Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Ngắn nhất Cánh diều
Với soạn bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Đọc trước truyện Đẽo cày giữa đường, tìm đọc những truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện này.
- Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau, em sẽ suy nghĩ và hành động như thế nào?
Trả lời:
- Truyện có ý nghĩa và bài học tương tự như Đẽo cày giữa đường là Treo biển.
- Trước một sự việc, hiện tượng có nhiều ý kiến khác nhau em sẽ suy nghĩ khách quan theo nhiều góc nhìn và giữ vững lập trường, quan điểm, không dao động trước ý kiến của người khác, biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn. Hành động sau khi đã phân tích kĩ tình huống trong mối quan hệ với các sự vật khác.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bằng cách xây dựng nhân vật, tạo bối cảnh độc đáo, truyện “Đẽo cày giữa đường” ngầm phê phán những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý hoàn cảnh của người thợ mộc.
Trả lời:
- Hoàn cảnh của người thợ mộc:
+ Dốc hết vốn mua gỗ làm nghề đẽo cày.
+ Cửa hàng ở ngay vệ đường nhiều người qua lại và ghé vào xem anh ta đẽo cày.
Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lý ra sao?
Trả lời:
Người thợ mộc được góp ý:
- Phải đẽo cho cao, cho to thì mới dễ cày.
- Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày.
- Mau đẽo to gấp đôi, gấp ba để voi cày phá hoang, bán được lãi.
Sau mỗi lời góp ý, anh ta lại hấp tấp làm theo mà không tự suy xét lại mục đích, kế hoạch bản thân đã đề ra lúc đầu.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?
Trả lời:
- Ngày qua tháng lại không ai đến mua cày. Gỗ của anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà mà. Khi anh ta hiểu cả tin người là dại thì đã quá muộn.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy nêu bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.
Trả lời:
Bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường kể về người thợ mộc dốc hết vốn liếng mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Do cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường nên có nhiều người thường ghé qua xem anh ta đẽo cày và góp ý.
Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
Trả lời:
Khi được mọi người góp ý, người thợ mộc đều làm theo một cách mù quáng mà không có chính kiến để cân nhắc, xem xét xem góp ý ấy có đúng hay phù hợp với công việc của mình như thế nào. Điều đó sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp.
Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma.”?
Trả lời:
Người thợ mộc không sai khi biết lắng nghe ý kiến góp ý của mọi người. Nhưng do không có lập trường, suy nghĩ không chín chắn, không biết kết hợp giữa ý kiến góp ý của mọi người với suy nghĩ của chính mình để cân nhắc, lựa chọn nên phải chịu hậu quả “vốn liếng đi đời nhà ma”.
Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
Trả lời:
- Những bài học có thể rút ra từ truyện Đẽo cày giữa đường:
+ Câu truyện muốn khuyên nhủ mọi người biết giữ lập trường, quan điểm vững vàng, kiên định và bền chí để đạt được mục tiêu của chính mình.
+ Khi đứng trước một quyết định của bản thân, chúng ta không nên dao động trước ý kiến của người khác và phải biết lắng nghe một cách chọn lọc, có cân nhắc, suy nghĩ đúng đắn.
- Ý nghĩa chính của thành ngữ Đẽo cày giữa đường: hàm ý chê những kẻ không có lập trường, chính kiến của bản thân, luôn thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì.
Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
Trả lời:
- Liên hệ một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường. Ví dụ: Có những kiểu người “ba phải”, nghe ai nói đúng hay sai gì cũng gật đầu mà không có chính kiến của bản thân nên bị mọi người chê trách.
- Bạn A trong giờ làm bài kiểm tra, khi làm bài xong quay sang trái thấy B làm khác mình, A bèn sửa lại cho giống B. Khi sửa xong quay sang C thì lại thấy C làm khác, A lại sửa giống C. Kết quả khi trả bài kiểm tra thì bài của A mới là đúng.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1)
Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều