Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 7 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 7 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 1,295 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Nội dung sách Ngữ văn 7

I. HỌC ĐỌC

Câu hỏi (trang 7 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Sách Ngữ Văn 7 hướng dẫn em đọc hiểu văn bản văn học thuộc những thể loại nào chưa được học ở lớp 6? Với nội dung chính của mỗi văn bản đã nêu trong các mục đọc hiểu truyện, thơ và kí, em thấy văn bản nào hấp dẫn với mình? Vì sao?

Trả lời

- Cấu trúc cụ thể:

Bài

Thể loại/ kiểu văn bản

Tiểu loại

Chủ đề/ đề tài chính

1

Truyện

Truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại

Lòng yêu nước

2

Thơ

Thơ bốn chứ, năm chữ

Tình cảm gia đình

3

Truyện

Truyện khoa học viễn tưởng

Trí tưởng tượng kì diệu

4

Văn bản nghị luận

Nghị luận văn học

Vẻ đẹp của tác phẩm văn học

5

Văn bản thông tin

Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Giá trị của các di sản văn hóa

6

Truyện

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Những bài học cuộc sống

7

Thơ

Thơ

Ước mơ và giá trị nhân văn

8

Văn bản nghị luận

Nghị luận xã hội

Tinh thần yêu nước và đức tính giản dị

9

Tùy bút và tản văn

Con người và văn hóa Việt

10

Văn bản thông tin

Cách triển khai ý tưởng

Phương tiện vận chuyển và an toàn giao thông

- Bảng so sánh:

Ngữ văn 6

Ngữ văn 7

Truyện:

- Truyền thuyết và cổ tích

- Truyện đồng thoại

- Truyện ngắn

Truyện:

- Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Truyện khoa học viễn tưởng

- Truyện ngụ ngôn

Thơ:

- Thơ lục bát

- Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả

Thơ:

- Thơ bốn chữ, năm chữ

- Thơ (tự do)

Kí:

- Hồi kí

- Du kí

Kí:

- Tùy bút

- Tản văn

- Ví dụ, nội dung đọc thơ trong sách Ngữ văn 7: Tình cảm gia đình sâu nặng giữa cha mẹ và con cái, tình bà cháu, … là thiêng liêng, quý giá nhất, không có gì đánh đổi được (qua các bài thơ Mẹ, Tiếng gà trưa, mây và sóng, Những cánh buồm, Mẹ và quả, Một mình trong mưa, Rồi ngày mai con đi). Ngoài nội dung chủ đề chính nêu trên còn có bài thơ viết về tâm trạng đầy buồn bã, xót xa, thảng thốt của cả một thế hệ nhà nho sắp bị quên lãng hồi đầu thế kỉ XX như bài “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.

Câu hỏi (trang 8 SGK Ngữ văn 7 tập 1)

a) Nêu đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ Văn 7.

b) Điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ Văn 7 và Ngữ Văn 6 là gì?

c) Các văn bản thông tin trong sách Ngữ Văn 7 có gì khác biệt so với Ngữ Văn 6?

Trả lời:

a) Đặc điểm nổi bật của các văn bản nghị luận và văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7:

Loại văn bản

Đặc điểm nổi bật

Nghị luận

Có hai loại là nghị luận văn học và nghị luận xã hội

- Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học.

- Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

Thông tin

- Văn bản thông tin tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

 b) Có thể thấy điểm giống nhau giữa các văn bản nghị luận trong sách Ngữ văn 7 và Ngữ văn 6 là các văn bản đều tập trung viết về tác giả tác phẩm, liên quan đến những nội dung đã học trong mỗi lớp.

Ví dụ:

Lớp

Bài nghị luận văn học

Bài đọc hiểu liên quan

Lớp 6

- Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ (Nguyễn Đăng Mạnh).

- Vẻ đẹp của một bài ca dao (Hoàng Tiến Tựu)

- Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (Bùi Mạnh Nhị)

- Trong lòng mẹ (Hồi kí của Nguyên Hồng)

- Ca dao Việt Nam

- Truyền thuyết Thánh Gióng

Lớp 7

- Ông Đồ - Vũ Đình Liên

- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

- Hội thổi cơm thi (Theo dulichvietnam.org.vn)

- …

- Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) 

- Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa (Đinh Trọng Lạc)

- Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang (Theo Phí Trường Giang)

- 

 Về nghị luận xã hội, cả Ngữ văn 6Ngữ văn 7 đều tập trung yêu cầu HS bàn về một vấn đề của đời sống, thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS.

Lớp

Bài nghị luận xã hội

Vấn đề của đời sống

Lớp 6

- Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật (Kim Hạnh Bảo – Trần Nghị Du).

- Khan hiếm nước ngọt (Trịnh Văn)

- Tại sao nên có vật nuôi trong nhà (Thùy Dương)

Môi trường xung quanh cuộc sống con người (động vật, nước uống, vật nuôi, …)

Lớp 7

- Thiên nhiên và con người con truyện “Đất rừng Phương Nam” (Bùi Hồng)

- Tiếng gà trưa

- Ca Huế

- …  

Tinh thần yêu nước, đức tính giản dị của con người

 c) Sự khác nhau của văn bản thông tin ở hai lớp về cả nội dung đề tài và hình thức văn bản.

Ví dụ:

Lớp

Nội dung đề tài

Hình thức văn bản

Lớp 6

- Về một sự kiện (lịch sử)

- Về một sự kiện (văn hóa, khoa học, ...)

- Thuật lại sự kiện theo trật tự thời gian

- Thuật lại sự kiện theo nguyên nhân – kết quả

Lớp 7

- Về việc giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Thuật lại theo trật tự không gian, thời gian.

Câu hỏi (trang 9 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Đọc mục Thực hành tiếng Việt và trả lời các câu hỏi sau:

a) Bốn nội dung lớn về tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 là gì? Mỗi nội dung lớn có các nội dung cụ thể nào?

b) Hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản nào?

Trả lời:

a) Bốn nội dung lớn trong sách Ngữ văn 7 là:

- Từ vựng: thành ngữ và tục ngữ; Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa cảu từ trong ngữ cảnh.

- Ngữ pháp: Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng.

- Hoạt động giao tiếp: Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm - nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại.

- Sự phát triển của ngôn ngữ: Ngôn ngữ của các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

b) Hệ thống bài tập trong sách Ngữ văn 7 có những loại cơ bản:

- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt

- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt

II. HỌC VIẾT

Câu hỏi (trang 10 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Đọc phần Học viết và trả lời các câu hỏi sau:

a) Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết những kiểu văn bản nào? Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là gì?

b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản nào tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7?

Trả lời

a) 

- Sách Ngữ văn 7 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, nhật dụng.

- Nội dung cụ thể của mỗi kiểu văn bản là:

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Tự sự

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

Biểu cảm

Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.

Nghị luận

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

Thuyết minh

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

Nhật dụng

Viết bản tường trình

 b) Những kiểu yêu cầu về quy trình và kiểu văn bản tiếp tục được rèn luyện ở lớp 7 là tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh, nhật dụng.

III. HỌC NÓI VÀ NGHE

Câu hỏi (trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 1): Đọc phần Học nói và nghe và trả lời các câu hỏi sau:

a) Các nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe là gì?

b) So với các yêu cầu cụ thể về kỹ năng nói và nghe, em còn những hạn chế nào?

Trả lời

a) Sách Ngữ văn 7 rèn luyện kĩ năng nói và nghe với các nội dung:

- Nói: 

+ Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.

+ Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.

- Nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

- Nói nghe tương tác:

+ Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.

+ Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.

b) Tự liên hệ với bản thân để tự nhận ra kĩ năng nói – nghe của em còn mắc lỗi gì. Ví dụ: Nói còn ngập ngừng, chưa lưu loát, …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Cấu trúc của sách Ngữ văn 7

Kiến thức ngữ văn trang 13 - 14

Người đàn ông cô độc giữa rừng

Buổi học cuối cùng

Thực hành đọc hiểu trang 27

1 1,295 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: