỏi giếng |
+ Hoàn cảnh sống chật hẹp, hạn hẹp: trong một cái giếng, xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ; tiếng kêu của ếch khiến tất cả các con vật sợ hãi. + Ếch tưởng trời chỉ bằng cái vung, còn mình là một vị chúa tể. Có thể thấy, ếch thiếu hiểu biết, nhận thức hạn hẹp, nông cạn nhưng lại chủ quan, huênh hoang. |
+ Môi trường sống thay đổi sau một trận mưa to: rộng lớn, nhiều thứ mới lạ. + Thái độ của ếch: nhâng nháo, không thèm để ý đến xung quanh, nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp; bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Như vậy, vì chủ quan, kiêu ngạo nên ếch phải trả giá bằng cả tính mạng. |
- Bối cảnh câu chuyện đã giúp nhân vật bộc lộ tính cách kiêu ngạo, huênh hoang, xem thường mọi vật; có suy nghĩ thiển cận, cái nhìn phiến diện, không chịu mở mang hiểu biết của bản thân. Từ đó làm nổi bật ý nghĩa của truyện nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà tự cao tự đại, huênh hoang; đồng thời khuyên mọi người phải nỗ lực mở rộng tầm hiểu biết của bản thân, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 3 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?
Trả lời:
- Nhan đề Ếch ngồi đáy giếng góp phần làm nổi bật chủ đề của văn bản: phê phán những kẻ thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tự cao tự đại, đồng thời khuyên răn mọi người cần biết khiêm tốn, học hỏi để nâng cao nhận thức của bản thân.
Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Mỗi truyện ngụ ngôn có thể đem tới nhiều bài học, em hãy nêu lên những bài học có thể rút ra từ câu chuyện này. Theo em, đâu là bài học chính của câu chuyện?
Trả lời:
Bài học rút ra từ câu chuyện:
- Không chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh. Sự thiếu hiểu biết kết hợp với thói kiêu ngạo, huênh hoang không chỉ gây rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp mà con dễ dẫn đến thất bại cho bản thân, thậm chí còn có thể trả giá bằng cả tính mạng.
- Nếu không biết tường tận, thấu đáo về một sự vật, hiện tượng hay một vấn đề nào đó thì không nên đưa ra những đánh giá chủ quan, hồ đồ.
- Thế giới vốn rất rộng lớn, phong phú và có những bí ẩn mà dù cả đời người cũng chưa chắc tìm hiểu, khám phá được hết nên con người cần khiêm tốn và học hỏi không ngừng.
→ Bài học chính của câu chuyện là khuyên mọi người không nên chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác, cố chấp, suy nghĩ thiển cận, không chịu mở rộng, nâng cao hiểu biết của bản thân.
Câu 5 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu lên một câu chuyện như thế.
Trả lời:
Trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng, ví dụ có một bạn mới chỉ được thầy cô khen trong lớp thôi nhưng nghĩ rằng mình giỏi nhất trường, nhất khối nên chủ quan không tập trung vào việc học, đến cuối kì thì kết quả lại thua xa cách bạn cùng lớp.
Câu 6 (trang 5 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu lên bài học cho bản thân mình từ câu chuyện trên, trong đoạn văn có sử dụng thành ngữ ếch ngồi đáy giếng.
Trả lời:
Kho tàng thành ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và chứa đựng những bài học quý giá. Thành ngữ ếch ngồi đáy giếng gắn với câu chuyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi người. Câu chuyện phê phán một thái độ sống huênh hoang, tự đại, đánh giá quá cao bản thân của con ếch cả đời sống trong giếng và nhìn cuộc sống chỉ to bằng cái miệng giếng để rồi nhận lấy cái kết đắng cay là bị con trâu giẫm bẹp. Từ câu chuyện đó, mỗi người cần rút ra một thái độ sống cởi mở, chăm chỉ học hỏi và cầu tiến, khiêm tốn trong một thế giới đầy biến động và tri thức của nhân loại là vô cùng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều