Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 2,866 16/09/2022
Tải về


Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân; tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

- Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy (nếu có).

Trả lời:

- Về tác giả Ê-dốp:

+ Ê-dốp (khoảng 620-564 trước Công nguyên) là một nhà văn Hy Lạp. Ông sinh ra là một người nô lệ. Ê-dốp là nô lệ cho một người có tên là Xanthus, sống tại đảo Samos.

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

+ Ê-dốp đã để lại cho nhân loại một kho tàng truyện ngụ ngôn đồ sộ cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Với đa số nhân vật là những con vật đã được nhân cách hóa, truyện ngụ ngôn Ê-dốp hàm chứa những thông điệp sâu sắc mà giản dị, được chuyển tải đến người đọc bằng giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Cuối một số chuyện còn là những thông điệp ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa nhằm nhắn nhủ bạn đọc những chân lí giản dị trong cuộc sống.

- Trong thực tế cuộc sống, cá nhân em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này. Em hay so bì với chị gái về những công việc nhà mẹ giao cho hàng ngày.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính:

Vào một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Răng, Miệng, Tay, Chân phải làm việc vất vả. Họ cảm thấy bất công vì Bụng chỉ biết hưởng thụ. Họ quyết định đình công để Bụng cũng phải làm việc. Chỉ vài ngày sau, tất cả đều cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực. Họ nhận ra Bụng cũng làm việc chứ không phải lười biếng và tất cả lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa. Câu chuyện đưa ra bài học rằng sống trong tập thể phải biết chung sức đoàn kết, tránh đố kị lẫn nhau dẫn đến chia rẽ.

Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn.

Trả lời:

do khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn là Răng, Miệng, Tay, Chân thấy mình phải cong lưng làm lụng trong khi anh Bụng chỉ việc ung dung chén tràn mà không mất công sức gì.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

Trả lời:

Các thành viên cơ thể từ chối làm những công việc mà bình thường họ vẫn làm:

+ Tay bỏ hẳn việc ham gắp thịt

+ Miệng chối từ nhất quyết không xơi

+ Răng không việc, được ngồi chơi

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết quả cuối cùng thế nào?

Trả lời:

Kết quả:

+ Tay: người rã rời, oặt ẹo

+ Miệng: khô đắng ngắt cả ngày

+ Chân: mệt mỏi không mang nổi thân gầy đói ăn.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời:

Khổ thơ cuối chính là bài học nhắc nhở về tinh thần đoàn kết đồng lòng, chung sức, để mọi thứ được diễn ra bình yên; không nên kèn cựa, tức bực nhau.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời:

Vào một ngày đẹp trời, các bộ phận trên cơ thể gồm Răng, Miệng, Tay, Chân phải làm việc vất vả. Họ cảm thấy bất công vì Bụng chỉ biết hưởng thụ, ung dung chén tràn. Tức thì, bốn bọn họ liền họp bàn tại chỗ và nhanh chóng quyết định đình công để anh Bụng cũng phải làm việc. Mấy ngày ấy, Tay bỏ hẳn việc ham gắp thịt, Miệng thì chối từ nhất quyết không xơi còn Răng không có việc gì làm nên được ngồi chơi thảnh thơi. Nhưng chỉ sau mấy hôm, tất cả đều chẳng thăng hoa, sung sướng tẹo nào mà ngược lại đều cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực. Tay thì rã rời, oặt ẹo; Miệng thì khô đắng ngắt cả ngày còn anh Chân thì run rẩy, không mang nổi thân gầy đói ăn. Tất cả lúc này mới nhận ra Bụng cũng làm việc chứ không phải lười biếng chỉ việc ngủ không như họ nghĩ. Từ đó Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân lại chung tay đoàn kết làm việc, sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.

Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học, …)

Trả lời:

- Điểm giống nhau giữa truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân và các truyện ngụ ngôn đã học (Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường):

+ Về đề tài: Đều lấy đề tài gần gũi, thể hiện suy ngẫm về những bài học luân lí ở đời.

+ Về nhân vật: Đều mượn con vật, con người, cơ thể người để xây dựng nhân vật.

+ Về cách kể: Ngắn gọn, ít tình tiết.

+ Về bài học: Nêu lên bài học nhằm giáo dục, khuyên răn con người về cách sống, lối đối nhân xử thế.

- Điểm khác nhau:

+ Về đề tài: Truyện Ếch ngồi đáy giếng ngầm phê phán sự tự cao tự đại của con người, truyện Đẽo cày giữa đường ngụ ý phê phán kẻ không có chính kiến của bản thân, còn truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân phản ánh cách đối nhân xử thế: sống trong tập thể, phải biết hòa đồng, không nên tự cho mình là quan trọng mà thiếu đi sự đoàn kết.

+ Cách kể: hai truyện ngụ ngôn đã học thuộc thể văn xuôi còn Bụng và Răng, Miêng, Tay, Chân theo thể văn vần.

+ Về nhân vật: Truyện Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường mượn con ếch và người thợ mộc để xây dựng nhân vật còn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân mượn chính bộ phận cơ thể người để xây dựng nhân vật.

+ Về nội dung: Truyện Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người còn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân nêu lên lối ứng xử giữa người với người được rút ra từ thực tiễn cuộc sống.

+ Về bài học:

Ếch ngồi đáy giếng: phê phán những kẻ thiếu hiểu biết, tầm nhìn hạn hẹp nhưng luôn tự cao, tự đại, đồng thời khuyên răn mọi người cần phải biết khiêm tốn, học hỏi để nâng cao nhận thức của bản thân.

Đẽo cày giữa đường: khuyên nhủ mọi người cần biết giữ lập trường quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình.

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: khuyên răn mọi người khi sống trong tập thể thì mỗi cá nhân cần có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết nương tựa vào nhau; đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau, dẫn đến sự chia rẽ.

Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời:

Bài học rút ra: Trong tập thể, mỗi cá nhân phải có ý thức đoàn kết, góp phần tạo nên sức mạnh, biết tương tựa vào nhau, gắn bó, hợp tác với nhau để cùng tồn tại, đừng tự cho mình là quan trọng mà đố kị lẫn nhau dẫn đến sự chia rẽ và thất bại.

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

- Cả hai truyện đều mang thông điệp về sự đoàn kết nhưng mỗi truyện lại có phong cách kể khác nhau dựa trên sức sáng tạo của tác giả.

 

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân

Khác nhau

- Là truyện ngụ ngôn của Việt Nam.

- Các nhân vật gồm: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

- Được kể bằng hình thức văn xuôi.

- Là truyện ngụ ngôn của Ê-dốp.

- Các nhân vật gồm: Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân.

- Được kể bằng văn vần.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

Kể lại một truyện ngụ ngôn

Tự đánh giá: Thầy bói xem voi

Tự đánh giá: Tục ngữ

1 2,866 16/09/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: