Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn nhất Cánh diều

Với soạn bài Cây tre Việt Nam Ngữ văn lớp 7 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 7.

1 4912 lượt xem
Tải về


Soạn bài Cây tre Việt Nam

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Xem lại khái niệm tùy bút ở phần Kiến thức Ngữ Văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc tùy bút các em cần chú ý

+ Đề tài của bài tùy bút (ghi chép về ai, về sự việc gì?)

+ Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút.

- Đọc trước bài Cây tre Việt Nam được dùng làm lời bình cho bộ phim tài liệu cùng tên các các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre (tượng trưng cho đất nước và con người Việt Nam), bộ phim ca ngợi cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp (1946-1954) của dân tộc ta.

Trả lời:

- Đôi nét về tác giả Thép Mới

+ Thép Mới (1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, sinh ra ở thành phố Nam Định, quê gốc ở quận Tây Hồ, Hà Nội.

+ Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

+ Ông là một nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, chuyên viết về đề tài Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

+ Các tác phẩm chính: Kháng chiến sau lũy tre, trên đồng lúa (bút kí, 1947), Hữu nghị (bút kí, 1955), Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin (thuyết minh phim, 1980), Cây tre Việt Nam.

Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

- Hoàn cảnh ra đời: Viết năm 1955 (là lời bình cho bộ phim tài liệu “Cây tre Việt Nam” do các nhà điện ảnh Ba Lan thực hiện sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi).

- Một số vấn đề:

+ Đề tài của bài tùy bút: viết về cây tre Việt Nam (giới thiệu, sự gắn bó, trường tồn cùng dân tộc)

+ Những cảm xúc, suy tư, nhận xét, đánh giá của tác giả rất chân thực, xúc động.

+ Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút: trân trọng, yêu quý cây tre và con người Việt Nam.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bằng giọng văn biểu cảm, ngôn ngữ giàu chất thơ, văn bản “Cây tre Việt Nam” đã ngợi ca cây tre, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người và dân tộc Việt Nam.

Soạn bài Cây tre Việt Nam - Ngắn nhất Cánh diều (ảnh 1)

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Điểm giống nhau giữa tre, nứa, trúc, mai, vầu là gì?

Trả lời:

Tre, nứa, trúc, mai, vầu cùng một mầm non mọc thẳng.

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý tác dụng của việc lặp lại cụm từ “dưới bóng tre”

Trả lời:

Lặp lại cụm từ “dưới bóng tre” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa cùng sự xuất hiện của cây tre trong đời sống con người Việt Nam.

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Câu kết phần (2) khái quát điều gì?

Trả lời:

Câu kết phần (2) khái quát tre gắn bó với con người thủy chung suốt cuộc đời.

Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần (3) là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của phần (3): Tre gắn bó với con người Việt Nam trong sản xuất, chiến đấu, đời sống, học tập.

Câu 5 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn này

Trả lời:

Biện pháp tu từ nhân hóa, điệp ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh, làm nổi bật hình ảnh tre gắn bó với con người như thế nào; tạo nhịp điệu cho câu văn, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 6 (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn này.

Trả lời:

Tác dụng của biện pháp điệp trong đoạn Nhạc của trúc... của trúc, của tre: gợi hình ảnh cánh diều và âm thanh sáo tre, sáo trúc vang trời.

Câu 7 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính của phần (4) là gì?

Trả lời:

Tre vẫn là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.

Câu 8 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đoạn kết toàn bài muốn khẳng định điều gì?

Trả lời:

Khẳng định những nét đẹp phẩm chất, khí phách của cây tre cũng chính là những phẩm chất cao quý của con người Việt Nam.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nội dung chính mà tác giả muốn làm nổi bật qua bài tùy bút này là gì?

Trả lời:

Tác giả mượn hình ảnh cây tre Việt Nam để nói lên những cảm xúc, suy nghĩ của mình về con người Việt Nam, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bền bỉ, thủy chung, sống có tình, có nghĩa, …

Câu 2 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Những câu hoặc đoạn văn nào thể hiện rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về cây tre Việt Nam?

Trả lời:

Ví dụ về một số đoạn văn như:

+ Muôn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông …. Anh hùng chiến đấu!

+ Ngày mai. Trên đất nước này, … Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.

Câu 3 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài tùy bút Cây tre Việt Nam.

Trả lời:

- Biên pháp tu từ nhân hóa được sử dụng gần như toàn bài, nhất là đoạn: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh dùng chiến đấu!”.

→ Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa chủ yếu nhằm biểu đạt sự thân thiết, tre với người như một; tre là người và người như tre, cũng chung những hành động và phẩm chất cao đẹp như nhau.

- Biện pháp điệp ngữ, điệp cấu trúc: “Nhạc của trúc, nhạc của tre … vang lưng trời”.

→ Tác dụng: Tạo nhịp điệu bay bổng, lên xuống uyển chuyển, mềm mại không chỉ của âm thanh mà còn là hình ảnh bay lượn của những con diều sáo những trưa hè.

Câu 4 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dẫn ra một hoặc hai câu văn mà em cho là đã thể hiện rõ đặc điểm: Ngôn ngữ của tùy bút rất giàu hình ảnh và cảm xúc.

Trả lời:

Ví dụ đoạn văn:

“Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi, … Đâu đâu ta cũng có nứa, tre làm bạn. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu, tre cũng sống. Ở đâu, tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre ấy trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.”.

→ Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ chính là nhờ giàu hình ảnh và cảm xúc, nói cách khác, hình ảnh và cảm xúc là phương tiện để thể hiện chất thơ ấy.

Câu 5 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hình ảnh cây tre trong bài tùy bút tiêu biểu cho những phẩm chất nào của con người Việt Nam? Nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Trả lời:

- Tác giả mượn hình ảnh “Cây tre Việt Nam” để nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về con người Việt Nam; ca ngợi những phẩm chất cao đẹp: anh dũng, cần cù, bền bỉ, thủy chung, sống có nghĩa, có tình, …

→ nội dung của bài tùy bút có ý nghĩa rất sâu sắc; vì chỉ qua hình ảnh cây tre mà nói lên được chính xác và sinh động về con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Câu 6 (trang 57 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy dẫn ra một số bằng chứng để thấy tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống con người Việt Nam.

Trả lời:

- Trong cuộc sống ngày nay tre, nứa vẫn gắn bó thân thiết với đời sống của nhân dân Việt Nam: măng tre làm thực phẩm, làm vật liệu xây dựng, sử dụng trong y học, đồ thủ công mĩ nghệ, …

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Người ngồi đợi trước hiên nhà

Thực hành tiếng Việt trang 62

Trưa tha hương

Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc

Trao đổi về một vấn đề

1 4912 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: