Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 3,350 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản.

- Khi đọc truyện, các em cần chú ý:

+ Tóm tắt được nội dung văn bản (Truyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh nào?)

+ Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn thể hiện qua những phương diện nào?

+ Truyện kể theo ngôi kể nào? Nếu có sự thay đổi ngôi kể thì tác dụng là gì?

+ Truyện giúp em hiểu biết thêm những gì và tác động đến tình cảm của em như thế nào?

- Đọc trước đoạn trích, tìm hiểu những thông tin về tác phẩm Đất rừng phương Nam và nhà văn Đoàn Giỏi.

- Đọc đoạn tóm tắt sau để hiểu bối cảnh của đoạn trích:

Đất rừng Phương Nam là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi, viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé An. An theo cha mẹ chạy giặc Pháp hết vùng này đến vùng khác của miền Tây Nam Bộ rồi lạc mất gia đình, trở thành cậu bé lang thang. Trong lúc lưu lạc, em đã được gặp và trở thành con nuôi gia đình ông Hai bán rắn, làm anh em với thằng Cò và làm bạn với chú Võ Tòng. Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng.

Trả lời:

- Đoàn Giỏi (1925 – 1989)

- Quê: Tiền Giang

- Ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” viết cho lứa tuổi thiếu nhi, được tái bản rất nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng nước ngoài.

         Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

- Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa An và tía nuôi với chú Võ Tòng ở căn lều của chú giữa rừng U Minh.

- Đoạn trích có các nhân vật: An, tía nuôi của An, chú Võ Tòng. Trong đó, chú Võ Tòng là nhân vật chính.

- Võ Tòng là người cương trực, dũng cảm, hào hiệp.

- Việc thay đổi ngôi kể làm việc kể chuyện được linh hoạt hơn và giúp cho việc khắc họa chân dung, tính cách nhân vật Võ Tòng khách quan, chân thực thực hơn. 

- Một số yếu tố mang đậm màu sắc Nam Bộ trong văn bản:

+ Ngôn ngữ, dùng các đại từ xưng hô như tía, má, anh Hai, chị Hai…cách nói khiêm tốn, thân mật của người Nam Bộ nhai bậy, các từ ngữ chỉ sự vật…

+ Phong cảnh: rừng tràm, rừng nhiều hồ.

+ Tính cách con người: chất phác, thật thà, can trường, gan dạ.

+ Nếp sinh hoạt.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

- Nội dunh chính: Bằng việc phối hợp hai loại ngôi kể, sử dụng ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ, văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” đã khắc họa nhân vật Võ Tòng với tính cách cương trực, dũng cảm, hào hiệp.

Soạn bài Người đàn ông cô độc giữa rừng - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần 1 tạo nên cảm giác về một bối cảnh như thế nào?

Trả lời:

Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) tạo nên cảm giác về một bối cảnh vắng vẻ, hoang sơ.

Câu 2 (trang 16 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những chi tiết về nhà cửa, cách ăn mặc và tiếp khách, … gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng?

Trả lời:

Hình ảnh chú Võ Tòng hiện lên là một người đàn ông cô độc, từng trải. Cách tiếp khách của chú cho thấy đây là một người chất phác, hào sảng, trọng tình trọng nghĩa.

Câu 3 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể.

Trả lời:

Dấu hiệu về sự chuyển đổi ngôi kể là người kể không xưng “tôi” và gọi nhân vật Võ Tòng là “gã” chứ không phải “chú” như phần (1), (2).

Câu 4 (trang 17 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chuyện Võ Tòng giết hổ hé mở điều gì về tính cách, cuộc đời nhân vật?   

Trả lời:

Chuyện Võ Tòng giết hổ cho thấy tính cách dũng cảm, gan dạ và nhanh nhạy của anh, đồng thời hé mở về một cuộc đời gian truân, éo le.

Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Liên hệ hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược với việc đánh hổ của Võ Tòng.

Trả lời:

Hành vi chống trả tên địa chủ ngang ngược và việc đánh hổ cho thấy chú Võ Tòng là một người đàn ông gan dạ, chính trực. Sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, không sợ cường quyền.

Câu 6 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý cách uống rượu và lời nói của chú Võ Tòng với tía nuôi “tôi”.

Trả lời:

- Uống rượu mạnh mẽ “rót rượu ra bát, uống một ngụm, trao bát sang cho tía nuôi”.

- Lời nói tự tin và đầy khát khao chiến đấu: “Con dao găm … Phải không anh Hai?”

Câu 7 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện điều gì?

Trả lời:

Câu nói cảm ơn trang trọng của ông Hai và lời đáp của chú Võ Tòng thể hiện sự hào sảng và tốt bụng, quý mến mọi người của Võ Tòng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể về việc gì? Đoạn trích có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

- Văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng kể vể việc gặp gỡ giữa An và tía nuôi với chú Võ Tòng ở căn lều của chú giữa rừng U Minh.

- Đoạn trích có các nhân vật:

+ “tôi” - An, tía nuôi An và chú Võ Tòng

+ chú Võ Tòng là nhân vật chính.

- Nhan đề văn bản gợi lên hình ảnh chú Võ Tòng – người đàn ông sống một mình trơ trọi giữa rừng.  

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đặc điểm tính cách nhân vật Võ Tòng được nhà văn thể hiện trên những phương diện nào? Hãy vẽ hoặc miêu tả bằng lời về nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em.

Trả lời:

Nhân vật Võ Tòng hiện lên qua lời kể của nhân vật chủ bé An, qua lời nhận xét của má nuôi An và qua các lời nói, hành động, cử chỉ của chính mình. Đặc điểm tính cách của nhân vật được thể hiện trực tiếp qua các phương diện sau:

+ Ngoại hình (ở đoạn “Chú cởi trần ... nữa chứ!” và hàng sẹo chạy từ thái dương xuống cố): thể hiện sự phong trần, “kì hình dị tướng”.

+ Lời nói: với An - thể hiện sự thân mật, suồng sã; với tía nuôi của An – thể hiện sự thân tình nhưng vẫn giữ được sự lễ độ.

+ Hành động: trước khi đi tù (hiền lành, yêu thương vợ, cương trực, khảng khái), sau khi đi tù về và ở trong rừng (giỏi võ, mạnh mẽ, dũng cảm, chất phác, thật thà, tốt bụng, căm thù giặc Pháp và lũ hèn nhát, đốn mạt).

+ Ngoài ra, tính cách nhân vật còn được thể hiện gián tiếp qua các phương diện nơi ở và cách bài trí trong ngôi nhà, thói quen trong sinh hoạt,...

→ Nhìn chung, Võ Tòng là người cương trực, dũng cảm, hào hiệp.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa lời kể theo ngôi thứ nhất (xưng "tôi") với lời kể theo ngôi thứ ba trong việc khắc hoạ nhân vật Võ Tòng.

Trả lời:

Việc kết hợp ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi”) với lời kể theo ngôi thứ ba không chỉ làm cho việc kể chuyện được linh hoạt hơn mà còn giúp cho việc khắc họa chân dung, tính cách nhân vật Võ Tòng được khách quan, chân thực hơn ở nhiều góc nhìn khác nhau (cả trực tiếp và gián tiếp).

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Hãy nêu một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,...) trong văn bản để thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ.

Trả lời:

Một số yếu tố mang đậm màu sắc Nam Bộ trong văn bản:

- Ngôn ngữ: dùng các đại từ xưng hô như tía, má, anh Hai, chị Hai, bả; cách nói khiêm tốn, thân mật của người Nam Bộ: nhai bậy; các từ ngữ chỉ vật: heo, bếp cà ràng, xuồng, mụt măng, khám, giầm, …

- Phong cảnh: cây tràm, rừng nhiều hổ.

- Tính cách con người: chất phác, thật thà, can trường, gan dạ.

- Nếp sinh hoạt: xuồng buộc lên một gốc gây tràm, nấu bằng bếp cà ràng, uống rượu với khô nướng, …

Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người của vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao.

Trả lời:

- Có thể thấy, đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng giúp ta hiểu thêm về con người Nam Bộ. Cụ thể là những người như ông Hai, bà Hai (tía và má nuôi của An), nhân vật “tôi” và đặc biệt là chú Võ Tòng, … Đó là những con người sống chan hòa với thiên nhiên, tính cách trung thực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài, anh dũng, luôn vì nghĩa lớn, …

- Chi tiết mà em thích nhất là: Chi tiết chú Võ Tòng đánh hổ vì nó toát lên khí chất dũng cảm, mạnh mẽ và không sợ nguy hiểm của con người Nam Bộ.

Câu 6 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu lên những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.

Trả lời:

Bằng việc đan xen và lồng ghép 2 ngôi kể (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba) kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ, văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi) đã kể về cuộc gặp gỡ của cậu bé An với chú Võ Tòng – một người đàn ông cô độc giữa rừng U Minh vùng Tây Nam Bộ. Qua đó người đọc cảm nhận được chú Võ Tòng không chỉ là người giản dị, mộc mạc, chân thành mà còn là người thẳng thắn, cương trực, dũng cảm, hào hiệp, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Đây cũng chính là nét đẹp của người dân miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Buổi học cuối cùng

Thực hành đọc hiểu trang 27

Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Tự đánh giá: Bố của Xi-mông

1 3,350 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: