Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 992 lượt xem
Tải về


Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn

1. Định hướng

a) Kể lại một truyện ngụ ngôn là hình thức dùng lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là truyện Việt Nam hoặc nước ngoài.

b) Để kể lại một truyện ngụ ngôn, các em cần chú ý:

- Lựa chọn truyện ngụ ngôn mà em yêu thích.

- Bám sát cốt truyện nhưng kể lại bằng lời của người kể, kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và thái độ của mình sinh động hơn.

- Lập dàn ý cho bài kể.

- Khi kể, phải dùng từ ngữ chính xác, trình bày nội dung rõ ràng, mạch lạc; biết sử dụng điệu bộ, cử chỉ để hỗ trợ, nhằm giúp cho người nghe tiếp nhận đạt hiệu quả cao nhất; sử dụng những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước.

- Bảo đảm thời gian theo quy định.

2. Thực hành

Bài tập (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kể lại truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”.

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video, ... và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:       

Truyện ngụ ngôn kể về sự kiện gì?

Truyện có nhân vật chính nào?

Diễn biến câu chuyện (mở đầu, phát triển, kết thúc) ra sao?

Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

Truyện kể về sự kiện: ếch ở dưới giếng lâu ngày nên chỉ thấy bầu trời thông qua miệng giếng và thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

Nhân vật chính: chú ếch.

Diễn biến câu chuyện:

+ Mở đầu: giới thiệu chú ếch và hoàn cảnh sống.

+ Phát triển: chú ếch kêu to, ra oai với mọi người và nghĩ mình là nhất. Một hôm ra khỏi giếng vẫn giữ thói hung hăng, ngang tàng.

+ Kết thúc: bị trâu giẫm bẹp.

Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo và sẽ phải trả giá rất đắt.

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở đầu

Giới thiệu khái quát về truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. Ví dụ: Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.  

Nội dung chính

Lựa chọn và sắp xếp các ý tìm được từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng theo một trình tự hợp lí. Ví dụ:

+ Khi ếch ở trong giếng (hoàn cảnh sống; suy nghĩ và thái độ của ếch).

+ Khi ếch ra ngoài giếng (môi trường sống đã thay đổi; hành động và thái độ của ếch; hậu quả).

Kết thúc

+ Nhận xét, đánh giá chung về nhân vật con ếch trong câu chuyện.

+ Nêu ý nghĩa và bài học cho bản thân từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.

c) Nói và nghe

Người nói

Người nghe

- Dựa vào dàn ý để kể lại truyện ngụ ngôn trước nhóm hoặc lớp.

- Bảo đảm nội dung kể, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ sao cho hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp; quan sát thái độ, lắng nghe ý kiến phản hồi của người nghe.

- Có thể trả lời câu hỏi của người nghe trong và sau khi kể.

- Tóm tắt được nội dung câu chuyện do người nói trình bày.

- Nhận xét được điểm mạnh và điểm yếu trong cách thức trình bày của người nói.

- Có thể nêu ý kiến của mình nếu thấy có sự khác biệt.

- Đặt câu hỏi về những vấn đề mà bản thân chưa rõ hay muốn rõ hơn.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng là một trong những truyện dân gian hay. Tác giả dân gian mượn chuyện loài vật để nêu lên bài học sâu sắc đối với con người.

Truyện kể về một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc. Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.

Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:

– Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!

Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.

Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Người nói

Người nghe

Xem xét lại việc thể hiện nội dung và cách kể:

- Nội dung truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng được kể đã đúng và đủ chưa? Còn thiếu những gì?

- Cách kể còn có những hạn chế nào?

- Rút kinh nghiệm về việc trình bày: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, …

Rút kinh nghiệm về việc nắm bắt nội dung và cách nghe:

- Đã nắm được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và cách kể của người nói chưa?

- Thái độ khi nghe người nói kể lại truyện như thế nào?

- Việc trao đổi với người nói có hợp lí, đúng mực không?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tự đánh giá: Thầy bói xem voi

Tự đánh giá: Tục ngữ

Hướng dẫn tự học trang 19

Kiến thức ngữ văn trang 20-21

Những cánh buồm

1 992 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: