Soạn bài Nội dung ôn tập lớp 7 trang 10 Tập 2 - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Nội dung ôn tập Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 723 lượt xem
Tải về


Soạn bài Nội dung ôn tập

* Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thống kê tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ Văn 7, tập 2 theo bảng sau

Loại

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản đã học

Văn bản nghị luận

 

 

Trả lời:

Loại

Thể loại hoặc kiểu văn bản

Tên văn bản đã học

Văn bản văn học

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

- Ếch ngồi đáy giếng

- Đẽo cày giữa đường

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Thơ

- Những cánh buồm

- Mây và sóng

- Mẹ và quả

Tùy bút và tản văn

- Cây tre Việt Nam

- Người ngồi đợi trước hiên nhà

- Trưa tha hương

Văn bản nghị luận

Nghị luận văn học

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Tượng đài vĩ đại nhất

Văn bản thông tin

Văn bản thông tin

- Ghe xuồng Nam Bộ

- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu một nội dung chính của các bài đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

 

 

Văn bản nghị luận

 

 

Văn bản thông tin

 

 

Trả lời:

Loại

Tên văn bản

Nội dung chính

Văn bản văn học

- Ếch ngồi đáy giếng

Một con ếch sống trong giếng lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Khi mưa to, nước dềnh đưa ếch ra ngoài. Quen thói huênh hoang, ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

- Đẽo cày giữa đường

Câu chuyện về một anh thợ mộc mang hết vốn liếng ra mua gỗ để đẽo cày. Tuy nhiên cứ ai bảo làm to anh lại đẽo to, ai bảo đẽo nhỏ anh lại đẽo nhỏ. Kết quả là anh đã đẽo hết số gỗ mà chẳng bán được chiếc nào cả.

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)

Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội 

- Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Tay, Miệng, Răng so bì với Bụng chỉ “ung dung chén tràn” không làm gì nên bàn nhau không làm gì để anh Bụng phải lao động. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời, tất cả đều bị tê liệt. Lúc này họ mới nhận ra anh Bụng cũng không phải chỉ ngồi không. Mọi người đến xin lỗi anh bụng và hòa thuận trở lại.

- Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội

- Những cánh buồm

Bài thơ nói về mơ ước của cha và con. Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá. Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

- Mây và sóng

Bài thơ phác họa những trò chơi thú vị mà em bé tưởng tượng vui đùa với các bạn trên mây và các bạn trong sóng. Thế những người duy nhất em bé muốn chơi đó là mẹ của mình. Qua đây, ta thấy được tình cảm mẹ con sâu sắc, da diết.

- Mẹ và quả

Sự nhận thức của người con về công ơn của mẹ. Nội dung ấy đã được nhà thơ lí giải một cách đầy hình ảnh khi đồng nhất liên tưởng giữa “lũ chúng tôi” với “một thứ quả trên đời”.

- Cây tre Việt Nam

Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết và lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất và chiến đấu. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

- Người ngồi đợi trước hiên nhà

Bài tản văn kể về số phận bất hạnh của dì Bảy có chồng đi tập kết ra Bắc. Vợ chồng dì bảy mới lấy nhau vỏn vẹn có một tháng. Dì kiên nhẫn chờ chồng mình suốt 20 năm trời đến ngay cả khi dì biết chồng mình đã bỏ mạng ở chiến trường dì vẫn một lòng chung thủy không hề rung động trước bất kì ai. 

- Trưa tha hương

Trưa tha hương” thuật lại nỗi nhớ quê hương da diết của một người con lâu ngày rời xa quê hương. Chỉ với những âm thanh quen thuộc, đơn sơ, mộc mạc, đã gợi lại trong trái tim những kỉ niệm xưa cũ không thể nào quên.

Văn bản nghị luận

- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước. 

- Đức tính giản dị của Bác Hồ

Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.

- Tượng đài vĩ đại nhất

Văn bản đề cập đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước vì độc lập dân tộc. 

Văn bản thông tin

- Ghe xuồng Nam Bộ

- Văn bản đề cập đến những giá trị và kinh tế và văn hóa của ghe xuồng với người dân Nam Bộ, ghe xuồng không còn chỉ là một phương tiện di chuyển, vận tải mà nó trở thành một nét văn hóa nơi đây.

- Tổng kiểm soát phương tiện giao thông

Văn bản đề cập đến việc xử lí các phương tiện giao thông, người điều khiển phương tiện vi phạm

- Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Văn bản đề cập đến các phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa

Câu 3 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ, truyện ngụ ngôn, kí (tùy bút, tản văn) và văn bản nghị luận, văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 tập 2.

Trả lời:

Thơ: 

– Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

– Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết

Truyện ngụ ngôn

- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc tuy nhiên trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn

Kí (tùy bút, tản văn) 

- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình

- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn 

Văn bản nghị luận

Chú ý đọc kỹ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết 

- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết 

Văn bản thông tin

- Phân biệt người viết văn bản theo trình tự gì 

- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới

Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những thể loại khác nhau của các văn bản văn học đã học ở hai tập sách Ngữ Văn 7

Thể loại

Tập một

Tập hai

Truyện

Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng

Truyện ngụ ngôn

Thơ

 

 

 

 

Trả lời:

Thể loại

Tập một

Tập hai

Truyện

Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng

Truyện ngụ ngôn

Thơ

Thơ bốn chữ, năm chữ

Thơ tự do

 

Tản văn và tùy bút

Câu 5 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những điểm khác nhau về đề tài, hình thức của văn bản nghị luận và văn bản thông tin đã học trong hai tập sách Ngữ văn 7

Loại văn bản

Tập một

Tập hai

Văn bản nghị luận

 

 

Văn bản thông tin

 

 

Trả lời:

Loại văn bản

Tập một

Tập hai

Văn bản nghị luận

Nghị luận văn học: vẻ đẹp của tác phẩm văn học

Nghị luận xã hội: đề tài lòng yêu nước và đức tính giản dị

Văn bản thông tin

Văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi

Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin; có tài liệu tham khảo,…  

* Viết

Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thống kê tên các kiểu văn bản và yêu cầu luyện viết các kiểu văn bản ấy trong sách Ngữ văn 7, tập hai theo bảng sau:

Tên kiểu văn bản

Yêu cầu cụ thể

Nghị luận

Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

Tên kiểu văn bản

Yêu cầu cụ thể

Tự sự

Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả.

Biểu cảm

Bước đầu biết làm thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ.

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.

Nghị luận

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học)

Thuyết minh

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi.

Nhật dụng

Viết bản tường trình

Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu và phân tích một số ví dụ cụ thể để thấy mối quan hệ giữa các nội dung đọc hiểu và yêu cầu viết trong các bài ở sách Ngữ văn 7, tập hai

Trả lời:

Nội dung đọc hiểu

Yêu cầu viết

Đẽo cày giữa đường

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”

Những cánh buồm

Mây và sóng

Mẹ và quả

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị”

Người ngồi đợi trước hiên nhà

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương

Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa.

Tóm tắt văn bản “Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam xưa” theo 2 yêu cầu: 5-6 dòng và 10-12 dòng.

Câu 8 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu và phân tích quy trình viết bốn bước được thể hiện trong phần Viết ở một bài học cụ thể trong sách Ngữ văn 7, tập hai.

Trả lời:

Ví dụ: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Quy trình viết theo 4 bước như sau:

a) Chuẩn bị

- Xem lại nội dung đọc hiểu truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

- Xác định đặc điểm nhân vật mà em định viết bài văn phân tích.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Truyện viết về sự kiện gì, có những nhân vật nào, ai là nhân vật chính?

Nhân vật chính là người như thế nào? (Nêu các đặc điểm của nhân vật và các biểu hiện cụ thể trong tác phẩm)

Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật? (Nêu lên những cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm của nhân vật, …)

Truyện kể về nhân vật chính là một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ về đẽo cày bán. Khi đẽo cày ai khuyên gì anh ta cũng làm theo và kết quả là không có tác dụng gì.

Khi được mọi người góp ý, người thợ mộc đều làm theo một cách mù quáng mà không có chính kiến để cân nhắc, xem xét những góp ý ấy có đúng hay phù hợp với công việc của mình như thế nào.

Nhân vật người thợ mộc là một người không có chính kiến lập trường riêng; người thiếu kiến thức, thiếu bản lĩnh.

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu đặc điểm nổi bật của nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.

Thân bài

+ Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật người thợ mộc thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ, ...)

+ Nêu nhận xét của em về nhân vật người thợ mộc. Ví dụ: Người thợ mộc muốn làm giàu nhưng lại thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết nên không có suy nghĩ và hành động đúng, dẫn đến kết quả thất bại thảm hại.

Kết bài

Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc. Ví dụ:

+ Truyện đã khái quát được đặc điểm của một kiểu người trong xã hội: thiếu hiểu biết nên dễ thay đổi, ...

+ Trong cuộc sống, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến góp ý của người khác nhưng phải biết cân nhắc, chọn lọc được ý kiến phù hợp, đúng đắn, ...

c) Viết

- Dựa vào dàn ý đã lập, viết thành bài văn theo yêu cầu của đề.

- Chú ý phân biệt yêu cầu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật với việc chỉ kể lại câu chuyện về nhân vật.

* Bài văn mẫu tham khảo:

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sớm muộn cũng sẽ thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã cho ta thấy điều đó.

Truyện kể về nhân vật chính là một anh thợ mộc dốc hết vốn mua gỗ về đẽo cày bán. Khi đẽo cày ai khuyên gì anh ta cũng làm theo và kết quả là không có tác dụng gì, vốn liếng đi đời nhà ma cả. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh sống không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Kiểm tra lại xem bài viết đã đầy đủ trình tự được nêu ở dàn ý chưa.

- Tự phát hiện và biết cách sửa các lỗi về viết như:

+ Lỗi về ý: thiếu ý; lạc ý; ý tản mạn, …

+ Lỗi về diễn đạt, chính tả, ...

* Nói và nghe

Câu 9 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu các nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 7, tập 2. Các nội dung nói và nghe liên quan gì đến nội dung đọc hiểu và viết

Trả lời:

Nội dung đọc hiểu

Nội dung viết

Nội dung nghe

Truyện ngụ ngôn và tục ngữ

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Kể lại một truyện ngụ ngôn.

Thơ

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc một bài thơ

Trao đổi về một vấn đề

Nghị luận xã hội

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống

Tùy bút và tản văn

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Trao đổi về một vấn đề

Văn bản thông tin

Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài

Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói

* Tiếng Việt

Câu 10 (trang 97 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 7, tập hai là những nội dung nào?

Trả lời:

- Nói quá, nói giảm, nói tránh

- Dấu chấm lửng

- Từ Hán Việt

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói

Tự đánh giá: Một số phương tiện giao thông của tương lai

Hướng dẫn tự học trang 94

Định hướng đánh giá

Tự đánh giá cuối học kì 2

1 723 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: