Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc văn bản nghị luận văn học, các em cần chú ý:
+ Văn bản viết về vấn đề gì? Nhan đề văn bản thể hiện vấn đề ấy như thế nào?
+ Mục đích của văn bản là gì?
+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào?
- Đọc trước văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”; tìm hiểu thêm những bài viết về tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
- Liên hệ với những hiểu biết của em sau khi học văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam) ở bài 1 để hiểu thêm văn bản nghị luận này.
Trả lời:
- Vấn đề chính: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đất rừng phương Nam.
- Mục đích của văn bản: Cho người đọc thấy được vẻ đẹp của khung cảnh và nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm. Từ đó, người đọc có được những hiểu biết về con người, thiên nhiên Nam Bộ, khơi gợi sự yêu thích đối với nơi này.
- Phương pháp: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam” làm rõ được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” và tình cảm của người viết đối với nhà văn Đoàn Giỏi.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phần 1 nêu khái quát đặc điểm gì của truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
Phần 1 nêu khái quát Đất rừng phương Nam là một truyện có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống, không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch.
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh gì?
Trả lời:
Mở đầu phần 2, tác giả cho biết nhà văn Đoàn Giỏi có điểm mạnh là kiến thức và vốn sống phong phú, từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng, dưới biển
Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Phân biệt lí lẽ và bằng chứng của người viết.
Trả lời:
Lí lẽ thường là câu khẳng định thể hiện quan điểm còn bằng chứng thì cụ thể làm rõ cho lí lẽ.
Câu 4 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của ai?
Trả lời:
Những dòng chữ in nghiêng ở đoạn này lấy từ tác phẩm của Đoàn Giỏi
Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là gì?
Trả lời:
Câu mở đầu phần 3 cho biết nội dung chính của phần này là những con người Nam Bộ trong tác phẩm của Đoàn Giỏi.
Câu 6 (trang 85 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những nhân vật nào được nhắc tới trong phần 3?
Trả lời:
Trong phần 3, tác giả nhắc tới các nhân vật: dì Tư Béo, lão Ba Ngù, ông Hai bán rắn, chú Võ Tòng.
Câu 7 (trang 86 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ.
Trả lời:
Các lí lẽ của tác giả giải thích về tính cách con người Nam Bộ chân thực và cụ thể.
Câu 8 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nào nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam?
Trả lời:
Câu nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Nam là: Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” bàn luận về vấn đề gì? Nhan đề của văn bản có liên quan như thế nào với vấn đề ấy?
Trả lời:
- Vấn đề chính của văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam”: Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi đã thể hiện một cách sinh động thiên nhiên và con người Nam Bộ.
- Nhan đề của văn bản đã khái quát được vấn đề bàn luận.
Câu 2 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy dẫn ra một số ví dụ về lí lẽ và các bằng chứng được tác giả nêu lên trong bài viết. Tham khảo mẫu sau:
Lí lẽ |
Bằng chứng (dẫn chứng) |
Mẫu: Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác |
Mẫu: ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. |
Trả lời:
Lí lẽ |
Bằng chứng (dẫn chứng) |
Trong Đất rừng phương Nam, ông chỉ sử dụng một phần rất nhỏ vốn sống phong phú đó mà đã làm người đọc đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. |
ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc thuyền tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi. |
Đó là cảm giác ngây ngất trước vẻ đẹp rừng U Minh dưới ánh Mặt Trời vàng óng. |
Những thân cây tràm vỏ trắng…xanh thẳm không cùng.
|
Và nỗi rợn ngợp trước dòng sông Năm Căn |
Nước ầm ầm đổ ra biển…như hai dãy trường thành vô tận… |
Ông không nhiều lời, đôi khi chỉ vài ba nét |
Những lời nói ngọt nhạt, …lão Ba Ngù. |
- Những bằng chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc.
- Tác giả đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Chắc hẳn phải rất yêu thích, hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định xác đáng và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục như vậy.
Câu 3 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong phần (3), tác giả đã so sánh hai nhân vật: ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Dựa vào bài viết, em hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật này.
Trả lời:
|
Ông Hai bán rắn |
Võ Tòng |
Giống |
- Đều không có đất, quanh năm ở đợ làm thuê cho địa chủ. - Đều bị cướp công, cướp người yêu, cướp vợ. - Đều đánh trả và bị tù. |
|
Khác |
- Trốn tù, đón vợ rồi bỏ vào rừng U Minh. - Kiếm sống bằng đủ thứ nghề: câu rắn, lấy mật, săn cá sấu, ... - Gương mặt khoáng đạt, rất dễ mến. Làn da mặt như người trẻ, chỉ ở đôi khóe mắt và trên vầng trán cao là có xếp mấy đường nhăn.
|
- Gây án tự đến nhà việc nộp mình. Mãn hạn tù trở về, con chết, vợ trở thành vợ nhỏ của địa chủ. - Làm nghề săn bẫy thú. - Hai hố mắt sâu hoắm, từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao. Mái tóc hung hung như bờm ngựa phủ dài xuống gáy. Chỗ gò má bên phải có năm cái sẹo dài sả xuống từ thái dương vắt đến cổ, như đầu móng cọp cào... |
Câu 4 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Theo em, mục đích chính của văn bản nghị luận trên là gì? Nội dung của các phần trong văn bản đã làm rõ được mục đích ấy như thế nào?
Trả lời:
- Mục đích chính thể hiện rõ ngay ở nhan đề của văn bản: làm rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.
- Nội dung các phần đã liên kết, làm rõ cho ý kiến trên, giúp tác giả thực hiện được mục đích nghị luận.
Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1?
Trả lời:
Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm về nghệ thuật viết truyện đặc sắc cũng như nét hay, nét đẹp của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng đã học ở bài 1.
Câu 6 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào?
Trả lời:
Qua tác phẩm của Đoàn Giỏi, Bùi Hồng thấy được vẻ đẹp của con người và thiên nhiên ở đất rừng phương Nam; còn chúng ta, qua cả tác phẩm của Đoàn Giỏi và bài viết của Bùi Hồng, hiểu thêm được những kiến thức về con người và cuộc sống xung quanh, cụ thể ở đây là con người và thiên nhiên Nam Bộ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”
Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều